【ket qua baca】Tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng
Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với những định hướng chỉ đạo quan trọng trong cải cách chính sách BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Với hơn 50% lực lượng lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức, việc phát triển BHXH tự nguyện có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành mục tiêu này, vậy việc triển khai BHXH tự nguyện thời gian qua đã được BHXH Việt Nam triển khai như thế nào và đạt kết quả ra sao, thưa ông?
Chính sách BHXH đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, là một trong những thước đo đánh giá sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Phát triển BHXH không phải công việc của riêng ngành BHXH mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 28 thể hiện sự quan tâm sâu sắc toàn diện tới công tác BHXH nói chung và phát triển đối tượng tham gia BHXH, mở rộng diện bao phủ BHXH nói riêng. Là đơn vị được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội quan trọng này, khối lượng công việc ngành BHXH đảm nhận ngày càng lớn, nhất là việc phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng.
Sau 10 năm triển khai loại hình BHXH tự nguyện, đến nay, BHXH Việt Nam có gần 40.000 đại lý thu trên toàn quốc. Mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện phủ khắp đến tận thôn, xã. Hàng năm, BHXH Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện. Tính đến tháng 8/2018, tổng số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là 241.000 người, chiếm khoảng 0,56% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Độ bao phủ của BHXH tự nguyện cơ bản tăng liên tục qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 0,24%. Nếu như ở năm 2008, năm đầu tiên triển khai chính sách, cả nước mới chỉ có 6.110 người tham gia BHXH tự nguyện thì đến năm 2016, đã có 203.560 người tham gia, tăng hơn 33 lần so với thời điểm năm 2008. Từ năm 2008 đến năm 2015, số người tham gia BHXH tự nguyện năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chính sách BHXH tự nguyện ở nước ta đang có xu hướng phát triển.
Cùng với việc tăng số đối tượng tham gia, thu quỹ BHXH tự nguyện cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2008, tổng thu BHXH tự nguyện chỉ đạt trên 10 tỷ đồng thì đến năm 2017, số thu BHXH tự nguyện đã đạt trên 1.121 tỷ đồng, tăng hơn 12 lần, trung bình mỗi năm tăng 123,4 tỷ đồng. Đặc biệt, từ khi thực hiện quy định mới của chính sách BHXH tự nguyện theo Luật BHXH năm 2014 áp dụng với người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu từ 10 năm đóng BHXH trở lên được đóng một lần cho số năm còn thiếu để được hưởng ngay lương hưu, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục có xu hướng tăng.
Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện cũng được bảo đảm, thể hiện trên số chi quỹ BHXH tự nguyện cũng tăng liên tục qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2016 tăng 527,075 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng 58,7 tỷ đồng. Tương ứng với đó là số đối tượng được hưởng các chế độ BHXH tự nguyện cũng gia tăng qua các năm. Cụ thể, số người hưởng lương hưu từ năm 2009 đến năm 2016 tăng 9.721 người, trung bình mỗi năm tăng 1.478 người… Trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, con số này tiếp tục có sự tăng trưởng.
Như ông vừa cho biết, số đối tượng tham gia và số tiền thu BHXH tự nguyện hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước, nhưng so với lực lượng lao động thuộc khu vực phi chính thức thì tỷ lệ còn rất thấp. Theo ông đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?
Tính đến hết tháng 7/2018, số người tham gia mới chỉ đạt 0,56% so với lực lượng lao động. Trong khi đó, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện chiếm trên 50% lực lượng lao động cả nước. Như vậy, hàng năm ở nước ta có hàng triệu lao động hết tuổi lao động không có lương hưu, đây chính là khó khăn rất lớn cho người cao tuổi và chính sách ASXH chưa được bảo đảm. Trong số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, phần lớn là những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, họ đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu, số người tham gia mới, đặc biệt là nông dân và lao động trẻ chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số đối tượng tham gia.
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 mức đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của đa số người dân và trước năm 2018 chưa có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Từ ngày 1/1/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn rất thấp trong khi thu nhập của người lao động ở nông thôn thấp, không ổn định, vì vậy không thể thúc đẩy tăng nhanh đối tượng tham gia, kể cả khi có hỗ trợ từ nhà nước.
