会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le cuoc hom nay】Xử lý nợ xấu sau 1 năm có Nghị quyết 42!

【ti le cuoc hom nay】Xử lý nợ xấu sau 1 năm có Nghị quyết 42

时间:2024-12-25 21:45:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:897次

xu ly no xau sau 1 nam co nghi quyet 42

Cần sớm hình thành sàn giao dịch mua bán nợ để thúc đẩy việc xử lý nợ xấu có hiệu quả. Ảnh: ST.

Nợ xấu về dưới 3%

Để tháo gỡ vướng mắc,ửlýnợxấusaunămcóNghịquyếti le cuoc hom nay e ngại bị xử lý về trách nhiệm khi bán nợ xấu, tài sản bảo đảm, Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định cho phép TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC được bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật, giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Quy định này nhằm khẳng định rõ ràng hơn quyền của người bán được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, kể cả việc bán thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ".

Việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng được bắt đầu từ năm 2013, cùng với việc thành lập VAMC – Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, thời điểm này nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam đã lên đến mức báo động. Đến nay, sau 5 năm vào cuộc xử lý, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã được đưa về mức dưới 3%. Thông qua việc VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt cũng như mua nợ theo giá thị trường, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã giảm từ 3,61% cuối năm 2013 xuống 2,18% hiện nay. Trong đó, nợ xấu xử lý qua VAMC đến 30/6/2018 đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. VAMC cũng đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được gần 100 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói trên có sự góp phần của Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới so với pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu, góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết số 42, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng, con số này gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với năm 2016, hoàn thành 140% kế hoạch được giao.

Theo báo cáo của VAMC, Công ty này cũng đã thực hiện mua nợ theo giá trị thị trường với tổng giá mua nợ đạt hơn 3.100 tỷ đồng. Riêng đối với các khoản nợ mua theo giá thị trường, sau khi mua nợ, Công ty VAMC đã triển khai ngay các giải pháp xử lý nợ, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển nhượng dự án... Việc triển khai quyết liệt các giải pháp giúp Công ty VAMC thu hồi được cơ bản số tiền mua nợ theo giá thị trường, đạt hơn 2.900 tỷ đồng tương ứng với hơn 90% tổng giá mua nợ của các khoản nợ đã mua theo giá thị trường năm 2017.

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty VAMC, việc xử lý nợ xấu thông qua mua, bán nợ theo giá thị trường giúp cho việc xử lý nợ thực chất, hiệu quả hơn theo nguyên tắc bảo toàn được nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả, đồng thời thể hiện được hiệu quả tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu của Chính phủ.

Báo cáo của VAMC cũng cho biết, sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, VAMC đã ký thỏa thuận hợp tác và phối hợp chặt chẽ với một số tổ chức tín dụng có dư nợ xấu lớn, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản bảo đảm. Đến 30/6/2018, Công ty VAMC đã thực hiện thu giữ 6 tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.

Đáng lưu ý, trong thời gian qua, một số ngân hàng đã mạnh dạn mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC để tự xử lý. Điển hình là Vietcombank, VIB. Năm 2016, Vietcombank đã mua lại toàn bộ 4.300 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC để chủ động xử lý. Với VIB, đến thời điểm hiện tại ngân hàng này đã tất toán toàn bộ số nợ xấu tại VAMC.

Vướng mắc phát sinh

Một năm sau ngày Nghị quyết 42 đi vào thực tiễn, cùng với những kết quả đạt được, nhiều vướng mắc nảy sinh đòi hỏi việc xử lý nợ xấu cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Chia sẻ tại một Hội nghị về vấn đề xử lý nợ xấu mới được Ngân hàng Nhà nước tổ chức, ông Trần Văn Dự, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, mặc dù Nghị quyết 42 đã trao quyền cho ngân hàng thu giữ tài sản, nhưng trên thực tế, chính quyền địa phương chưa vào cuộc mạnh mẽ. Đại diện Agribank cho biết, nhiều trường hợp gia đình chỉ có một căn nhà duy nhất đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn, không may việc kinh doanh bị thua lỗ, theo pháp luật căn nhà bị ngân hàng siết nợ. Tuy nhiên, nếu quyết liệt thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ bị lên án vì đẩy người dân vào cảnh không có nơi ở. Do vậy, rất khó để giải quyết những trường hợp này một cách hợp tình hợp lý.

