【ti so truc tuyen 7m】Châm cứu: coi chừng châm xong cấp cứu
Nhiễm trùng máu vì kim châm
Ngày 23/2,âmcứucoichừngchâmxongcấpcứti so truc tuyen 7m thông tin từ khoa hồi sức tích cực bệnh viện 175, TPHCM cho biết đang điều trị bệnh nhân nam T.V.S., 38 tuổi, ngụ ở Bình Phước, nhập viện trong tình trạng bị nhiễm khuẩn huyết và tổn thương gan nặng. Người nhà anh S. cho biết, anh S. bị đau lưng từ lâu, dịp tết vừa rồi xuất hiện thêm tình trạng nhức mỏi chân trái.
Nhiều lần đi phòng mạch tư chích thuốc giảm đau nhưng không khỏi, anh S. đã nghe theo chỉ dẫn của một người quen đi châm cứu ở một người chuyên châm cứu gần nhà. Khoảng hai giờ sau khi được châm cứu bằng kim, anh S. đau nhức dữ dội, chóng mặt, sốt cao, sức khoẻ biểu hiện nguy kịch... nên người nhà vội chuyển anh vào bệnh viện 175 cấp cứu.
Kết quả thăm khám, xét nghiệm phát hiện anh S. bị nhiễm trùng máu kéo theo tổn thương gan nặng, sốt cao và suy kiệt do viêm xương, viêm tuỷ xương tại đầu trên xương đùi trái, nhận định do châm cứu gây ra. Sau hơn mười ngày điều trị tích cực, dùng kháng sinh mạnh, truyền máu, huyết tương và nâng đỡ thể trạng... hiện sức khoẻ anh S. đã cải thiện.
Không phải ai cũng có thể chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu.
Phải đúng cách, đúng bệnh
Theo ThS.BS Trần Văn Năm, phó viện trưởng viện Y dược học dân tộc TPHCM, châm cứu là tên gọi của hai hình thức khác nhau: châm (dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định, gọi là huyệt), và cứu (dùng lá khô của cây ngải cứu đốt lên hơ nóng trên huyệt). BS Năm nói: “Không chỉ người Việt ưa chuộng cách điều trị không bằng thuốc này mà có cả khách du lịch hoặc chuyên gia ngoại quốc khi đến Việt Nam.
Điều đó chứng tỏ châm cứu có tác dụng trị bệnh thật sự”. BS Năm cho biết hiện phổ biến nhiều trường phái châm cứu như: thể châm (châm các huyệt trên cơ thể); nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai); diện châm (châm hoặc ấn các huyệt trên mặt); túc châm, thủ châm, tỵ châm…; châm tê, trường châm, mãng châm, chôn chỉ… Mỗi loại châm cứu đều có một hiệu quả nhất định trên một số dạng bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu của y học hiện đại đã ghi nhận châm cứu giúp phục hồi hệ kinh – mạch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể (sức đề kháng) nên có thể phòng và trị được bệnh.
Châm cứu áp dụng điều trị giảm đau trong các loại bệnh lý như: thoái hoá khớp, bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ, đau sau chấn thương, đau đầu migrain, đau do co thắt cơ trơn…; phục hồi liệt (di chứng tai biến mạch máu não, sau chấn thương, liệt thần kinh số 7 ngoại biên…); rối loạn giấc ngủ, căng thẳng (stress); tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng trong thẩm mỹ); tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây nghiện…) “Để châm cứu có hiệu quả tốt nhất, người thầy thuốc phải được đào tạo tốt, tự tin, có sức khoẻ, tập trung khi thao tác, bảo đảm nguyên tắc vô trùng y cụ. Đối với người bệnh cũng phải tin tưởng, tâm trạng thoải mái, không quá lo sợ, không ăn quá no, quá đói”, BS Năm nói.
Ai không nên châm cứu?
TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết mặc dù châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị một số loại bệnh, nhưng nếu không cẩn thận dễ gây ra những rủi ro. Nếu bác sĩ châm thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến liệt, teo cơ… Giống như kim tiêm, kim châm cứu cũng có thể lây bệnh nếu dùng chung mà không được hấp, tiệt trùng đúng cách. Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rát buốt, bác sĩ phải rút kim ra ngay lập tức bởi nếu châm sai vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong.
“Không phải ai cũng có thể chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu. Nếu thiếu hiểu biết và chưa có kinh nghiệm thì châm cứu có thể gây nhiều nguy hiểm. Để châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, viện châm cứu đã có xác nhận của bộ Y tế”, DS Anh lưu ý. Theo BS Năm, châm cứu có tác dụng tốt trong các trường hợp bệnh lý có căn nguyên rối loạn chức năng, các bệnh lý gây đau do thần kinh, co thắt cơ vân - cơ trơn, do liệt vận động, một số bệnh lý viêm không do vi trùng mạn tính.
Những trường hợp sau cần cẩn thận hoặc chống chỉ định châm cứu: người bệnh căng thẳng, sợ kim; tránh một số huyệt nhạy cảm khi người bệnh có thai; da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm; tránh các vùng có mạch máu lớn, bệnh lý rối loạn đông máu, hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu… “Người bệnh không hợp tác cũng không nên châm cứu vì kết quả sẽ kém”, BS Năm nói.
Theo Sài Gòn Tiếp thị
Thuốc giảm cân Slimming Factor bị thu hồi tại Úc(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng giảm mạnh nhất 1 năm sau cuộc gặp Mỹ
- ·Mất ngôi đầu ở thị trường Việt Nam, smartphone Samsung yếu thế?
- ·Cách tắt thông báo bài đăng trên TikTok
- ·Cách phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại
- ·Nhạt nhòa trên thương trường nhưng Cường Đô la đã tạo ồn ào trong lần 'dứt áo' QCG
- ·Trào lưu nhắn tin tình cảm với ChatGPT: Liệu con người có bị AI 'tán đổ'?
- ·Apple tiết lộ cách sạc iPhone qua đêm an toàn
- ·Cách tải video trên Safari về iPhone
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot 'nổ' lớn, một khách hàng trúng hơn 99,6 tỷ đồng ngày hôm qua
- ·Trung Quốc chế cát nhân tạo để giải cơn 'khát' cát
- ·Gian nan hành trình giải cứu Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
- ·Thiết kế iPhone 16 Pro lộ diện, màu đồng mới cực lạ mắt
- ·Công ty bình phong giúp Trung Quốc qua mặt Mỹ, thoải mái mua chip AI
- ·Làm sao để lời mời kết bạn chuyển sang theo dõi trên điện thoại trên Facebook?
- ·Khánh thành nhà máy nước giải khát Number One tại Hậu Giang
- ·Cách tắt thông báo bài đăng trên TikTok
- ·Tỷ lệ chuẩn của lá cờ Tổ quốc Việt Nam
- ·Cách giúp điện thoại Samsung luôn chạy mượt mà
- ·Có gì đáng chú ý ở mẫu xe có giá còn rẻ hơn một chiếc SH
- ·'Trào lưu' tạc tượng bạn đời của các tỷ phú công nghệ