【kết quả hạng 2 mexico】Gói hỗ trợ tài khóa chú trọng tới bình đẳng, công bằng trong xã hội
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Như Quỳnh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, điểm khác biệt của các gói hỗ trợ tài khoá của Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới là chính sách hỗ trợ đã chú trọng tới bình đẳng, công bằng và người thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn.
PV:Thưa ông, Bộ Tài chính đang tham gia xây dựng dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, những gói hỗ trợ có ý nghĩa rất đặc biệt, ông đánh giá như thế nào về gói hỗ trợ lần này?
TS. Nguyễn Như Quỳnh |
TS. Nguyễn Như Quỳnh:Đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế. Để hỗ trợ DN, người dân, năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành một số chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, đồng thời ban hành theo thẩm quyền chính sách giảm mức thu đối với nhiều loại phí, lệ phí. Ước tính tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng.
Để tiếp tục hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2021. Tính đến ngày 30/6/2021, tổng số tiền thuế và thu ngân sách thực tế đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành khoảng 26,7 nghìn tỷ đồng.
Đại dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và hộ, cá nhân kinh doanh, đặc biệt DN có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ, đặt ra nhiều thách thức cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2021, cũng như tác động đến việc đảm bảo an sinh xã hội đối với người lao động trong các lĩnh vực này.
Vì vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, như chính sách giảm số thuế TNDN phải nộp của năm 2021; giảm số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động kinh doanh của quý III và quý IV/2021 đối với hộ, cá nhân kinh doanh; giảm thuế GTGT đối với một số nhóm lĩnh vực dịch vụ bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh; miễn tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…
Trong bối cảnh các DN, hộ, cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tôi cho rằng đây là những giải pháp hỗ trợ rất kịp thời, có ý nghĩa quan trọng giúp tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân. Thông qua việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, các chính sách này sẽ góp phần đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Nhìn chung, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất nêu trên là kịp thời, có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng trong năm 2021.
PV: Trên thực tế, người dân và DN hết sức mong chờ các gói hỗ trợ từ phía Chính phủ. Ông nhận định như thế nào khi có ý kiến cho rằng, các giải pháp khi được ban hành cần phát huy hiệu quả cao nhất, hỗ trợ kịp thời cho người dân, DN, giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết để có thể thực hiện ngay?
TS. Nguyễn Như Quỳnh: Để phát huy hiệu quả cao nhất của chính sách trong việc hỗ trợ người dân, DN, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, Bộ Tài chính đã tăng cường công tác tuyên truyền chính sách để các đối tượng trong xã hội có thể tiếp cận thông tin về các gói hỗ trợ tài khoá hiện nay.
Trình tự, thủ tục để nhận các chính sách hỗ trợ được đơn giản hoá và Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả nhất các chính sách hỗ trợ thời gian qua. Ngoài ra, công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chính sách hỗ trợ thời gian qua cũng đã được tăng cường.
PV: Là người làm công tác nghiên cứu, ông có thể cho biết những khác biệt của các gói hỗ trợ về tài khóa ở Việt Nam so với một số nước trên thế giới, thưa ông?
TS. Nguyễn Như Quỳnh:Xu hướng chính sách tài khóa của các quốc gia trên thế giới hiện nay là miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hỗ trợ người dân, DN chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản… hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho các cá nhân, hộ gia đình ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến thất nghiệp, giảm thu nhập và các khó khăn kinh tế khác. Trong khi đó, các nước đang phát triển như Indonesia, Lào, Myanmar…, do điều kiện khó khăn, việc hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 còn hạn chế, chưa thực hiện trên quy mô rộng.
Ở Việt Nam, mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn, cùng với các chính sách hỗ trợ về thuế nói trên, Chính phủ đã có các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ NSNN cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Số tiền đã thực hiện hỗ trợ năm 2020 là 16,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, dự kiến có trên 14,95 triệu người lao động được nhận hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp với tổng kinh phí ước tính trên 26 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ gián tiếp thông qua miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Việt Nam đã hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho những người lao động chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 như lao động bị nghỉ việc, lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, trẻ em… Do đó, điểm khác biệt của các gói hỗ trợ tài khoá của Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới là chính sách hỗ trợ đã chú trọng tới bình đẳng, công bằng, và người thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Triển khai nhiều giải pháp để nuôi dưỡng nguồn thu Vừa qua, nhiều ý kiến chia sẻ với Bộ Tài chính, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, thu ngân sách bị ảnh hưởng do DN gặp khó, kinh tế tăng trưởng chậm lại; nhưng cùng lúc lại thực hiện nhiều gói hỗ trợ đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trả lời câu hỏi, cần phải làm gì để triển khai cùng lúc 2 mục tiêu đó mà không “làm khó” Bộ Tài chính trong thực hiện các mục tiêu đề ra, TS. Nguyễn Như Quỳnh cho biết: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói trong xã hội. Do đó, việc thực hiện nhiều gói hỗ trợ về thuế, phí là cần thiết, nhằm đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ. Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, việc thực hiện các chính sách đó ảnh hưởng đến số thu ngân sách, tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu thu NSNN, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong ngắn hạn, thực hiện tăng cường quản lý thu NSNN, chống thất thu, trốn thuế, đặc biệt là nguồn thu từ các hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh tế phát sinh từ nền kinh tế số, nguồn thu từ tài sản, kinh doanh bất động sản. Trong dài hạn, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế trên cơ sở rà soát tổng thể hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung các khoản thuế chưa phù hợp thực tiễn; tăng thuế suất đối với các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng; rà soát, loại bỏ những ưu đãi thuế không còn phù hợp… Bên cạnh đó, khi các gói hỗ trợ tài khoá được áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các DN tích lũy vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Vải đầu mùa giá cao
- ·Tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao
- ·Rộn ràng đón nông thôn mới
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực công nghiệp đạt trên 15,8%
- ·Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long rớt giá mạnh
- ·Trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Tăng cường phối hợp xử lý nợ xấu
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Huyện Vị Thủy: Tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm
- ·Đồng Bằng sông Cửu Long: Chuyển hướng sản xuất theo tư duy kinh tế
- ·Phong phú giỏ quà tết
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Nỗ lực nâng cao thu nhập cho người dân
- ·Fitch: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh nhất khu vực
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh hoàn thành và vượt 5/5 chỉ tiêu
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Việt Nam tăng 3 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu