【ket qua bong phap】Nhập, xóa điểm trường để nâng cao chất lượng giáo dục
Các cháu mầm non Hồng Thượng (A Lưới) trong ngôi trường khang trang
Sáp nhập trường học
Cách đây hơn 1 tháng ,ậpxóađiểmtrườngđểnângcaochấtlượnggiáodụket qua bong phap vào ngày 7/12/2020, UBND huyện A Lưới tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trường mầm non (MN) Hoa Ta Vai trên cơ sở sáp nhập Trường MN Hoa Ta Vai và Trường MN Hoa Đỗ Quyên. Trường MN Hoa Ta Vai được thành lập từ năm 1986, với tên ban đầu là Trường MN Liên Cơ Km91, năm 1997 đổi tên thành Trường MN Hoa Ban; đến tháng 10/2007, trường được xây dựng mới tại tổ dân phố số 5, thị trấn A Lưới và đổi tên thành Trường MN Hoa Ta Vai. Trong khi đó, Trường MN Hoa Đỗ Quyên được thành lập năm 1994.
Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD & ĐT, thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở GD &ĐT và các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục địa phương. Việc sắp xếp tổ chức, sáp nhập nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy tổ chức, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Sở GD &ĐT sắp xếp giảm 4 đơn vị, trong đó có Trường THPT Hương Giang sáp nhập vào Trường THPT Nam Đông vào tháng 11/2019. Các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng đã rà soát, sắp xếp một số trường MN, tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) theo hướng tăng quy mô, liên cấp, tinh gọn bộ máy quản lý, đặc biệt qua sáp nhập đã hình thành một số trường học nhiều cấp. Huyện Nam Đông sáp nhập Trường TH Thượng Nhật với Trường THCS Thượng Nhật thành Trường TH và THCS Kim Đồng có 2 điểm trường. Tính chung, năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 573 trường MN và phổ thông (giảm 8 trường so với năm học 2018 - 2019); 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
Cô và trò Trường tiểu học Nước Ngọt 1 (Phú Lộc)
Xóa các điểm trường lẻ
Cùng với sáp nhập một số trường, trên địa bàn toàn tỉnh cũng diễn ra quá trình sắp xếp lại nhiều điểm trường lẻ, nhất là các trường MN và TH phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục địa phương và quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia.
Phú Lộc là huyện có nhiều điểm trường nhất và cũng là địa phương làm tốt công tác xóa điểm trường lẻ. Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2014, toàn huyện 210 điểm trường, đến cuối năm 2020 giảm xuất còn 141 điểm trường; phấn đấu đến năm 2025, xuống còn 115 điểm trường. Số trường học trong toàn huyện, cũng giảm từ 69 trường (năm 2014) xuống 63 trường (năm 2020) và dự kiến 55 trường (năm 2025).
Đáng nói như Trường MN Đại Thành (xã Lộc An) từ 8 điểm trường giảm xuống còn 2 điểm trường, Trường TH vàTHCS Lộc Bình từ 5 cơ sở xuống còn 3 điểm trường. Trường MN xã Lộc Thủy có 17 lớp học nhưng có đến 13 điểm trường. Năm 2019, nhà trường quyết định làm một cuộc cách mạng, gom toàn bộ về điểm trường trung tâm ở thôn An Bàng. Trước năm 2004, Trường TH Nước Ngọt 1 (xã Lộc Thủy) có 5 điểm trường. Năm 2017 và 2018, trường lần lượt xóa các điểm lẻ Thủy Yên Thượng và Nam Phước Tượng, nay chỉ còn lại 3 điểm trường.
Năm 2021, số điểm trường ở huyện A Lưới cũng giảm từ 34 xuống 32 ở ngành học MN, 24 xuống 22 ở bậc TH và có 13 điểm trường ở bậcTHCS. Huyện Nam Đông cũng chỉ còn 5 điểm lẻ MN (Hương Phú 2, Hương Hữu 1 và Thượng Quảng 1).
