【kết quả la liga mexico】Tàu thăm dò tỷ đô tiếp cận thành công quỹ đạo sao Mộc
TheàuthămdòtỷđôtiếpcậnthànhcôngquỹđạosaoMộkết quả la liga mexicoo thông tin báo Vnexpress đưa theo Reuters, Juno bắt đầu vận hành động cơ chính để làm chậm tốc độ, nhờ đó tàu vũ trụ có thể chịu sức hút từ lực hấp dẫn của sao Mộc và bay theo quỹ đạo hành tinh. Phi thuyền Juno rời Trái đất cách đây 5 năm để phóng vào vũ trụ từ Florida, Mỹ, cần bay tới vị trí chuẩn xác, nổ động cơ chính đúng thời điểm và vận hành động cơ trong 35 phút để Juno trở thành con tàu vũ trụ thứ hai trong lịch sử quay quanh sao Mộc.
Tàu thăm dò đã phải thực hiện kỹ thuật khó khăn để giảm tốc độ, đủ cho phép nó được kéo vào quỹ đạo và sử dụng phanh hiệu quả trong việc làm chậm với tốc độ 542 m/s. Nếu bất kỳ hoạt động nào ở trên bị sai lệch dù chỉ một chút, Juno có thể bị cạn kiệt năng lượng và không hoàn thành nhiệm vụ trị giá một tỷ USD.
Trong nhiệm vụ khoa học kéo dài 20 tháng, Juno sẽ bay theo quỹ đạo hình trứng. Mỗi vòng quỹ đạo kéo dài 14 ngày. Cuối cùng Juno cũng đã tiếp cận thành công và đi vào quỹ đạo của sao Mộc vào lúc 23 giờ 18 phút ngày 4/7 theo giờ Mỹ (tức 10 giờ 18 phút sáng 5/7 theo giờ Việt Nam). Các tín hiệu gửi về đều xác nhận mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch của NASA.
Đội Juno hò reo khi tàu thăm dò đi vào quỹ đạo của sao Mộc
“Juno, chào mừng đến sao Mộc” là dòng chữ được chiếu trên màn hình trung tâm điều khiển tại Pasadena, California, Mỹ. Đội Juno đã reo hò và ôm lấy nhau, chúc mừng cho thành công mang tính cách mạng của hàng không vũ trụ, mở ra chương mới về khám phá các hành tinh trong hệ Mặt trời.
Trong khi đó, báo VNtinnhanh trích nguồn BBC cho biết, Juno sẽ quan sát xuyên qua lớp mây dày bao phủ hành tinh, lập bản đồ từ trường khổng lồ của nó và thăm dò phía sau vùng khí quyển hỗn loạn để tìm dấu hiệu của lõi đặc bên trong. Con tàu cũng sẽ tìm kiếm nước trong khí quyển dày của sao Mộc, yếu tố chính để suy đoán hành tinh khí khổng lồ này hình thành cách Mặt Trời bao xa.
Nguồn gốc sao Mộc ảnh hưởng nhiều tới vị trí và quá trình phát triển của những hành tinh còn lại trong hệ, bao gồm Trái Đất với môi trường thuận lợi cho sự sống tiến hóa. Sao Mộc có kích thước đủ lớn để chứa 1.300 Trái Đất, quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách lớn hơn Trái Đất 5 lần. Tuy nhiên, hành tinh có thể hình thành ở một nơi khác và gia nhập vào hệ Mặt Trời, đồng thời đẩy những hành tinh khác nhỏ hơn ra xa.
Juno sẽ quay quanh sao Mộc và quan sát sâu bên trong hành tinh này. Ảnh: NASA
Lực hấp dẫn khổng lồ của sao Mộc làm chệch hướng nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch có nguy cơ va chạm vào Trái Đất cũng như các hành tinh ở vành trong hệ Mặt Trời.
Các nhà khoa học sử dụng tàu vũ trụ để quan sát sâu bên trong sao Mộc. Họ cho rằng, cấu trúc và tính chất hóa học trên sao Mộc là dữ liệu quan trọng để khám phá sự phát triển hệ thống năng lượng của Hệ Mặt trời. Giới nghiên cứu vẫn còn thắc mắc dưới đám mây dày đặc của sao Mộc là gì? Liệu nó có một lõi rắn hay không? Lượng nước trong bầu khí quyển của hành tinh này là bao nhiêu?
