会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【paderborn – hansa】Chuyện buồn nghề dệt chiếu!

【paderborn – hansa】Chuyện buồn nghề dệt chiếu

时间:2024-12-23 18:03:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:903次

Trước gánh nặng nỗi lo cơm,ệnbuồnnghềdệtchiếpaderborn – hansa áo, gạo, tiền... nghề dệt chiếu trên đất Hậu Giang đang ngày càng bị mai một khi thu nhập quá thấp.

Cụ Hí (trái) đã 71 tuổi vẫn cần mẫn với nghề dệt chiếu.

Chỉ người lớn tuổi mới làm nghề

Trở lại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, một trong những nơi có khá nhiều hộ dân dệt chiếu ngày trước, giờ đây tiếng canh cửi dần thưa thớt. Do phải cạnh tranh với nhiều loại chiếu tre, chiếu ni-lông và nệm nên nghề dệt chiếu lác ở đây ngày càng bước vào giai đoạn khó khăn. Nếu lúc trước khi đến ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, sẽ dễ dàng bắt gặp những gia đình tất bật với công việc phơi lác, nhuộm dây và gắn bó bên khung dệt thì giờ đây số lượng gia đình gắn bó với nghề dệt chiếu chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Đa số người dân nơi đây đều không bám trụ được với nghề bởi nhu cầu cuộc sống càng cao trong khi nguồn thu nhập từ việc dệt chiếu lại rất thấp. Đến cơ sở dệt chiếu gia đình của chị Tuyền ở ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, một trong số ít những hộ còn gắn bó với nghề, chỉ tìm gặp được vài người lao động đang làm việc. Bà Trần Thị Hí, 71 tuổi, chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề dệt chiếu gần 60 năm qua. Bây giờ ít ai làm nghề dệt chiếu lắm bởi thu nhập không đủ nuôi sống bản thân chứ huống chi là nuôi cả gia đình. Tôi làm vì muốn giữ gìn nghề truyền thống của ông bà thôi”.

Những người lao động còn gắn bó với nghề dệt chiếu hầu như đều lớn tuổi. Những người trẻ giờ đi làm trong các công ty, xí nghiệp cho thu nhập cao hơn, hầu như không ai chịu học cái nghề “xưa như trái đất này”. Thợ dệt thường bắt đầu công việc từ khoảng 4 giờ sáng và kết thúc vào 12 giờ trưa, bình quân thu nhập khoảng 25.000 đồng/người. Bà Trần Thị Tốt, 68 tuổi, nói: “Nhớ lại ngày xưa ở xứ này dệt chiếu vui lắm, mọi người quây quần và trò chuyện với nhau nghe xôm tụ. Bây giờ thì người dệt chiếu thưa dần, ai cũng chê tiền ít nên không làm”.

Trăn trở của bà Tốt cũng là nỗi niềm của hầu hết những người đã từng sống, từng gắn bó với khung dệt, cọng lác. Còn chị Tuyền, chủ cơ sở dệt chiếu ở ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, bày tỏ: “Từ nhỏ đã được cha mẹ truyền dạy nghề dệt chiếu nhưng có lúc tôi cũng phải đành bỏ nghề bởi không đủ tiền lo cho cuộc sống. Nhưng nghề dệt chiếu cứ như duyên nợ với tôi không thể nào bỏ được”. Hiện tại, chị Tuyền cũng đã đầu tư thêm máy dệt để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường, bình quân khoảng 40 phút sẽ cho ra một sản phẩm. Cơ sở dệt chiếu của chị Tuyền góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động lớn tuổi. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển nghề dệt chiếu là chuyện rất khó khăn…

“Sợ con cháu sẽ không có ai nối nghề”

