【keo trực tiếp】Đầu tư hạ tầng giao thông: Phải hút vốn ngoại
Cần hơn 1 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT): Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lên đến hơn 1.039 tỷ đồng, trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 11%. Do vậy, việc tiếp tục kêu gọi đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư (PPP) là một giải pháp tất yếu.
Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: Thời gian tới, việc đầu tư hạ tầng giao thông sẽ tập trung vào các dự án có tính chất đột phá, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc-Nam. Bên cạnh đó, các tuyến nối liền các trung tâm kinh tế với nhau sẽ được nâng cấp, trên cơ sở Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng thực hiện.
“Để đảm bảo việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hài hòa lợi ích giữa các bên, tránh tăng chi phí vận tải, Bộ GTVT chủ trương tập trung đầu tư các tuyến mà người dân có quyền lựa chọn. Nếu người dân, DN không muốn đi vào tuyến cao tốc thì có thể đi vào tuyến đường còn lại. Việc áp dụng các công nghệ mới cũng sẽ được đẩy mạnh áp dụng nhằm giảm suất đầu tư xuống, mục tiêu giảm mức thu phí, rút ngắn thời gian thu phí”, ông Trường nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT: Để việc thu hút vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi hơn trong thời gian tới, về giải phóng mặt bằng, tái định cư, đối với dự án PPP, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận sử dụng nguồn vốn Nhà nước cho công tác giải phóng mặt bằng đặc biệt trong bối cảnh đang định hướng huy động nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan tới các trạm thu phí, chính sách phí, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến chính thức về quy hoạch trạm thu phí theo hướng giao Bộ Tài chính quy định về tiêu chí lập trạm thu phí, xác định mức phí trên hệ thống quốc lộ, cao tốc; ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý về giá phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đầu tư theo hình thức PPP khi Luật Phí và lệ phí có hiệu lực.
Cơ chế thoáng để hút vốn ngoại
Trên thực tế, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, năng lực tài chính của các DN trong nước cũng hạn chế, để có thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thu hút được nhà đầu tư và nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý là điều khá quan trọng. Nhận thức rõ điều này, ông Nguyễn Nhật cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận cơ chế bảo lãnh doanh thu.
Xung quanh câu chuyện làm thế nào để hút vốn ngoại vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đại diện Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phân tích: Hiện nay, nhà đầu tư ngoại không mặn mà bởi các hình thức đầu tư vào hạ tầng giao thông như BOT ở Việt Nam đang tồn tại nhiều rủi ro. Điển hình như khâu giải phóng mặt bằng khó khăn. Hợp đồng BOT thì cơ quan quản lý Nhà nước ký kết, song giá phí lại do Bộ Tài chính và UBND địa phương quyết định nên tổng thể phương án tài chính không ổn định. Bên cạnh đó, một dự án BOT có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra các khâu. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài rất sợ thanh kiểm tra nhiêu khê, đặc biệt là sợ xảy ra tranh chấp. Nhà đầu tư nước ngoài hiện không thể vay vốn các ngân hàng trong nước cũng là một rào cản khiến DN ngại ngần tham gia đầu tư.
“Xuất phát từ các yếu tố trên, để thay đổi quan điểm của nhà đầu tư ngoại, các dự án mời gọi đầu tư nên là dự án mới như xây dựng đường trên cao, cao tốc…, nơi mà người sử dụng dự án được lựa chọn phương án để đi, không thắc mắc về giá phí thời gian thu phí. Hình thức chọn nhà đầu tư phải tổ chức đấu thầu quốc tế, từ bước lập dự án tới đầu tư. Về vấn đề pháp lý, nhất là các Luật liên quan, nếu nhà đầu tư cảm thấy Luật mới ban hành kèm theo các Nghị định, văn bản dưới Luật không tốt hơn Luật cũ ở thời điểm mời gọi đầu tư thì có thể cho phép nhà đầu tư lựa chọn áp dụng Luật cũ. Làm như vậy, mới có thể đảm bảo sự ổn định tạo dựng lòng tin”, vị đại diện này nhấn mạnh.
Đứng từ góc độ của Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: Về kiến nghị bảo lãnh doanh thu cho nhà đầu tư nước ngoài của Bộ GTVT cần xem xét kỹ lưỡng. Bởi, bảo lãnh phải theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Hình thức bảo lãnh có thể dẫn tới rủi ro lớn cho Chính phủ và hiện tại chưa phù hợp với Luật Quản lý nợ công.
