【bang xep hang bong phap】Dạo chơi biển Tân Phụng
Với địa thế núi non và biển cả hữu tình,ạochơibiểnTacircnPhụbang xep hang bong phap làng biển Tân Phụng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) là một địa chỉ du lịch văn hóa còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định.
Một chuyến dạo chơi trên biển Tân Phụng, du khách sẽ khám phá những danh thắng độc đáo như Mũi Rồng, Bãi Bàm, Đá Dựng hay tham quan chợ cá buổi sớm…
Cảnh lặn nhum thường ngày khi nước triều xuống ven biển Tân Phụng - Ảnh: Tiến Thành |
Từ thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (cách Quy Nhơn khoảng 70km), du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy tiếp khoảng 13km sẽ đặt chân tới làng biển Tân Phụng, xã Mỹ Thọ.
Người dân mến khách nơi đây đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi đến Mũi Rồng - một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này. Đó là một ghềnh đá màu đỏ, nhô ra biển chừng 20m, ở chính giữa ghềnh đá là một khoảng trống, có một hòn đá lớn nhô lên ngày đêm nước biển xô vào rồi trào ra miệng như rồng phun nước.
Men theo con đường mòn dưới núi Gò Dưa xanh ngút ngàn cỏ cây, hay con đường biển lô xô hàng vạn tảng đá nhiều hình khối, kích thước (còn gọi là bãi Ngang), sẽ tới hải đăng Hòn Nước. Ngọn hải đăng được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên vịnh Vũng Mới, hoạt động trong nhiều năm, từng trở thành một phế tích vì bị thiên nhiên hủy hoại. Mãi đến những năm 1990 hải đăng mới được xây dựng lại. Năm 1997 công trình hoàn thành và được đặt tên mới là hải đăng Hòn Nước theo tên của hòn đảo nhỏ trong vịnh Vũng Mới.
Hải đăng có tháp đèn cao 16,2m được xây bằng đá có màu xám sẫm, độ cao của tâm sáng so với mực nước biển là 62,5m. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể phóng tầm mắt về dãy núi Gò Dưa huyền thoại hay chiêm ngưỡng toàn cảnh biển cả, tận hưởng những luồng gió mát dịu thổi từ biển vào bờ.
Bình minh Mũi Rồng - Ảnh: Tiến Thành |
Đường đến hải đăng Hòn Nước - Ảnh: Tiến Thành |
Trẻ con Tân Phụng tắm và ngắm biển khi nước triều rút xa bờ - Ảnh: Tiến Thành |
Cận cảnh Mũi Rồng - Ảnh: Tiến Thành |
Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, khu vực Bãi Trước, thôn Tân Phụng còn có một làng chài lâu đời. Những tư liệu lịch sử còn ghi từ thời văn hóa Sa Huỳnh, những người Việt đã di dân đến Tân Phụng tiếp thu kinh nghiệm và văn hóa biển của người Champa, kết hợp văn hóa của hai dân tộc để tạo nên nét văn hóa biển đặc sắc.
Mỗi người mỗi việc: đàn ông giong thuyền đi biển đánh bắt, đàn bà ở nhà đi chợ bán cá. Nhà cửa, ngõ xóm ở đây đều nhỏ nhắn, núp dưới hàng dừa nghiêng nghiêng tỏa bóng êm đềm. Buổi sớm, ở phiên chợ cá có đến 99% là phụ nữ mua bán trong chợ.
Vào buổi chiều khi nước triều rút xuống, dọc bờ biển Bãi Trước lại lô nhô những ghềnh đá phủ rong rêu xanh hay một bãi cát mịn vàng để thanh niên làng biển đá banh. Du khách cứ thế thong dong dạo bộ trên dải cát mịn hay ngắm nhìn những con thuyền nhỏ xinh nằm phơi mình dưới hoàng hôn.