Cho rằng Nghị quyết 42 tái lập quyền thu giữ tài sản đảm bảo của bên nhận tài sản đảm bảo, tuy nhiên đại diện Vietcombank cho biết, mặc dù vậy khi khách hàng cố tình chống đối thì các tổ chức tín dụng vẫn phải khởi kiện khách hàng ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được quyền xử lý tài sản đảm bảo thông qua thi hành án. Theo đó, các tổ chức tín dụng chỉ thực hiện thu giữ tài sản đảm bảo thành công đối với một số trường hợp nhất định như: Khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà tài sản đảm bảo không có tranh chấp, tài sản đảm bảo là đất trống… điều này vô hình trung cũng hạn chế việc xử lý tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như UBND, cơ quan công an… tại một số địa phương còn tâm lý e dè, chưa thực sự muốn phối hợp, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng thực hiện thu giữ tài sản đảm bảo.

Về lâu dài, để có thể xử lý hiệu quả vấn đề nợ xấu, cần sớm hình thành một trường mua bán nợ thực sự với sự góp mặt nhiều thành phần tham gia, thay vì chỉ có một vài DN hoạt động trong lĩnh vực này như hiện nay. Trên thực tế, Nghị quyết 42 cũng đã cho phép cho phép mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường và mở rộng đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ xấu, gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Bản thân VAMC đã bước đầu thực hiện mua nợ theo giá thị trường.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC cho biết, dự kiến trong năm 2018 và các năm sắp tới, VAMC sẽ giảm dần việc mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt, chuyển dần sang hình thức mua đứt bán đoạn theo cơ chế thị trường.

VAMC đang triển khai phần mềm mua bán nợ theo thị trường trên cơ sở bổ sung thông tin, xây dựng các hệ thống dữ liệu về nợ xấu. Đây là cơ sở để hình thành thị trường mua bán nợ xấu trong tương lai cũng như là giải pháp để tận dụng nguồn lực bên ngoài của cả khu vực trong nước lẫn nước ngoài tham gia vào hoạt động mua bán nợ xấu, tái cấu trúc DN, tái cấu trúc nợ xấu... Bên cạnh đó, VAMC cũng đã triển khai và đấu giá thành công một số khoản nợ, một số tài sản đảm bảo. Như vậy, một số bước đi ban đầu để hình thành thị trường mua bán nợ đã được tiến hành, tuy nhiên, để thị trường này chính thức được thành lập, đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả, còn rất nhiều việc phải làm với sự vào cuộc của rất nhiều bộ ngành.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Nhảy xuống cứu con dâu tự tử, bố chồng mất tích dưới dòng nước
  • Khánh Hòa mời tư vấn xác định giá đất cụ thể 10 dự án
  • TP.Dĩ An: Người dân cung cấp hơn 190 tin tố giác tội phạm
  • Thay đổi lương tối thiểu vùng từ ngày 1
  • Tin tức mới nhất: 3 người chết bất thường trên tàu chở cát
  • Đòi tự tử vì bị phát hiện mang sổ đỏ giả đi thế chấp
  • Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Nơi an cư vì sức khỏe được lòng gia đình đa thế hệ
推荐内容
  • Cháy lớn liên tiếp ở 2 tỉnh miền Nam
  • Thị trường Tây Hà Nội tiếp tục sôi sục với sự xuất hiện của TC3
  • Lộ diện Trung tâm Hàn Quốc mới tại Việt Nam
  • TX.Bến Cát: Ra mắt mô hình toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm
  • Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế
  • Tập đoàn Ngân Tín trúng thầu dự án khu dân cư hơn 166 tỷ đồng tại Bình Định