【ket qua melbourne city】Festival Huế và những di sản “động đậy”
Điện Kiến Trung - nơi diễn ra lễ Khai mạc, Bế mạc Festival Huế 2024. Ảnh: Bảo Phước |
Nhận được nhiều lời ngợi khen và cảm phục nhất của Festival Huế năm nay là việc ban tổ chức đã chọn điện Kiến Trung làm sân khấu cho hai đêm khai mạc, bế mạc, đêm nhạc Trịnh Công Sơn cùng nhiều hoạt động bên lề khác.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Festival Huế, sân khấu của hai đêm khai mạc và bế mạc được đưa vào “trong Nội”, thay cho sân khấu truyền thống ở Kỳ Đài – Ngọ Môn.
Nhiều lời khen, là bởi điện Kiến Trung, chỉ qua hai đêm khai mạc và nhạc Trịnh Công Sơn đã mang đến cho công chúng một cảm giác rằng di tích này đang thực sự “sống lại” với những “động đậy” sau 72 năm hoang phế đúng nghĩa.
Thật ra thì những người tổ chức Festival Huế qua các thời kỳ, kể cả năm chẵn và lẻ, không phải ngẫu nhiên hay không có lý do gì đó đặc biệt khi quyết định chọn điện Kiến Trung hay Kỳ Đài, cung Diên Thọ, Bia Quốc Học, bờ sông Hương… để làm sân khấu cho các chương trình trong lễ hội.
Đó là một sự lựa chọn có chủ đích. Như ông Nguyễn Duy Hiền, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế từng nói là “chúng tôi muốn giúp cho các di sản của Huế cũng là những giá trị trường tồn của văn hóa Huế có thêm một sức sống mới lạ, được đẹp hơn, lung linh hơn, mang hơi thở hiện đại hơn, đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.
Rằng bảo tồn hay trùng tu, phục dựng nguyên vẹn một di sản như điện Kiến Trung để rồi không làm gì cả thì suy cho cùng đó cũng chỉ là một “di sản chết”. Điều này cũng chính là sự diễn giải cho chủ đề của Festival Huế là “di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” xuyên suốt từ mùa đầu tiên cho đến bây giờ”.
Vấn đề nữa là lâu nay, nhiều người hay lấy thước đo kinh tế như tiền bán vé, tài trợ… để cân đo đong đếm sự thành công hay chưa thành công của Festival Huế. Nhưng họ quên mất một điều, thước đo kinh tế của lễ hội, phải nhìn từ các con số của du lịch và những phần “ăn nên làm ra” của những người làm dịch vụ mà chúng ta không thể đong đếm.
Và quan trọng hơn nữa là Festival Huế, dù là sự kiện năm chẵn hay năm lẻ, một mùa hay 4 mùa thì cũng đã và đang mang lại những giá trị có tính “phục hưng” và trao truyền cho di sản nói riêng và văn hóa Huế nói chung không thể đo đếm bằng con số.
Còn nhớ hồi tháng 9/2023, trong chuyến thăm Quần thể di tích Cố đô Huế, trước thềm kỷ niệm 30 năm quần thể di tích này, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO - đã có những nhận xét rất xác đáng. Rằng di sản Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Công tác trùng tu di tích được tiến hành chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc Công ước quốc tế về bảo tồn di tích, Luật Di sản Văn hóa và các quy chế bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh, các quy định trong xây dựng cơ bản, đảm bảo chuẩn mực về bảo tồn, tính chân xác của các công trình.
Bà Audrey Azoulay cũng không hề “ngoại giao” khi nói rằng, những thành quả mà Huế có được trong lĩnh vực này, đặc biệt là hiểu biết của những người thợ đã và đang tham gia vào quá trình trùng tu, tôn tạo, phục dựng di sản “là vô cùng quý giá cần phải trao truyền cho thế hệ mai sau”.
Khi bà Audrey Azoulay nói những lời này trong Đại nội Huế, công trình điện Kiến Trung vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhưng để nói về sự “trao truyền” cũng như về sự hồi sinh, “động đậy” rất sống động của một di sản văn hóa cụ thể, thì không có công trình nào có thể làm ví dụ tốt hơn ngôi điện này với những gì đang diễn ra tại Festival Huế!
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trồng răng implant mất bao lâu thì lành?
- ·'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
- ·Sếp Duy Tân Recycling: Mỗi ngày gom 180 tấn chai nhựa thải ra môi trường
- ·5 mẫu ô tô điện giá trên 1 tỷ đồng
- ·Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để phát triển xanh, bền vững
- ·Hãng taxi 'nhẹ gánh' tới 30% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ sử dụng xe điện
- ·Chủ xe điện VinFast được gửi miễn phí, sạc miễn phí ở nhiều điểm
- ·Xe sử dụng khí nén CNG có thực sự 'xanh'?
- ·'Ước chi tui có 100 triệu để cứu vợ'
- ·Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?
- ·GĐ tự ý chuyển nhượng tài sản cho công ty của vợ
- ·Hàng loạt dòng xe điện sắp 'đổ bộ' thị trường Việt Nam
- ·Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh
- ·Giữ những thói quen này, xe đạp điện sẽ nhanh chóng xuống cấp 'không phanh'
- ·Tháp Thiên niên kỷ không xây, hãy làm chỗ chơi cho trẻ
- ·Những lý do người dùng nên rửa xe đạp điện, xe máy điện thường xuyên
- ·Làm thế nào để phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
- ·Hãng taxi 'nhẹ gánh' tới 30% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ sử dụng xe điện
- ·Ế vì ...xinh đẹp, giỏi giang
- ·Bước tiến lớn với pin silicon: Sạc siêu nhanh 2.000 chu kỳ, 80% trong 10 phút