Và nói như ông Huỳnh Chiên, 70 tuổi, một lão ngư chân chất, sắc sảo có tiếng ở làng biển này: “Chính sự thơ mộng và hữu tình của biển Tân Phụng đã khiến không ít khách xa phương “nặng mối tình” bằng những vẫn thơ hay:
Sơn thủy ngàn xưa vốn hữu tình
Ngắm về Tân Phụng vẻ xinh xinh
Rừng dương gió thôi nghe dào dạt
Mặt nước lanh lanh vỗ bập bềnh
Biển Phụng khoe tài đua sắc gấm
Di rồng vang tiếng vạn lời tranh
Hỡi trời khéo vẽ chi nên cảnh
Khiến khách xa phương nặng mối tình".
Sớm mai ở chợ cá Tân Phụng - Ảnh: Tiến Thành |
Chim hải âu chao nghiêng trên biển Tân Phụng khi chiều xuống - Ảnh: Tiến Thành |
Trẻ con Tân Phụng tắm và ngắm biển khi nước triều rút xa bờ - Ảnh: Tiến Thành |
Từ trên hải đăng Hòn Nước có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh núi non và biển cả Tân Phụng - Ảnh: Tiến Thành |
Theo truyền thuyết, Mũi Rồng xưa kia nguyên là một khối, hình giống vi cá chép, dân địa phương còn gọi là "Đá vảy rồng". Đời nhà Đường, viên tướng Cao Biền đã đi tìm những nơi đất có vượng khí ở nước ta để trấn yểm, trong đó có Mũi Rồng. Cao Biền thấy Mũi Rồng có linh khí kết tụ bèn phù phép chém đứt để trừ hậu họa. Long mạch bị chém đứt, vảy rồng rơi, máu rồng đổ. Máu rồng đọng lại tạo thành những hòn đá son nhỏ nằm lẫn trong cát. Loại đá son này rất cứng. Khi mài với nước thì ra màu thắm đỏ, khi cầm không dính tay nên được truyền tụng loại son trời cho. Ngày xưa, học trò khắp nơi về đây để lấy loại đá về làm son cho thầy chấm bài. Ngày nay, tinh ý ta vẫn có thể tìm thấy những hòn son màu đỏ nằm lẫn trong cát biển. |
(Theo TTO)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ca nhiễm Covid
- ·Dự án đường trục phía Nam Hà Nội sẽ hoàn thành trước năm 2025
- ·Kiểm toán nhà nước triển khai 129 nhiệm vụ trong năm 2023
- ·Đội bóng Cựu cầu thủ Việt Nam và những người bạn dự Giải Cựu cầu thủ Đông Nam Á
- ·Thuốc KOACT 625 chống nhiễm khuẩn bị xử phạt do không đạt chất lượng
- ·Thành phố Hàng Châu đã sẵn sàng cho Asian Para Games 2023
- ·Nhật Bản đối đầu Hàn Quốc ở chung kết Bóng đá Nam ASIAD 19
- ·Man City thắng dù bị dẫn hai bàn ở Champions League
- ·Khám phá tàu sân bay trực thăng Pháp neo đậu tại Bà Rịa
- ·Lộ dần phương án đầu tư đường sắt Tháp Chàm
- ·Hai sản phẩm bảo hiểm mới giúp khách hàng chủ động bảo vệ tài chính toàn diện
- ·Hà Nội sẽ ghi tên người can thiệp vi phạm giao thông báo về đơn vị công tác để xử lý
- ·Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, tái định cư Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
- ·Đà Nẵng sẽ triển khai hai dự án giao thông trọng điểm trong năm 2023
- ·Kỷ niệm về Tổng Bí thư Đỗ Mười trong thời kỳ đổi mới
- ·Bình Dương được giao 21.817 tỷ đồng; 11.090 tỷ đồng xây cao tốc Khánh Hòa
- ·Vòng 4 Night Wolf V.League 2023
- ·Ba dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh sẵn sàng chờ ngày khởi công
- ·Tọa độ chụp ảnh Tết xưa 'cực chất' ở miền Tây
- ·Quy định chi tiết về thành phần, thẩm quyền của Hội đồng Giám định y khoa các cấp