【ket qua pohang】Vì sao xây dựng đứng đầu về chi phí tuân thủ thủ tục?
Chi phí trực tiếp cao vượt trội
Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, APCI 2018 gồm hai chỉ số thành phần, phản ánh hai loại chi phí chủ yếu mà doanh nghiệp phải chi trả khi thực hiện thủ tục hành chính là chi phí thời gian và chi phí trực tiếp (tiền).
Nhóm thủ tục xây dựng đứng sau cùng bảng xếp hạng, chủ yếu là chi phí trực tiếp cao vượt trội, chiếm 93% và trở thành yếu tố quyết định tới mức thủ tục nhóm này trở nên đắt đỏ bậc nhất.
“Cụ thể, mặc dù về chi phí thời gian, nhóm thủ tục này không nằm ở mức cao nhất với 108,9 giờ làm việc và 2,15 triệu đồng (gấp 1,72 lần khoảng thời gian để thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực và gấp gần 37 lần nhóm thủ tục hành chính thuế có thời gian thực hiện nhanh nhất) nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất.
Chỉ số thành phần (chi phí trực tiếp) đã trở thành yếu tố quyết định tới mức chi phí tuân thủ của nhóm thủ tục này. Theo đó, với mỗi một triệu đồng doanh nghiệp phải chi trả cho bất cứ thủ tục nào trong nhóm này, có 930.000 đồng là chi phí trực tiếp doanh nghiệp cần để hoàn thiện hồ sơ và 70.000 đồng là chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra”, ông Phan cho biết.
Kết quả khảo sát 309 doanh nghiệp cho thấy chi phí thủ tục trung bình của thủ tục hành chính xây dựng là khoảng 64,1 triệu đồng, gấp 869 lần so với chi phí thủ tục trung bình của thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế (khoảng 73,7 nghìn đồng) và gấp hơn 5 lần so với chi phí thủ tục trung bình của 8 nhóm thủ tục hành chính được khảo sát.
Các doanh nghiệp được khảo sát cũng cho biết họ cần nhiều thời gian để thực hiện thủ tục hành chính là do mất nhiều thời gian để tham gia chuẩn bị hồ sơ cùng với quá trình làm việc với đơn vị tư vấn để chuẩn bị bản vẽ, thiết kế, đi khảo sát thực địa… Bên cạnh đó, công tác chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cũng đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện để phù hợp với quy hoạch địa phương, các yêu cầu về kỹ thuật đối với công trình. Đây chính là hai bước chiếm nhiều thời gian nhất trong tổng thời gian thực hiện thủ tục hành chính xây dựng.
Có sự khác biệt giữa các địa phương
Thực chất, nhiều bất cập trong văn bản hiện hành quy định các thủ tục hành chính trong chuỗi thủ tục đầu tư, đất đai và xây dựng đã được Chính phủ quan tâm nghiên cứu từ khi triển khai Đề án 30, cho đến khi ban hành Nghị quyết số 2/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa 285 thủ tục hành chính với yêu cầu sửa đổi nhiều nội dung nhằm đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục, trong đó có các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng… Tuy nhiên, những cải cách của chuỗi thủ tục này mới chỉ dừng lại ở từng ngành thay vì nhìn nhận cả chuỗi thủ tục này như một quy trình trọn vẹn để thực hiện một dự án đầu tư có sử dụng đất và có xây dựng.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, chi phí thực hiện cùng một thủ tục có sự khác biệt giữa các địa phương. Chẳng hạn về thủ tục xây dựng, các tỉnh tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có mức chi phí tuân thủ cao nhất, gấp gần 2,3 lần so với mức trung bình trên cả nước. Trong khi đó, mức chi phí tuân thủ tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ tương đương 20% mặt bằng chung toàn quốc. Mức chi phí tuân thủ tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung lại xấp xỉ mức trung bình trên cả nước.
Những chi phí này tỉ lệ thuận với độ khó, quy mô, tổng mức đầu tư của dự án xây dựng, có địa phương chỉ mất 440.000 đồng nhưng một số nơi là 255 triệu đồng. Một số doanh nghiệp phản ánh, chi phí cao do yêu cầu pháp luật về quy hoạch tại các địa phương, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng không rõ ràng, thống nhất và phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước. Dẫn đến doanh nghiệp tốn nhiều tiền cho việc chuẩn bị, chỉnh sửa hồ sơ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cán bộ, do người đứng đầu của từng địa phương.
“Nếu chúng ta không đồng bộ, không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách, vì cán bộ thực thi thủ tục không ai muốn rời bỏ quyền lợi của mình. Công khai, minh bạch thì chi phí lót tay sẽ giảm rất nhiều. Trên thực tế, nhiều địa phương đã triển khai tốt mô hình trung tâm hành chính công, người dân muốn cám ơn cũng không biết đưa phong bì cho ai”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cần 113,3
- ·Áp thuế GTGT 5%: Căn cứ giảm giá phân bón
- ·Những khu phố ẩm thực nổi tiếng ở Hà Nội
- ·Giả shipper bảo 'gửi hàng ở chỗ cũ', lừa người mua chuyển khoản
- ·Gửi hàng đi Mỹ qua UPS
- ·Bitcoin lần đầu trong lịch sử áp sát 100.000 USD
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Giá dầu cao nhất 2 tuần qua
- ·Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chi 600 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN
- ·Hủy thông báo mời đầu tư 2 dự án Khu nhà ở xã hội vốn đầu tư hơn 7.640 tỉ đồng
- ·Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, sẽ cố vấn điều hành Quốc Cường Gia Lai
- ·Cậu sinh viên học cực giỏi, tuyệt vọng cứu mắt lòa
- ·5 cách tra cứu số tài khoản ngân hàng Đông Á
- ·SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại Newtown Diamond
- ·Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu tiếp tục tăng
- ·Khúc xạ kế đo độ mặn loại nào tốt, đo nhanh và chính xác?
- ·Chuyên gia: Giá căn hộ Hà Nội cao ngất, vẫn chưa phải là 'đỉnh'
- ·Vừa mở cửa, giá vàng miếng trong nước 'bốc hơi' gần 2 triệu đồng/lượng
- ·Giá cà phê hôm nay 24/11: Tiếp tục tăng mạnh
- ·Mối tình đầu khi ở tuổi 53
- ·Phá kỷ lục 3 lần trong ngày, giá Bitcoin vượt 96.500 USD