【nhận định feyenoord】Phát triển nguồn nhân lực, sẵn sàng đón sóng đầu tư ngành vi mạch bán dẫn
Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn,áttriểnnguồnnhânlựcsẵnsàngđónsóngđầutưngànhvimạchbándẫnhận định feyenoord vi mạch “Nâng chất, tăng lượng" nguồn nhân lực ngành bán dẫn Tập trung yếu tố "sẵn sàng" chờ đón nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghệ cao Việt Nam đã sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới trong công nghiệp bán dẫn |
|
Đón sóng đầu tư
Theo các chuyên gia, trong khoảng một năm trở lại đây, ngành vi mạch bán dẫn trở nên rất nóng, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sang thăm Việt Nam vào tháng 9/2023 và ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Với mối quan hệ này, Việt Nam trở thành đối tác lớn trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn cho Hoa Kỳ. Nhiều chuyến thăm của lãnh đạo các tập đoàn vi mạch bán dẫn lớn từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã chọn điểm đến Việt Nam.
Đơn cử, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và lãnh đạo các DN bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ như: Intel, Qualcom, Ampere, ARM...; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ)… đã tới Việt Nam tìm hiểu thị trường. Các nhà đầu tư từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng tăng cường các chuyến công tác tới Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao. Điều này đã cho thấy chiến lược phát triển hệ sinh thái vi mạch bán dẫn đang hướng đến Việt Nam.
Chia sẻ về sự chuẩn bị của Việt Nam trong thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, với quyết tâm cao trong việc tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán dẫn hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn.
Chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng mới đầu tư vi mạch tại Việt Nam” diễn ra cuối tuần qua, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển thị trường vi mạch bán dẫn.
Tuy vậy, làm sao để nắm bắt cơ hội mới thúc đẩy ngành bán dẫn phát triển, một ngành công nghiệp trụ cột quan trọng của nền kinh tế số, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ là bài toán không hề đơn giản. Theo ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic, để tận dụng hoàn toàn tiềm năng mà Việt Nam đang có, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng để chuẩn bị đón đầu làn sóng đầu tư vi mạch mới tại Việt Nam.
Nhân lực chất lượng cao đóng vai trò then chốt
Ông Nguyễn Phúc Vinh, Ủy viên Ban chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TPHCM cho biết, chưa có quốc gia nào tự chủ hoàn toàn và khép kín chuỗi cung ứng, do đó vẫn còn rất nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia. Theo ông Vinh, nhu cầu về nhân sự thiết kế vi mạch khoảng 150-200 người/quý và cần khoảng 3 năm để có thể thiết kế độc lập (kỹ sư chính thức). Việc tham gia chuỗi cung ứng tại Việt Nam rất quan trọng, trong đó phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm và quyết định. Do đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách đột phá cho việc phát triển nguồn nhân lực vi mạch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Dẫn chứng về vai trò nhân lực chất lượng cao cho ngành vi mạch bán dẫn, ông Nguyễn Phúc Vinh cho biết, để thiết kế một con chíp hiện đại cho một ứng dụng nào đó cần nhóm khoảng 50 người mất 12 tháng thiết kế, phần sản xuất, đóng gói, kiểm thử khoảng 6 tháng và công đoạn kiểm tra trên bo mạch ứng dụng mất gần 6 tháng nữa. Chỉ cần một sai sót nhỏ, con chíp có thể bị bỏ đi, hàng chục triệu USD lẫn công sức làm việc của 50 người trong gần 2 năm trời đổ bỏ.
TS Nguyễn Minh Sơn, Trưởng khoa Kỹ thuật máy tính, trường Đại học công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM nhấn mạnh, vi mạch bán dẫn hiện nay phát triển như vũ bão, đã khác trước đây rất nhiều, với những con chíp siêu nhỏ chỉ bằng DNA mà người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Với tốc độ xử lý nhanh, các chip nhớ AI đang làm mưa làm gió, do vậy trong làm sóng đầu tư mới hiện nay cũng phải xác định đã khác trước và công tác đào tạo, tiên phong hàng đầu, cũng phải đáp ứng để giải bài toán phát triển này.
Theo TS Nguyễn Minh Sơn, nguồn nhân lực làm việc trong ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam cơ bản được các trường đại học quan tâm đầu tư trong vòng 10 năm qua thông qua các các hoạt động như mở chuyên ngành đào tạo, cải tiến chất lượng đào tạo và kết nối doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường đại học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này do sự thiếu đầu tư các trang thiết bị thực hành và thiết bị thí nghiệm trong công tác đào tạo.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, muốn nhanh chóng có lực lượng nhân lực bán dẫn hùng hậu thì hoàn toàn có thể đào tạo thời gian ngắn cho các sinh viên tốt nghiệp trong ngành điện tử viễn thông, đã có kinh nghiệm làm việc trong các công ty liên quan đến thiết kế vi mạch, bán dẫn. Những nhân lực này nếu được đào tạo lại đúng chuyên ngành bán dẫn sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế. Đào tạo lại những kỹ sư đã tốt nghiệp chuyên ngành gần bán dẫn là giải pháp nhanh chóng tăng lượng nhân lực ngành bán dẫn cung cấp cho thị trường.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhiều điểm mới tại Lễ hội Sông nước TP.HCM lần thứ 2
- ·Nên giữ tiền thế nào khi mỗi tháng dư 30 triệu đồng?
- ·BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024
- ·Lực lượng chức năng Nghệ An phát hiện đối tượng vận chuyển hơn 16kg pháo lậu
- ·Tiến tới dừng sản xuất, nhập khẩu phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An xúc tiến đầu tư hạ tầng giao thông tại Pháp
- ·Giá vàng sẽ giảm đến khi nào?
- ·Giá vàng sẽ giảm đến khi nào?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô đồ cổ 100 năm tuổi nhập lậu từ Pháp
- ·Giá cà phê hôm nay 15/11: Tiếp đà tăng mạnh
- ·'Hộ chiếu' cho nông sản
- ·Nên giữ tiền thế nào khi mỗi tháng dư 30 triệu đồng?
- ·Giá vàng hôm nay 19/11: Tăng dựng đứng, lấy lại mốc 2.600 USD/ounce
- ·Giá vàng sẽ giảm đến khi nào?
- ·6 điểm mấu chốt giúp bất động sản miền Tây gia nhập đường đua 2023 mạnh mẽ
- ·Unitel đặt mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào
- ·Giá Bitcoin vượt 93.000 USD, tiếp tục lập kỷ lục
- ·Giá vàng hôm nay 19/11: Tăng dựng đứng, lấy lại mốc 2.600 USD/ounce
- ·Xuân của niềm tin, hy vọng và phồn vinh
- ·Kiến nghị giảm thuế và lãi suất để phát triển nhà ở xã hội