【kro】Việt Nam tìm cách giảm thiểu tranh chấp đầu tư quốc tế
Phòng ngừa và giải quyết tốt các tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp nâng cao uy tín của thị trường Việt Nam |
Giảm tranh chấp,ệtNamtìmcáchgiảmthiểutranhchấpđầutưquốctếkro tăng lòng tin
Trong suốt ba thập kỷ qua, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài là một chủ trương lớn, nhất quán của Chính phủ. Tính đến tháng 5/2018, Việt Nam đã có quan hệ đầu tư với 127 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 25.600 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 323 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 179,12 tỷ USD, bằng 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí nước. Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu tiếp theo là Bình Dương, Hà Nội...
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cùng với xu thế hội nhập mạnh mẽ kèm theo các cam kết về bảo hộ đầu tư ngày càng rộng đã đặt ra vấn đề bảo đảm đối xử công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thực thi nếu các cơ quan trong bộ máy nhà nước không tuân thủ những quy định của pháp luật và cam kết quốc tế sẽ tiềm ẩn phát sinh những khiếu nại và có thể dẫn tới những tranh chấp đầu tư với Chính phủ. Khi đó, những hậu quả pháp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư.
Ông Thắng nhận định, trên thực tế số lượng các vụ khiếu nại, vướng mắc, tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan quản lý nhà nước và với Chính phủ đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức rà soát, thống kê tình hình khiếu nại, khiếu kiện và vướng mắc liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành và địa phương. Theo đó, các vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài liên quan chủ yếu tới lĩnh vực đất đai, thuế và tiền thuê đất, tranh chấp cổ đông, lao động, môi trường, quan hệ với cộng đồng dân cư địa phương, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; các vướng mắc khi thu hồi dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thu hồi đất, giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp, quyền khai thác khoáng sản...
“Các vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài nếu không được các cơ quan quản lý nhà nước phản hồi, giải quyết kịp thời và hiệu quả sẽ tiềm ẩn khả năng phát sinh thành tranh chấp quốc tế, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam” – Thứ trưởng Thắng nhấn mạnh.
Bởi vậy, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn mới không chỉ bao gồm các biện pháp để thu hút nhà đầu tư mới mà còn là các hoạt động hỗ trợ sau đầu tư của nhà nước đối với nhà đầu tư.
“Sự hài lòng của các nhà đầu tư hiện hữu sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng đầu tư, gia tăng giá trị đầu tư hiện có và thu hút thêm nguồn vốn mới. Do đó, chúng tôi nhận thức rằng các cơ quan trong bộ máy nhà nước cần phải có cơ chế, biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư một cách kịp thời và đúng pháp luật” – Thứ trưởng nhận định.
Cấp bách tìm giải pháp
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 lần đầu tiên đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là “thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp đầu tư quốc tế nhất là trong quản lý nhà nước về đầu tư và giải quyết khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài”.
Bởi vậy, phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp đầu tư quốc tế đang là nhiệm vụ cấp bách của tất cả các bộ ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Chia sẻ tại Hội thảo Phòng ngừa và giảm thiểu khiếu nại, tranh chấp đầu tư quốc tế vừa diễn ra ngày 22/6, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã phản ánh, công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tranh chấp quốc tế có liên quan đến đầu tư quốc tế, còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khó khăn.
Tiêu biểu như, nhiều dự án FDI cấp phép trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu mở cửa đến nay đã chuẩn bị hết thời hạn hoạt động. Rất nhiều trong số này là những dự án có sử dụng đất nay đã không còn phù hợp với quy hoạch, dẫn đến việc xem xét gia hạn khó khăn. Nếu phải di dời đến địa điểm khác, nhà đầu tư dễ phản ứng tiêu cực.
Một số dự án là các dự án bất động sản, có vốn đầu tư lớn, trong giấy phép đầu tư có nhiều nội dung được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật có nhiều thay đổi (như ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định chuyển giao không bồi hoàn). Vì thế, khi có vấn về phát sinh, việc theo dõi, đối chiếu với quy định và giải quyết hết sức khó khăn.
Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định song phương và đa phương nên việc theo dõi và áp dụng cũng khó khăn. Chẳng hạn nhiều hiệp định thế hệ mới cho phép nhà đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích liên quan được kiện Chính phủ trong các hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, các cơ quan Trung ương cũng như địa phương chưa có nhiều khóa đào tạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định này cho các cơ quan quản lý của đia phương.
Với kinh nghiệm là nơi thu hút FDI lớn nhất cả nước, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh – cho rằng, để giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế, các cơ quan nhà nước phải luôn theo sát hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, kịp thời can thiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của họ ngay từ khi mới phát sinh. Đây là giai đoạn quan trọng vì nếu có thể đáp ứng, thỏa mãn được nguyện vọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ không phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, khi tranh chấp có khả năng dẫn đến khiếu kiện quốc tế thì điều quan trọng là phải xác định chiến lược đàm phán và giải quyết tranh chấp để có kế hoạch thích hợp, thống nhất.
Nếu có tranh chấp, cần cân nhắc thuê đơn vị tư vấn luật giàu năng lực, kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc tranh chấp quốc tế và phải để đơn vị tư vấn luật vào cuộc ngay từ đầu nhằm hạn chế những rắc rối phát sinh do thiếu hiểu biết về quy trình xử lý tranh chấp của trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán nước ngoài.
(责任编辑:La liga)
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Lễ tắm tượng, phóng sinh linh thiêng
- ·Thời tiết ngày 11/4: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa dông
- ·Nhật Bản cần khoản ngân sách bổ sung trị giá 92 tỷ USD
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Fed đưa ra giải pháp tháo gỡ các mối đe dọa dài hạn đối với kinh tế Mỹ
- ·Trung Quốc giảm một nửa thuế với hàng nhập từ Mỹ trị giá 75 tỷ USD
- ·Thời tiết đêm 17/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời rét
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Sony lặng lẽ ra mắt Google TV đời mới
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Giao dịch cổ phiếu niêm yết trên HNX đạt 732,46 tỷ đồng/phiên
- ·Sắc màu Philippines ở Hà Nội
- ·Thu giữ gần 5 tấn bánh kẹo, đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Những lĩnh vực tiềm năng thu hút giới đầu tư trong thập niên tới
- ·Khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak 2014
- ·Giá nông sản Mỹ đồng loạt tăng sau khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Quảng Bình: Bắt giữ lô hàng nhập lậu trị giá 400 triệu đồng