【kqbd dortmund】Điểm nhấn ngân sách 2015: Tỷ trọng thu nội địa có xu hướng tăng ổn định
Đây là một kết quả tích cực trong công tác điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng,ĐiểmnhấnngânsáchTỷtrọngthunộiđịacóxuhướngtăngổnđịkqbd dortmund thừa ủy quyền của Chính phủ, trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 7/3.
Đã xử lý 39,1 nghìn tỷ đồng nợ thuế
Theo báo cáo Đánh giá bổ sung tình hình thực hiện NSNN năm 2015, với những diễn biến mới của tình hình kinh tế, kết hợp với việc tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý thu, chi NSNN trong những tháng cuối năm, hoạt động NSNN đã đạt kết quả khả quan hơn so với đánh giá trước đó trình Quốc hội.
Cụ thể, về thu NSNN, Chính phủ báo cáo Quốc hội cuối năm 2015 ước đạt 927,5 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện đạt được 996,87 nghìn tỷ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng (9,4%) so với dự toán Quốc hội quyết định trước đó và tăng 69,37 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Một trong các nguyên nhân giúp thu NSNN đạt kết quả tích cực là sự phục hồi của thị trường bất động sản, cùng với sự phối hợp của Bộ Tài chính với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, từ đó đã đưa vào quản lý qua NSNN 6,6 nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất của các đơn vị thuộc các Bộ Quốc phòng, Công an, Giáo dục Đào tạo…
Đồng thời, những tháng cuối năm, cơ quan Thuế đã quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tập trung đôn đốc xử lý nợ đọng thuế… từ đó, kết quả thực hiện hầu hết khoản thu, sắc thuế khả quan hơn.
Cụ thể, năm 2015, cơ quan Thuế đã xử lý được 39,1 nghìn tỷ đồng nợ thuế năm 2014 chuyển sang, bằng 102,9% chỉ tiêu thu nợ, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2014; thu khoảng 2 nghìn tỷ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và kết luận thanh tra. Rà soát, đôn đốc thu thêm vào NSNN trên 14,3 nghìn tỷ đồng từ cổ tức được chia của các ngân hàng thương mại nhà nước và lợi nhuận còn lại phát sinh của các DN lớn, hoàn thu chuyển nhượng vốn của Công ty Metro Cash&Carry 1,9 nghìn tỷ đồng; thu phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn của Công ty Formusa Hà Tĩnh gần 1 nghìn tỷ đồng,...
Ngoài ra, quá trình thực hiện cũng phát sinh thêm một số khoản thu, như thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 4,8 nghìn tỷ đồng; thu chênh lệch giá trái phiếu Chính phủ 3,26 nghìn tỷ đồng (bán cao hơn mệnh giá)…
Những kết quả này đã góp phần bù đắp khoản hụt thu từ dầu thô do giá dầu thô giảm mạnh. Theo báo cáo, thu ngân sách từ dầu thô đạt 67,5 nghìn tỷ đồng, giảm 25,49 nghìn tỷ đồng (-27,4%) so dự toán, tăng thêm 6,5 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Bội chi trong phạm vi dự toán điều chỉnh
Về thực hiện chi, Chính phủ đánh giá tổng chi NSNN năm 2015 đạt 1.262,87 nghìn tỷ đồng, bằng 110,1% (tăng 115,77 nghìn tỷ đồng) so với dự toán đầu năm, bằng 107,3% dự toán điều chỉnh, tăng 99,37 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Trong đó, khoản chi tăng đáng kể là chi đầu tư phát triển ước đạt 236,8 nghìn tỷ đồng, bằng 121,5% so dự toán đầu năm, bằng 105,3% dự toán điều chỉnh, chủ yếu do bổ sung vốn từ nguồn tăng giải ngân vốn ODA theo Nghị quyết Quốc hội (tăng 30 nghìn tỷ đồng).
Với kết quả thu, chi NSNN năm 2015 như trên, bội chi NSNN năm 2015 là 256 nghìn tỷ đồng (bằng 5,71% GDP), trong phạm vi dự toán điều chỉnh.
Như vậy, với sự nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối ngân sách, tình hình cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phưong đều được đảm bảo, không phải sử dụng đến 10 nghìn tỷ đồng tiền bán cổ phần nhà nước tại một số DNNN mà Quốc hội đã cho phép. Tuy nhiên, do cân đối NSNN năm 2016 tiếp tục chịu ảnh hưởng của giá dầu giảm, Chính phủ trình Quốc hội cho phép chuyển nguồn khoản này sang năm 2016 để thực hiện điều chỉnh chuẩn nghèo.