Không xóa, nhập một cách cơ học
Dễ dàng nhận thấy ở các cơ sở giáo dục trong tỉnh là sau khi sáp nhập là đã giảm được đội ngũ quản lý và nhân viên, đồng nghĩa với việc tiết kiệm được ngân sách cho Nhà nước. Cơ sở vật chất có sự bù trừ cho nhau, hoàn chỉnh hơn. Nhiều trường sau sáp nhập đã khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên bộ môn kéo dài nhiều năm.
Đối với việc xóa các điểm trường lẻ còn bảo đảm được an toàn cho giáo viên và học sinh khi các cơ sở giáo dục này thường ở xa trung tâm, địa hình chia cắt và việc đi lại khó khăn. Ông Nguyễn Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường TH Nước Ngọt 1 (Phú Lộc) chia sẻ, việc sáp nhập điểm lẻ vào trường đã tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy và học, nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là đối những bộ môn đặc thù như tin học, âm nhạc… Trường TH Nước Ngọt 1 hiện nằm trong top 5 bậc tiểu học tiêu biểu của huyện Phú Lộc.
Thực tế cũng đặt ra nhiều vấn đề. Ví như trước khi được sáp nhập thành Trường MN Hoa Ta Vai, một trong hai trường là Hoa Đỗ Quyên vẫn chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Bà Văn Thị Diều, Hiệu trưởng Trường MN Hoa Ta Vai, thừa nhận: “Điều kiện cơ sở vật chất Hoa Đỗ Quyên trước đó vẫn còn hạn chế nên sau khi sáp nhập vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiếu phòng học, phòng chức năng xuống cấp. Đến năm 2023, sẽ đến giai đoạn công nhận lại của Trường MN Hoa Ta Vai, vì vậy sẽ cần phải đầu tư”.
Mới đây, Quốc hội đã có chất vấn về việc nhập trường cấp 1, cấp 2 vào thành trường phổ thông cơ sở, nhưng sau 10 năm thực hiện không có hiệu quả nên phải tách ra, liệu lần này có lặp lại tình trạng đó? Bộ trưởng Bộ GD &ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện triển khai Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; trong đó, có hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp các trường học, các điểm trường nhỏ lẻ, các trường phổ thông có nhiều cấp học…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, mỗi một cấp học có đặc thù khác nhau, tâm sinh lý của học sinh khác nhau. Do vậy, khi sắp xếp, phải đảm bảo được những yêu cầu về mặt chuyên môn sư phạm, khoa học. Trong hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 04 của Chính phủ thì các địa phương có thẩm quyền sắp xếp các trường học trên nhu cầu và điều kiện cụ thể chứ không phải sắp xếp một cách cơ học.
Thiết nghĩ, đó là vấn đề đặt ra trong việc nhập trường và xóa điểm trường lẻ, một nội dung cốt yếu trong sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nhằm thực hiện nhiệm “dạy tốt và học tốt” của ngành giáo dục và đào tạo địa phương.
Bài, ảnh: Huế Thu
(责任编辑:Cúp C1)
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Mẹ bán vé số dạo, con bệnh nguy kịch
- ·Trót lừa dối chồng một lần, giờ tôi gặp phải tấn bi kịch
- ·Tiếp tục lưu thông khi không có giấy tờ, người đi xe máy dễ bị xử phạt
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Tôi sợ osin cướp mất chồng mình
- ·Con dâu mới bỏ đi, mẹ anh mới tìm xin tôi tha thứ
- ·Con bệnh không tiền mua thuốc Tết nhất gì!
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Không mặc quân phục, công an có được đi kiểm tra hành chính không?
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Con chạy thận ròng rã 4 năm: mẹ nghèo kêu cứu
- ·Tiêu cực trong thu chi BHYT và những khuất tất ở Bệnh Viện Mắt Trung ương
- ·Thương người đàn ông một mình chăm 4 người thân bệnh tật
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Hoảng sợ khi bị đầu gấu đe dọa vì không trả được nợ vay nặng lãi
- ·Người mẹ bệnh thần kinh với bốn đứa trẻ mồ côi bố
- ·Vợ cũ không tiền, chồng có được giành quyền nuôi con cái
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Chồng đòi đãi tiệc công khai con riêng với ô sin