Đánh giá tổng thể về đầu tư kết cấu cho hạ tầng giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ động phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Bên cạnh đó, Bộ GTVT tiếp tục rà soát chiến lược quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đối với Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát chính sách phí theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35 ngày 16-5; đồng thời kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn về giá phí theo hình thức BOT khi Luật Phí và Lệ phí có hiệu lực từ 1-7 tới.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Phí BOT cao, Nhà nước phải can thiệp Trong đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án theo hình thức BOT, Bộ GTVT cần đặt ra câu hỏi: Tại sao lại tập trung thu hút vốn quá nhiều vào xây dựng đường bộ, đường cao tốc… Hiện nay, những cơ chế đang khuyến khích hướng vào đường bộ, đường cao tốc nên nhà đầu tư mới hướng vào đó. Sự méo mó trong hướng đầu tư chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề hệ lụy cần giải quyết. Trong năm năm tới, cần phải xác định rõ phương hướng lựa chọn đầu tư, xác định rõ vị thế của hệ thống đường bộ, đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt… Tại sao đầu tư BOT mới chủ yếu ở đường bộ, còn các lĩnh vực khác thì sao, có đầu tư hay không và như thế nào cho thỏa đáng. Xác định rõ như vậy mới có hướng để phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp. Trong quá trình đầu tư, cũng cần chú ý nhà đầu tư nào tin tưởng để triển khai các tuyến đường chiến lược. Bên cạnh đó, những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay cũng không thể bỏ qua. Hiện nay, phí đầu tư đường cao tốc của Việt Nam so với thế giới hiện đang rất cao. Ai đầu tư ra cũng muốn thu hồi vốn nhanh nên thu phí cao là cần thiết, song thu như thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, DN vận tải cũng như người dân là điều cần xem xét kỹ, phải có sự phối hợp giữa Nhà nước với nhà đầu tư mới giải quyết được. Trong vấn đề này, tôi đề xuất Nhà nước phải can thiệp. Nhà nước có thể bù tiền trước cho nhà đầu tư để thu hồi vốn nhanh, sau đó kéo dài thời gian thu phí. Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco: Tôi là người dân tôi cũng bức xúc về phí BOT Là một trong những DN tích cực tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, thời gian qua dư luận nói nhà đầu tư BOT giàu có, “ăn dày” và nhiều vấn đề khác nữa thực sự khiến bản thân DN thấy rất ái ngại, thậm chí không muốn đầu tư thêm trong thời gian tới. Bởi trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đang trong tình trạng lấy công làm lãi. Hơn thế nữa, các dự án BOT được kiểm soát đầu tư còn chặt chẽ hơn các dự án đầu tư bằng ngân sách. Tuy nhiên, thực tế người dân, DN kêu ca về phí BOT là có căn cứ. Đứng ở vai trò người dân, DN tham gia giao thông tôi cũng bức xúc. Bởi vấn đề là mức độ đầu tư khá dày đặc, nhiều dự án lại không cho người dân, DN quyền được lựa chọn. Lẽ ra đầu tư BOT đúng nghĩa phải để cho người dân, DN lựa chọn có đi đường mới hay không chứ không phải đi vào đường nào cũng dính trạm BOT. Về vấn đề này, Nhà nước nên có sự điều chỉnh, quy hoạch cụ thể xem các tuyến quốc lộ cũ nào thực sự xuống cấp, Nhà nước không có tiền đầu tư thì mới kêu gọi xã hội hóa, còn nên tập trung kêu gọi đầu tư vào các tuyến đường mới. N.T (ghi) |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Nhiều vấn đề về C/O mẫu D được làm rõ
- ·Thanh Hóa: Sau bản án li hôn, chồng đổ xăng thiêu sống vợ
- ·Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Nước mắt người phụ nữ tin tưởng Phan Sào Nam
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Quán trà sữa ở Sài Gòn bị tấn công bằng vật liệu nổ
- ·Khởi tố vụ 4 người bị điện giật tử vong ở Hà Tĩnh
- ·Khởi tố gã chồng cắt gân chân, đánh vợ tím mặt
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Tới nhà bạn nhậu, hiếp dâm cháu gái 5 tuổi
- ·Khởi tố 4 cựu cán bộ Đà Nẵng liên quan Vũ 'nhôm'
- ·Khắc phục hậu quả bằng xe sang, bị cáo được giảm 5 năm tù giam
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Ba lần bị trục xuất vẫn không bỏ giấc mơ về miền đất hứa
- ·Vụ đánh bạc ngàn tỷ: Phan Sào Nam bán 3 căn nhà khắc phục hậu quả
- ·Tẩu thuốc lá đã qua sử dụng thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Nghịch tử sát hại mẹ nuôi vì bị ca cẩm thói lêu lổng