Juno sẽ cố trả lời những câu hỏi đó bằng những bức ảnh và dữ liệu thu về từ sao Mộc. Tàu sẽ bay quanh hành tinh và cố né tránh vành đai bức xạ nguy hiểm nhất. Quỹ đạo sao Mộc hình elip và Juno phải mất 53 ngày để hoàn thành một vòng quay.
"Chúng tôi đang nghiên cứu về tự nhiên, cách sao Mộc hình thành và những gì có thể cho chúng ta biết về lịch sử Trái Đất hay nơi chúng ta ra đời", Scott Bolton, nhà khoa học đứng đầu dự án Juno tại Viện nghiên cứu Southwest ở San Antonio, Mỹ, cho biết. “NASA đã làm được điều tuyệt vời một lần nữa. Chúng tôi đang ở đó, trên quỹ đạo của sao Mộc. Chúng tôi đã chinh phục sao Mộc”, Scott Bolton vui sướng thốt lên.
Sao Mộc là hành tinh khí lớn nhất hệ Mặt trời. Ảnh: NASA/BBC
NASA kỳ vọng Juno có thể cung cấp những bức ảnh cận cảnh đầu tiên về sao Hỏa vào ngày 27/8. Trong cùng ngày, các thiết bị khoa học trên tàu sẽ được khởi động để chạy thử nghiệm. Trước đó, con tàu vũ trụ duy nhất bay vòng quanh sao Mộc là tàu thăm dò Galileo.
Bảy chiếc tàu thăm dò vũ trụ khác của Mỹ từng bay ngang qua sao Mộc trong các nhiệm vụ khảo sát ngắn trước khi hướng tới nơi khác trong hệ Mặt Trời. Juno sẽ phải di chuyển theo quỹ đạo hình elip ngang qua quãng đường 4.800 km phía trên đỉnh những đám mây bao quanh sao Mộc và trong tầm ảnh hưởng của vành đai phóng xạ cực mạnh của hành tinh.
Các máy tính và thiết bị khoa học độ nhạy cao trên tàu được đặt ở hầm titan nặng 180 kg có tác dụng bảo vệ. Trong khi quay 37 vòng quanh quỹ đạo sao Mộc, Juno sẽ tiếp xúc với 100 triệu tia X, theo Bill McAlpine, chuyên gia kiểm soát phóng xạ của dự án. Theo dự kiến, con tàu vũ trụ do Lockheed Martin chế tạo sẽ tồn tại trong 20 tháng. Ở vòng quay cuối cùng, Juno sẽ rơi xuống khí quyển sao Mộc, bị vỡ vụn và bay hơi.
Tương tự Galileo, con tàu quay quanh sao Mộc 8 năm trước khi rơi xuống hành tinh năm 2003, thời khắc cuối cùng của Juno được thiết kế để ngăn ngừa mọi vi khuẩn có nguồn gốc từ Trái Đất lây nhiễm sang mặt trăng Europa của sao Mộc, nhằm mục tiêu nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Trung Quốc vừa hoàn thành siêu kính viễn vọng lớn nhất thế giới(VietQ.vn) - Trung Quốc chính thức hoàn thiện kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới nhằm săn tìm dấu vết sự sống ngoài hành tinh và khám phá không gian.(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng thành tích của đội tuyển bóng đá nữ
- ·Trong chưa đầy 2 tháng, Thuduc House đã bổ nhiệm Chủ tịch mới lần thứ 3
- ·Chủ tịch Quốc hội nêu bài toán khó trong phòng chống bạo lực gia đình
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Startup Coolmate gọi vốn thành công 1,1 triệu USD, muốn IPO năm 2025
- ·Những công trình thiết thực xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh
- ·Gojek liên kết với MoMo, tích hợp ví điện tử vào ứng dụng
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Lâm Đồng lập Tổ công tác đối thoại, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·PV Power (POW) báo cáo lỗ quý IV 116 tỷ
- ·Vietnam Airlines đề xuất mở đường bay đón công dân Việt Nam tại Ukraine từ Ba Lan, Rumani
- ·Startup chăm sóc sức khỏe Việt vừa được rót vốn 20 triệu USD
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Tăng cường hợp tác toàn diện Việt
- ·Kế hoạch lợi nhuận của FPTS năm 2022 tiếp tục đi lùi 6,3%, thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 20%
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Nới trần giờ làm thêm: “Giằng co” giữa 60 và 72 giờ/tháng