Nếu xóm chiếu ở Đông Thạnh mang một không khí trầm lắng, yên tĩnh thì đến “xóm chiếu Huế” ở khu vực 5, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, quang cảnh cũng không khác gì (“xóm chiếu Huế” là tên mà mọi người hay gọi khi nói về nghề dệt chiếu ở đây). Từ những năm 1954, có khá nhiều người từ miền Bắc vào sinh sống, mang theo nghề dệt chiếu và “xóm chiếu Huế” cũng hình thành từ đây. Hàng trăm hộ dân trồng lác, lấy cây bố đai làm dây trân, tạo độ bền, chắc cho chiếc chiếu khi dệt. Nhưng giờ đây, “xóm chiếu Huế” cũng chỉ còn lác đác vài ba hộ gắn bó với nghề. Cô Phan Thị Vân, có nhiều năm gắn bó với nghề dệt chiếu, bộc bạch: “Làm chiếu tuy cực khổ và vất vả nhưng khó mà bỏ nghề lắm bởi nó đã ăn sâu trong máu rồi. Nhưng tôi thấy buồn bởi sợ rằng khi không còn đủ sức khỏe để dệt, con cháu sẽ không có ai nối nghề”. Bình thường cô Vân phải thuê thêm một lao động phụ dệt chiếu với tiền công 35.000 đồng/buổi. Với khoảng 300m2 lác tự trồng, khoảng 3 tháng, cô sẽ thu về khoảng 100kg lác khô, giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho việc mua nguyên liệu bởi mỗi ký lác khô được thương lái đem giao có giá 20.000 đồng.

Theo chia sẻ của những người dệt chiếu ở đây, bình quân 6kg lác khô và 500g dây đai (loại này đã được se sẵn, khoảng gần 60.000 đồng) sẽ cho ra một đôi chiếu khổ 1m6 x 2m. Giá “chiếu hàng” 250.000 đồng/đôi (bán sỉ) và 300.000 đồng/đôi (bán lẻ). Riêng chiếu đặt có giá khoảng 500.000 đồng/đôi do số lượng lác dệt rất dày và bền. Nếu như cô Vân phải thuê lao động để hỗ trợ dệt chiếu thì vợ chồng cô Vy, cũng làm nghề này, đã cùng nhau gắn bó với khung dệt mấy mươi năm. Cô Phan Thị Vy, bộc bạch: “Cũng nhờ nghề dệt chiếu mà vợ chồng tôi có tiền lo cho con cái ăn học, cuộc sống gia đình ổn định hơn. Bây giờ nghề dệt chiếu dường như đang đi vào ngõ cụt, thu nhập không đáng là bao nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết bám trụ với nghề cho đến khi không còn dệt được nữa”.

Khi những người thợ dệt cần mẫn đã bắt đầu bước qua “sườn dốc bên kia” của cuộc đời, thì nghề dệt chiếu ở Hậu Giang cũng dần mai một. Ai sẽ là người thay thế họ, ai sẽ giữ gìn nét đẹp truyền thống và giá trị văn hóa tinh thần này? Chắc chỉ có những người trẻ mới tìm được câu trả lời!

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Khơi thông thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản
  • Băng phiến có thể gây tổn thương não ở trẻ em
  • Quảng Ninh​​​​​​​: Sớm triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
  • Tỷ giá hôm nay 24/3: USD trung tâm có phiên thứ 2 tăng giá nhẹ trong tuần
  • Giá vàng hôm nay 16/2/2024: Tăng lên 79 triệu đồng một lượng trước ngày Thần tài
  • Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ chính sách hỗ trợ lãi suất 2%
  • Số người chết vì vụ đâm tàu ở Ấn Độ tăng lên hơn 200 người, 900 người bị thương
  • Nửa tấn tắc kè khô nhập khẩu trái phép từ Indonesia về sân bay Nội Bài
推荐内容
  • Giảm thuế thế này không đã!
  • Thận trọng khi dùng chất giữ ẩm da
  • Nga nêu điều kiện hòa bình, Ukraine nhận thêm thiết giáp phương Tây
  • Giá vàng biến động liên tục, nhà đầu tư có nên mua vàng "lướt sóng"?
  • Giá nhiều mặt hàng sụt giảm, xuất khẩu đi xuống hai tháng đầu năm
  • Các món cần tây: tuỳ bệnh mà ăn