NSNN giảm bớt yếu tố phụ thuộc vào bên ngoài
Tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS), đa số ý kiến đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong điều hành thực hiện dự toán NSNN trong 3 tháng cuối năm 2015 với kết quả thu, chi đạt cao hơn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội.
Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển nêu rõ những điểm nhấn trong công tác điều hành NSNN năm qua là thu NSNN đã giảm bớt yếu tố phụ thuộc bên ngoài, tỷ trọng thu nội địa có xu hướng tăng ổn định. Chi đầu tư phát triển đã được thực hiện theo hướng phân bổ tập trung, chống dàn trải, giảm hẳn tình trạng đầu tư mới ồ ạt, công trình xây dựng dở dang kéo dài gây lãng phí… Việc giảm đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đi đôi với thúc đẩy các hình thức hợp tác công - tư PPP, BOT, tăng cường quản lý việc sử dụng vốn vay ODA.
Tuy nhiên, UBTCNS cho rằng cần có biện pháp hiệu quả hơn để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN đi đôi với việc tăng cường quản lý các dự án từ nguồn PPP và dự án sử dụng vốn vay ODA, dự án BOT, vừa nâng cao hiệu quả, vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tránh những hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến đời sống dân cư và cân đối NSNN.
Điểm đáng chú ý nữa là trong năm qua, chi thường xuyên được thực hiện tiết kiệm tối đa, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, khánh tiết, đi công tác nước ngoài, mua sắm ô tô… Quá trình thực hiện cho thấy, quy định này đã đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả nhất định. Song cũng còn một thực trạng là tỷ trọng chi thường xuyên từ NSNN ngày càng lớn, chi vượt dự toán vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, đơn vị, nhiều khoản chi theo chính sách đã ban hành nhưng không đủ kinh phí thực hiện… Vì vậy, Ủy ban TCNS cho rằng, Chính phủ cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn, cân đối giữa các nhiệm vụ chi, đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên trong giai đoạn tới để phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn thu NSNN.
Với thực trạng tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu, dẫn đến bội chi NSNN vẫn ở mức cao, cơ quan thẩm tra nhìn nhận cân đối NSNN ngày càng khó khăn là tất yếu. Tuy nhiên, mặt tích cực trong cân đối NSNN những năm gần đây là đã giảm những khoản nợ của NSNN như nợ hoàn thuế, nợ cấp bù lãi suất, nợ đọng XDCB…
UBTCNS cho rằng, từ kết quả và ý nghĩa đặc biệt của năm ngân sách 2015, Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn những tồn tại, hạn chế có tính kéo dài trong giai đoạn vừa qua để rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạch định, điều hành chính sách tài khóa trong giai đoạn tới./.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- ·Xuất nhập khẩu hàng hoá 7 tháng đầu năm gần chạm mốc 450 tỷ USD
- ·Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt độ có nơi trên 39 độ C
- ·Sẽ có 25.000 lượt khách tham gia Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024)
- ·Đẩy mạnh thi đua yêu nước chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần
- ·Đẩy mạnh giải quyết phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi
- ·Nguồn cung khan hiếm, xuất khẩu cà phê sẽ giảm dần theo từng tháng
- ·“Thanh toán trước, kiểm soát sau” giúp giải ngân nhanh vốn đầu tư công
- ·Giá vàng thế giới và trong nước nối tiếp đà tăng
- ·Kho bạc Nhà nước tập huấn triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- ·Các loại thiết bị đo đạc giám sát tài nguyên nước phải đáp ứng yêu cầu mới từ 1/7/2024
- ·Vụ xả nước Hồ Tây cuốn trôi dự án làm sạch nước sông Tô Lịch: Đúng quy trình!
- ·Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị
- ·Lao động rút 'một cục' phải đóng BHXH 20 năm mới được hưởng lương hưu
- ·Hà Nội tổng kiểm tra các chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ
- ·Đại học Tài chính – Marketing: Cơ hội du học Canada chi phí thấp dành cho sinh viên Việt Nam
- ·Ngành Game Việt đang ở đâu trong hành trình tỉ đô?
- ·Thứ trưởng Vũ Thị Mai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Vận hành Cổng thông tin điện tử về phòng, chống tin nhắn, cuộc gọi rác
- ·Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức phiên điều trần vụ điều tra chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời