【kết quả u20 mỹ】Việt Nam cần 80 tỷ USD xây dựng hệ thống giao thông
Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (IFT),ệtNamcầntỷUSDxâydựnghệthốnggiaothôkết quả u20 mỹ Trung tâm tài chính và phát triển châu Á- Thái Bình Dương (AFDC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), Trung tâm Phát triển học tập Tokyo phổi hợp tổ chức.
Trình bày tại hội thảo, GS. Byungho Oh (Trường KDI) nhận định, cơ sở hạ tầng giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, đến các tương tác về xã hội, việc sử dụng đất và là điều kiện cần thiết để một quốc gia cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đối với nền kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông đóng góp không phải từ sự tồn tại mà chính từ hoạt động và các giá trị từ dịch vụ mà nó đem lại.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Koichi Miyake - Cố vấn Dự án giao thông quốc tế - Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản nhấn mạnh, các nước đang phát triển cần phải ghi nhớ rằng, nên xây dựng chương trình hợp tác công - tư (PPP) hợp lý vì rất khó khăn cho tư nhân để mua toàn bộ vốn bao gồm cả chi phí đất cũng như chi phí xây dựng. Việc hỗ trợ công nên đi vào vốn đầu tư, không nên để mất cân bằng ở giai đoạn hoạt động, nhằm giảm số tiền trả lãi, nếu không, cơ cấu lợi nhuận của đầu tư sẽ xấu đi.
Ông cho rằng, để kiểm tra kế hoạch chi phí, bao gồm phần thanh toán của người hưởng lợi trực tiếp/gián tiếp và gánh nặng công dưới hình thức một cơ quan thực hiện cần xem xét đến tình hình kinh tế của từng nước, giai đoạn phát triển của từng ngành, từng nước và sự cân bằng giữa tính chất công với tính chất kinh doanh.
Tham gia trình bày tại đầu cầu Hà Nội, TS Phạm Đức Hồng - Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH và tái cơ cấu nền kinh tế. Mục tiêu của Việt Nam hiện nay là bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực cao.
Ông Hồng đánh giá, trong những năm qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, tạo dựng được những tiền đề quan trọng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Cụ thể, đường quốc lộ đã hoàn thành nâng cấp 14.000km, đường cao tốc xây dựng được 150km, năng lực của cảng hàng không lên tới hơn 40 triệu hành khách, càng biển có thể thông qua 300 triệu tấn hàng, trục đường sắt Bắc - Nam trên 1.700km đã rút ngắn thời gian từ 42 giờ xuống còn 29 giờ...
Theo tính toán, nhu cầu đầu tư hệ thống giao thông của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 cần khoảng 80 tỷ USD trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 40%.
Ông Hồng chia sẻ, hiện nay, Chính phủ đã và đang có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như: miễn, giảm thuế đất, thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu; chính sách tín dụng, bảo lãnh; hỗ trợ vốn trực tiếp cho dự án; hỗ trợ trong công nghệ nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo niềm tin chung; chính sách ưu đãi và nhu cầu lớn là cơ hội khá hấp dẫn, tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam trong thời gian tới.
Cùng diễn giải tại hội thảo, TS Li Chen - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Sở Tài chính TP. Thượng Hải- Trung Quốc giới thiệu những thành công của thành phố này trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông những năm qua.
Theo ông, bài học cần rút ra ở đây chính là cần tăng cường các cơ chế quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị; thiết lập một quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị bền vững; đa dạng hóa các nguồn tài trợ, đạt được sự đồng thuận xã hội và ổn định kinh tế về biểu phí; phân bổ rủi ro cho các bên liên quan một cách hợp lý.
Đây là hội thảo thứ hai nằm trong loạt hội thảo học tập từ xa trong khuôn khổ Mạng lưới học tập từ xa toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm mục đích tạo dựng một diễn đàn cho các chuyên gia và quan chức cải thiện môi trường đầu tư thông qua phát triển cơ sở hạ tầng để hình thành nên các khuyến nghị chính sách mang tính khoa học về vấn đề này.
Hồng Vân
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Trường đại học đầu tiên chốt thưởng Tết 2025, lao công nhận bằng mức hiệu trưởng
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc
- ·Đại học Kinh tế quốc dân trao bằng cho hơn 90 tân tiến sĩ 2024
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Ngày hội Hangeul năm 2024 – nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu với văn hóa Hàn Quốc
- ·Thủ lĩnh đội quân chim bồ câu độc nhất trong sử Việt là ai?
- ·Vị vua nào dẫn giặc vào xâm lược nước ta, sau bỏ mạng nơi đất khách?
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Di dời' hay 'di rời'?
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?
- ·Hàng nghìn sinh viên các trường đại học bị cảnh báo, buộc thôi học
- ·Ngày hội Hangeul năm 2024 – nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu với văn hóa Hàn Quốc
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·'Con tôi khóc cả đêm sau khi tham gia lễ hội Halloween ở trường'
- ·Lối sống 'thu nhập 2 tỷ, chỉ tiêu 1 triệu đồng' của thiên tài Toán gây tranh cãi
- ·'Dòng dã' hay 'ròng rã', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Đào tạo gắn với thực tiễn, 98% sinh viên ĐH FPT Hà Nội tốt nghiệp có việc ngay