Mặt khác, đa số người dân Việt Nam chưa có thói quen tham gia BHXH khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già, mặc dù nhu cầu mong muốn tham gia, hưởng là rất cao. Cũng theo báo cáo kết quả khảo sát của Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội năm 2016, chỉ có 10,9% số người được hỏi sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện vì có đủ khả năng tài chính; 18,5% số người được hỏi cho biết sẽ tham gia BHXH tự nguyện nếu biết nhiều thông tin hơn về chính sách và có đủ điều kiện; 21,0% số người được hỏi cho biết chỉ tham gia BHXH tự nguyện nếu nhà nước bắt buộc tham gia; 38,1% số người được hỏi cho biết sẽ tham gia BHXH tự nguyện nếu được nhà nước hỗ trợ mức đóng...
Trong tổ chức thực thi chính sách cũng còn có những bất cập: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự có những đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức, phương thức. Đồng thời, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH chưa thường xuyên, thiếu quan tâm, có nơi coi đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan BHXH. Kỹ năng tuyên truyền, vận động của một bộ phận đại lý thu còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp....
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết 28 là đến năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, BHXH Việt Nam còn có những biện pháp nào, thưa ông?
Nghị quyết 28 với những chỉ tiêu về phát triển BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những nỗ lực và quyết tâm chính trị rất lớn. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, ngày ngày 3/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương. Đây chính là định hướng chỉ đạo hết sức quan trọng để cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện. Với vai trò là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, BHXH Việt Nam sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng rà soát, tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi cơ chế, chính sách BHXH tự nguyện theo hướng linh hoạt, hấp dẫn hơn với người tham gia; mở rộng thêm các chế độ BHXH ngắn hạn; linh hoạt hơn trong phương thức đóng, mức đóng, mức hỗ trợ; sửa đổi quy định về thời gian tối thiểu tham gia để được hưởng chế độ hưu trí với mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, tạo cơ hội để nhiều người hơn được hưởng lương hưu…
Hai là, chỉ đạo BHXH các địa phương bám sát tiến độ thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, chủ động tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những tồn tại, hạn chế nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; đưa ra các giải pháp nhằm tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH; tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có điểm thu BHXH tự nguyện, có nhân viên đại lý thu; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Ba là, ngành BHXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện mà nhiệm vụ quan trọng nhất là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức tuyên truyền; chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH một cách đồng bộ, khoa học hơn và bài bản hơn.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, trong đó chú trọng công tác phát triển đối tượng và giải quyết chế độ BHXH; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia, đặc biệt là BHXH tự nguyện, tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng chính sách.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quý 1, thu nhập bình quân người lao động tăng 1 triệu đồng/tháng
- ·Quảng Ninh đồng ý cho Liên danh nhà đầu tư nghiên cứu 3 siêu dự án trên 10 tỷ USD tại Vân Đồn
- ·Dự án Xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên
- ·Cần vệ sinh mặt đường để bảo đảm an toàn giao thông
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- ·Thẩm định chủ trương đầu tư Bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng)
- ·Sốt sắng đầu tư dự án biến rác thành điện năng
- ·Bình Dương giành HCV võ cổ truyền thế giới
- ·Thắng Lợi Group được vinh danh tại giải thưởng quốc tế APEA 2022
- ·Quảng Nam đề xuất xây dựng Khu công nghệ cao: Không thể vội vàng
- ·Từ chối đăng kiểm nếu trên 50% diện tích xe có màu sơn khác đăng ký
- ·Khai mạc giải bóng đá ấp, khu phố huyện Dầu Tiếng
- ·Giải ngoại hạng Anh, Tottenham
- ·HLV Park Hang Seo loại 5 cái tên đầu tiên
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2022
- ·Bộ Giao thông dừng đánh giá, xếp hạng năng lực các nhà thầu tư vấn, xây lắp
- ·Hải Phòng: Thêm một cây cầu nữa được đưa vào sử dụng
- ·Gamuda Land Việt Nam mong muốn tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài
- ·Chính phủ quyết liệt gỡ ‘sợi dây vô hình’ trói tay, trói chân doanh nghiệp
- ·ASIAD 2018: Điền kinh Việt Nam vươn tầm châu lục