会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả hạng nhì anh】Libya liệu có trở thành “Syria 2.0” của Nga?!

【kết quả hạng nhì anh】Libya liệu có trở thành “Syria 2.0” của Nga?

时间:2025-01-11 12:23:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:272次

Vì sao Nga tỏ ra “trung lập” về vấn đề Libya?ệucótrởthànhSyriacủkết quả hạng nhì anh

Khi cuộc khủng hoảng ở Libya ngày một "nóng" lên, Nga lên tiếng một cách trung lập và chừng mực.

libya lieu co tro thanh syria 20 cua nga
Cuộc khủng hoảng ở Libya ngày một “nóng” lên khi các bên tiếp tục giao tranh quyết liệt. Ảnh: Reuters

Trong một chuyến thăm gần đây tới Ai Cập, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định "công việc của Nga là giúp những người dân Libya vượt qua những khác biệt về quan điểm, đồng thời tiến tới một thỏa thuận ổn định để hòa giải giữa các bên".

Đầu tuần này, phát ngôn viên điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ sử dụng mọi cơ hội có thể để kêu gọi các bên tránh đổ máu và tránh gây thương vong cho dân thường.

Ngày 4/4/2019, lực lượng của tướng Khalifa Haftar đã tiến hành một cuộc tấn công vào thủ đô Tripoli của Libya. Đây là nơi đặt trụ sở của các cơ quan chính phủ của Thủ tướng Fayez Sarraj được quốc tế công nhận. Phe chính phủ đã cáo buộc động thái của ông Haftar là một cuộc đảo chính.

Tình hình ở Libya hiện nay được coi là sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc nội chiến Libya nổ ra năm 2014. Cuộc chiến này đã chấm dứt thời kỳ lãnh đạo của ông Muammar Gaddafi và để lại khoảng trống quyền lực mà các phe phái khác nhau đều muốn lấp đầy.

Hiện nay, Libya bị chia rẽ bởi 2 lực lượng chính trị - quân sự giữa một bên là quốc hội ở phía đông do Tướng Haftar lãnh đạo Quân đội Quốc gia Libya hậu thuẫn với một bên là chính phủ lâm thời Libya được quốc tế công nhận và được lực lượng dân quân ở thủ đô và các khu vực lân cận bảo vệ.

Trước bối cảnh xung đột leo thang ở Libya, Nga dường như đang tránh đứng về một bên cụ thể.

"Đây là một tình thế ngoại giao rất nhạy cảm với Nga", Viacheslav Matuzov - một nhà ngoại giao kỳ cựu hiện đang làm việc như một chuyên gia phân tích độc lập về Trung Đông nhận định.

Một phần lý do Nga tránh can dự trực tiếp vào Libya hiện nay là do các đồng minh và các đối tác của nước này đều ủng hộ các bên khác nhau trong cuộc xung đột. Thổ Nhĩ Kỳ và Algeria ủng hộ chính phủ ở Tripoli được Liên Hợp Quốc công nhận, trong khi Ai Cập và Saudi Arabia ủng hộ Tướng Haftar.

Ngoài việc liên quan đến cuộc xung đột ở Libya, cả Algeria và Ai Cập đều là những "khách hàng" hàng đầu mua vũ khí của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đối tác quan trọng của Nga trên trường quốc tế, cả trong cuộc chiến ở Syria lẫn trong bối cảnh rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Ankara và NATO - một liên minh quân sự mà Nga coi là mối đe dọa. Trên tất cả, Nga cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với Saudi Arabia khi 2 nước này đều là những "người khổng lồ" về dầu khí.

Ông Matuzov cũng cho rằng lý do chính Nga chưa can thiệp vào Libya là bởi Moscow lo ngại sự hỗn loạn ở Libya có thể khiến cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy và sẽ trở thành mối đe dọa về an ninh với Moscow.

Chiến sự Libya "căng như dây đàn"

Nhà phân tích quân sự độc lập Nga Pavel Felgenhauer nhận định rằng Libya là một "câu đố hóc búa" về ngoại giao của Moscow.

"Nga sẽ có những bước đi rất cẩn trọng trong cuộc xung đột này. Moscow sẽ không tuyên bố sự ủng hộ một cách công khai".

Tuy nhiên, trong khi ông Matuzov khẳng định rằng Nga sẽ giữ trung lập trong các tuyên bố chính thức thì chuyên gia Felgenhauer cho rằng "rõ ràng Moscow đang ủng hộ Tướng Haftar" một cách kín đáo - điều mà điện Kremlin đã lên tiếng phủ nhận.

Thực tế thì cả Tưởng Haftar và Thủ tướng Sarraj đều tới thăm Moscow nhưng ông Haftar dường như nghiêng về phía Nga nhiều hơn. Một video về cuộc gặp giữa Tướng Haftar và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho thấy ông Haftar đã thăm Nga 3 lần kể từ năm 2016 và thậm chí đã lên tàu đô đốc Kuznetsov của Nga vào năm 2017.

Felgenhauer tin rằng, điều khiến Tướng Haftar giành được ưu thế hơn là việc vị tướng này đang kiểm soát gần như tất cả các khu vực sản xuất dầu của Libya. "Đó là lý do khiến ông ấy quan trọng với Moscow", chuyên gia này nhận định.

Ông Felgenhauer cho biết, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc với Libya, Moscow vẫn có thể xoay xở để bán mặt hàng này cho Tướng Haftar. Theo một vài ước tính, sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Muammar Gaddafi năm 2011 khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD buôn bán vũ khí.

Ngày 7/4, Nga đã phản đối thông báo của Liên Hợp Quốc về việc hối thúc các lực lượng trung thành với ông Khalifa Haftar dừng các hoạt động tấn công vào thủ đô Tripoli, đồng thời tuyên bố thông báo này nên hối thúc tất cả các bên của Libya dừng giao tranh chứ không chỉ riêng bên nào cả. Nhà phân tích Felgenhauer coi động thái này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nga ủng hộ Tướng Haftar.

Nga âm thầm hoạt động ở Libya?

Theo các bài báo khác nhau, Nga có thể đang âm thầm hoạt động ở Libya. Cuối năm 2018, tờ nhật báo RBC của Nga dẫn nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng nước này cho biết có một số quân Nga đang hiện diện ở phía đông Libya.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga Matuzov cho rằng việc cử lính đánh thuê Nga tới Libya là điều bất khả thi, đồng thời cho rằng các tuyên bố này là một "sự hiểu lầm". Ông Matuzov giải thích các tay súng trong cuộc xung đột đứng về phe nào phụ thuộc vào "những diễn tiến trên thực địa" và Nga hoàn toàn không có lực lượng bí mật nào ở Libya.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Felgenhauer thì có quan điểm khác. Ông Felgenhauer cho rằng lính đánh thuê Nga có khả năng hiện diện ở Libya. "Bởi vì họ không quan hệ chính thức với chính phủ nên lực lượng lính đánh thuê cho phép Nga liên quan mà không can thiệp đến tình hình Libya. Điều này khiến họ có thể phủ nhận một cách khéo léo".

Libya liệu có trở thành Syria 2.0?

Thông báo của Nga đầu năm 2018 về kế hoạch rút quân khỏi Syria càng làm tăng thêm các đồn đoán về khả năng Nga triển khai quân sự ở Libya. Tuy nhiên, Nga sẽ không thể can thiệp trên quy mô lớn ở Libya như những gì nước này từng thực hiện cách đây 4 năm ở Syria, một phần bởi vì Moscow vẫn còn "chưa dứt" khỏi cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.

"Cuộc chiến ở Syria vẫn chưa kết thúc. Khả năng của Nga cũng có hạn", chuyên gia Felgenhauer nhận định.

Nhà ngoại giao Matuzov cũng đồng ý rằng Libya sẽ không trở thành Syria thứ 2 của Nga. Theo ông Matuzov, Nga sẽ không triển khai quân sự trên quy mô lớn tại Libya giống như Syria bởi: "Libya là một vũng lầy. Bất cứ ai rơi vào đều sẽ mắc kẹt trong đó"./.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
  • Ra mắt GoCar giữa dịch Covid
  • SHB ưu đãi 2.000 tỷ đồng tín dụng trung và dài hạn
  • Startup ứng dụng đầu tư số Việt vừa được Bloomberg điểm tên
  • Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
  • Đà Nẵng 'phác thảo' Trung tâm Điều hành và Giám sát an ninh mạng
  • Nhiều sản phẩm của Hàn Quốc bị làm giả tại thị trường Việt Nam
  • Làm gì để giảm nguy cơ trẻ em bị bắt nạt trực tuyến?
推荐内容
  • Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
  • Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong Google Chrome đang bị khai thác trong thực tế
  • Sắp khởi động chương trình đào tạo 10.000 cán bộ chuyển đổi số
  • Tài xế thất kinh nhìn xế hộp bị phóng hỏa
  • Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
  • Facebook cáo buộc một loạt công ty đánh cắp dữ liệu người dùng