【ti so truc】“Gỡ nút thắt” phát triển sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc những tháng cuối năm |
Mức độ phục hồi ngành công nghiệp còn chậm
Chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành nhận định: Nhìn vào bức tranh của ngành công nghiệp vẫn thấy rõ mức độ hồi phục còn chậm. Cụ thể khó khăn là tiếp cận vốn,ỡnútthắtpháttriểnsảnxuấthỗtrợdoanhnghiệpxuấtkhẩti so truc lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, do thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Có một thực tế, việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp khó khăn hơn lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận kém hấp dẫn, nhiều rủi ro. Điều đó dẫn đến số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn kém phát triển và ít ỏi như hiện nay. Theo đó cần tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc phát triển công nghiệp.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài phải có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư của xã hội cho phát triển công nghiệp phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài. Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có chuỗi sản xuất ngắn, thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, việc lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển phải đáp ứng các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan lợi thế của đất nước; là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế.
Nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp hiến kế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi ngành công nghiệp |
Song song với đó, cần phát triển hệ thống cụm liên kết ngành, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm, dưới sự dẫn dắt của một số tập đoàn công nghiệp đa quốc gia của Việt Nam có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh quốc tế và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Từ quý 4/2022 đến hết tháng 7/2023 ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn, thậm chí chưa khi nào khó khăn như vậy. Kim ngạch xuất khẩu giảm 14,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam ước đạt 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, giảm 9-10% so với năm 2022.
Nhận định về những khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải hiện nay trong công tác xuất khẩu, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Khó khăn trong xuất khẩu hiện nay cơ bản chỉ là ngắn hạn trong 3 tháng, 6 tháng, tối đa khoảng năm. Trong năm tới, triển vọng thị trường sẽ phục hồi tốt hơn. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng phải chủ động phối hợp cùng với hiệp hội ngành hàng để giải quyết tốt hơn bài toán đầu ra nhất là đơn hàng.
Tiếp đó, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn vốn gồm vốn vay ngân hàng và kênh khác kể cả phương thức chiết khấu bộ chứng từ trong trường hợp cần vốn ngay cho quay vòng sản xuất. Chủ động tiếp cận những gói hỗ trợ bao gồm tài khoá, tiền tệ của Chính phủ.
Hiện Chính phủ đã tung ra rất nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, theo tính toán sơ bộ các gói miễn giảm thuế, phí có quy mô khoảng 200.000 tỷ đồng trong năm nay. Cùng với đó là tăng cường áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số.
Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, chỉnh sửa thể chế liên quan Luật các tổ chức tín dụng cho phép cả trường hợp truy đòi từ hình thức chiết khấu chứng từ. Tạo ra hành lang pháp lý cho các cơ chế thử nghiệm với mô hình kinh doanh mới, trong đó có cả chuyện huy động vốn mới, ngân hàng số và các hình thức khác.
Tương lai không xa chúng ta sẽ phát triển Fintech (công nghệ tài chính). Hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mới chủ yếu phát triển dịch vụ thanh toán, một số dịch vụ cho vay chưa nhiều do lo ngại rủi ro. Do vậy doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chuẩn bị nghiên cứu, thích ứng.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, hệ thống tín dụng vẫn cần ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn bởi mức độ rủi ro ít hơn và có nguồn thu ngoại tệ vừa cho doanh nghiệp, ngân hàng và cho cả nền kinh tế.
Cần xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ thép nội
Không chỉ ngành dệt may, ngành thép trong nước cũng gặp khó khăn trước “cơn bão” thép giá rẻ từ Trung Quốc đổ bộ vào. Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kiến nghị, cần xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ thép Việt.
Cụ thể, ông Đa cho biết, hiện thép Trung Quốc đang được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam, khiến thép sản xuất trong nước liên tục phải giảm giá nhưng vẫn khó cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang ở giai đoạn khó khăn ngắn hạn. Từ đầu năm đến nay, thép trong nước đã trải qua 15 phiên giảm giá nhưng tiêu thụ vẫn khó, dự báo đà giảm giá chưa dừng lại.
Giá thép Trung Quốc nhập khẩu so với thép sản xuất ở Việt Nam có giá rất cạnh tranh. Điều này khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam dù đã giảm giá nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thép nước bạn. Theo số liệu của VSA, trong năm tháng đầu năm nay, thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng rất mạnh với 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% sản lượng thép nhập khẩu.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Các rào cản kỹ thuật được áp dụng rõ ràng tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh…. Cụ thể, các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia này đều yêu cầu có chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép này là ngăn chặn lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường khâu kiểm soát với thép nhập khẩu.
Trong khi đó, gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào. Đồng thời, các sản phẩm thép cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 theo quyết định của Bộ Công Thương nên không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác dẫn đến thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.
Vì vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam trước khi nhập khẩu. Đồng thời, tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.
Cần xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu và các bộ ngành tăng cường công tác cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hóa, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất trong nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Bài 1: Buôn đi bán lại… phải làm dâu xứ người
- ·Đỗ Mỹ Linh tổ chức tiệc sinh nhật trên sân golf
- ·"Nổ" quen biết nhiều lãnh đạo để lừa tiền làm sổ đỏ
- ·Lê Hoàng Phương: Thật tự hào khi Thanh Thủy là Miss International 2024
- ·Nhãn ép nhiệt
- ·Choáng với số tiền ở khách sạn một đêm của Ngọc Trinh
- ·Lo lắng của ông Nawat cho Miss Grand Myanmar
- ·Mưu tính lừa đại gia, nữ người mẫu cay đắng khi bị 'gài bẫy'
- ·Cảng Long Beach (Hoa Kỳ) và Cảng Quốc tế Long An (Việt Nam) ký kết Ý định thư thiết lập quan hệ
- ·Tin không vui nối tiếp đến với Hoa hậu Kỳ Duyên
- ·Hội chợ Khuyến mại 'Shopping Season' năm 2023: Cơ hội kết nối giao thương
- ·Người mẫu ề chề khi ly hôn chồng đổi lấy 350 tỷ đồng
- ·Nhan sắc Hoa hậu Ý Nhi thời học sinh làm dậy sóng
- ·Vợ thách thức, chồng vung dao, cả hai ra tòa mới hối hận thương 3 con
- ·Gần 971 tỉ đồng đầu tư nâng cấp, cải tạo Đường tỉnh 830C huyện Bến Lức
- ·Hoa hậu Ý Nhi có bị đánh giá thấp vì nâng ngực?
- ·Tin không vui của Thanh Thủy khi rớt giải phụ
- ·Trương Ngọc Ánh trả hết nợ
- ·Giá vàng hôm nay 2/8: Giá vàng thế giới đứng vững ở mốc 1963,5 USD/oz
- ·Ý Nhi đẹp lấn át khi đọ sắc với Hoa hậu quốc tế