【bxh ngoai hang】Lao động Trung Quốc đang bị robot 'chiếm lĩnh' với tốc độ nhanh nhất thế giới
Lao động Trung Quốc đang bị robot 'chiếm lĩnh' với tốc độ nhanh nhất thế giới
Trung Quốc có lực lượng robot lao động nhiều hơn 12,độngTrungQuốcđangbịrobotchiếmlĩnhvớitốcđộnhanhnhấtthếgiớbxh ngoai hang5 lần so với dự kiến, cho thấy công nhân nước này đang bị thay thế bởi robot với tốc độ nhanh nhất thế giới.
"Trung Quốc hiện chưa dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực robot, nhưng chỉ là vấn đề thời gian trước khi các công ty robot Trung Quốc dần bắt kịp các nước đi đầu", theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) có trụ sở ở Washington (Mỹ).
Việc thay thế con người bằng robot thường là để tiết kiệm chi phí nhân công. Theo đó, các nước phát triển có mức lương cao sẽ có tỷ lệ thâm nhập robot cao hơn các nước có mức lương thấp hơn.
Tuy nhiên, ITIF phát hiện ra rằng Trung Quốc đang sử dụng tự động hóa nhiều hơn dự kiến dựa trên mức lương công nhân được trả trong sản xuất, với việc sử dụng robot nhiều hơn 12,5 lần so với dự đoán. Ngược lại, Mỹ chỉ sử dụng 70% lượng robot mà họ nên sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy tốc độ sản xuất và triển khai robot ở Trung Quốc đang tăng nhanh chóng so với nước khác. Chính phủ Trung Quốc đặt ưu tiên phát triển ngành công nghiệp robot, điều này cho thấy các công ty chế tạo robot của nước này có khả năng sớm trở thành những nhà đổi mới hàng đầu.
"Trung Quốc hiện là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới. Năm 2022, 52% tổng số robot công nghiệp trên thế giới được lắp đặt tại Trung Quốc, tăng từ 14% so với một thập kỷ trước đó", Chủ tịch ITIF Robert D. Atkinson, tác giả của báo cáo cho biết.
Thị trường robot đang bùng nổ của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ. Nền kinh tế thứ hai thế giới có nền tảng sản xuất tốt và chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh. Nước này có khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển robot và phạm vi ứng dụng rộng lớn.
Robot hiện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực rộng lớn của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản xuất, hậu cần, khách sạn, y tế và xây dựng. Ông Atkinson cho biết: “Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc hiện lớn nhất thế giới, đây cũng là một lợi ích thúc đẩy việc áp dụng robot của Trung Quốc, vì ngành công nghiệp ô tô là khách hàng chính của lĩnh vực robot công nghiệp”.
Mặc dù là nước đi tiên phong trong lĩnh vực robot, nhưng Mỹ lại tụt hậu so với thế giới về xuất khẩu robot do thiếu đầu tư dài hạn. Các công ty hàng đầu hiện nay đến từ Đức, Nhật Bản và Thụy Sĩ. Trung Quốc thống trị về sản xuất và sử dụng robot.
"Trung Quốc đã là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới trong tám năm liên tiếp", ông Atkinson nói.
Theo ITIF, thị trường robot đang phát triển mạnh của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp lớn từ nhiều cấp chính quyền khác nhau, điều này đã khuyến khích việc áp dụng robot và công nghệ tự động hóa khác.
Nhu cầu to lớn và ngày càng tăng nhanh về tự động hóa công nghiệp đã tạo ra vô số công ty khởi nghiệp về robot, nhiều trong số đó có trụ sở tại thành phố Đông Quản (tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc), một khu vực nổi tiếng với ngành công nghiệp robot quy mô lớn.
Sự trỗi dậy của các công ty khởi nghiệp này báo hiệu những lợi thế và hiệu quả đáng kể về chi phí.
Giáo sư Li Zexiang tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, cho biết: "Các công ty ở Đông Quản có thể phát triển một sản phẩm công nghệ mới nhanh hơn 5 đến 10 lần so với Thung lũng Silicon hoặc châu Âu, với chi phí chỉ bằng 1/5 hoặc 1/4".
Báo cáo của ITIF cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp robot của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài, nhiều linh kiện được nhập khẩu chủ yếu từ các công ty ở Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ.
Bên cạnh sự tăng trưởng tích cực, báo cáo lưu ý đến hai lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn tụt hậu. Đầu tiên là phần mềm, chiếm khoảng 80% giá trị của robot và là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng cũng như tính linh hoạt của robot, vẫn là một điểm yếu của các công ty Trung Quốc.
Bên cạnh những hạn chế về phần mềm là thiếu sự sáng tạo. Nhiều sản phẩm tự động hóa của Trung Quốc trông tương tự như các sản phẩm của Fanuc ở Nhật Bản hay Boston Robotics ở Mỹ, cho thấy xu hướng sao chép nhiều hơn là phát minh độc đáo.
- ·Điều khiển xe máy gây tai nạn khi chưa có bằng lái
- ·Tỷ giá hôm nay (17/10): Đồng USD trong nước
- ·Sáng 4/8, Việt Nam có thêm 10 ca mắc COVID
- ·Truy vết, phát hiện triệt để và cách ly kịp thời
- ·Có 50 triệu đồng cứu người cha khỏi liệt
- ·BN 91 có thể rời khoa Chăm sóc tích cực chuyển sang phục hồi chức năng
- ·Israel tuyên bố chiếm cứ điểm Hamas, Mỹ điều thêm lính tới Trung Đông
- ·Giá vàng hôm nay (13/10): Thế giới tăng nhẹ, trong nước vượt xa mốc 70 triệu đồng/lượng
- ·Hà Nội: Đánh số nhà bằng cách ghi tên mình lên tường
- ·Lần đầu đóng thông liên thất bằng Hybrid thành công
- ·Thời gian quân ngũ có được tính để hưởng thâm niên nhà giáo?
- ·Sự lo âu của gia đình nông dân nghèo Thái Lan có con bị Hamas giam giữ
- ·Hamas thả thêm hai con tin, Mỹ điều cố vấn quân sự hỗ trợ Israel
- ·Can thiệp tim mạch khẩn thành công cho bệnh nhân COVID
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 2/2015 (Lần 3)
- ·Cưỡng chế nhiều doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ
- ·Mỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch
- ·Huy động các đơn vị y tế tư nhân đủ năng lực tham gia xét nghiệm COVID
- ·Hơn 43 triệu đồng đến với cô Thái Thị Hiếu
- ·Biên phòng Hà Tĩnh: Bắt 2 đối tượng vận chuyển thuê lượng lớn ma túy