【ti so truc tuyen 7m】Nhu cầu cấp bách về "một NATO của Arab"
NATO nhóm họp cấp ngoại trưởng về tình hình xung đột Nga-Ukraine | |
Giới chức Nga đánh giá về các cuộc đàm phán với Mỹ và NATO | |
Liên minh châu Âu và NATO thảo luận về các đề xuất an ninh của Nga |
Việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ giúp Tehran mở rộng nguồn vốn |
Những tác động của việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế đồng loạt chống Moscow và khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân mới với Iran chắc chắn sẽ làm gia tăng phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các thách thức an ninh sắp tới tại khu vực.
Việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ giúp Tehran mở rộng nguồn vốn, tăng cường tiềm lực cho các lực lượng dân quân ủy nhiệm của họ ở Iraq, Liban, Syria và Yemen, đồng thời tối đa hóa sức ảnh hưởng của họ cũng như những hành động tàn bạo đối với những gì mà Iran cho là các chính phủ thù địch và chính cả những công dân vô tội của họ. Cuộc xung đột của Mỹ và châu Âu với Nga đã nêu bật tầm quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bảo vệ các thành viên trước bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra và cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một liên minh Arab tương tự để ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại các quốc gia thành viên.
Ý tưởng về một liên minh an ninh Trung Đông không phải là điều mới mẻ mà đã được nhen nhóm từ những năm 1950. Hiệp ước Baghdad (chỉ có một thành viên Arab là Iraq - cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan và Vương quốc Anh) đã kéo dài từ giữa những năm 1950.
Theo chuyên gia David Des Roches thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Trung Đông và Nam Á thuộc Đại học Quốc phòng tại Washington (Mỹ), ý tưởng về một NATO Arab hay thậm chí là một NATO vùng Vịnh có 3 vấn đề khiến việc hình thành một liên minh như vậy gặp khó khăn. Thứ nhất, đây không phải là một mối quan hệ bình đẳng thực sự. Dân số của Ai Cập luôn lớn đến mức họ có thể thống trị bất kỳ liên minh nào. Saudi Arabia cũng đóng vai trò tương tự trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Khi mọi người nhìn vào vùng Vịnh và kêu gọi một thỏa thuận như NATO, nó sẽ giống như NATO với các nước Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Quy mô của các quốc gia khác nhau đến mức không thể có một liên minh bình đẳng thực sự”.
Vấn đề thứ hai là vai trò của Israel, vì các vấn đề Israel-Palestine sẽ luôn khiến một thỏa thuận như thế này trở nên phức tạp.
Vấn đề thứ ba, theo quan điểm của ông Des Roches, là sự thiếu tin cậy giữa các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, ngay cả với những vấn đề này, một liên minh Arab tích cực vẫn cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa Iran cũng như ảnh hưởng và sự can thiệp của Nga trong tương lai tại khu vực. Một kế hoạch phòng thủ thống nhất, việc triển khai các hệ thống tên lửa hiệu quả ở các quốc gia thuộc liên minh này, chia sẻ thông tin tình báo và một lực lượng đa quốc gia trong tư thế sẵn sàng triển khai sẽ là một điều lý tưởng để đảm bảo an ninh cho toàn bộ khu vực và chống lại chủ nghĩa khủng bố cực đoan.
Về các quốc gia có khả năng sẽ tham gia liên minh quân sự này, ông Des Roches đã kể tên những quốc gia gần với phương Tây nhất như Maroc, Jordan, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Theo ông, “Saudi Arabia có thể sẽ gia nhập liên minh này. Ai Cập vẫn là một quốc gia khó đoán, đây là một đất nước có tinh thần dân tộc mạnh mẽ nhưng sẽ gia nhập liên minh nếu cảm thấy sẽ đạt được những lợi ích về an ninh và kinh tế đáng kể”. Ông cũng cho rằng Kuwait sẽ gia nhập liên minh này nếu không có Israel. Những nước như Ai Cập, Saudi Arabia, UAE và Maroc nên xem xét nghiêm túc việc thành lập một NATO Arab với các điều kiện nghiêm ngặt đối với tất cả các quốc gia muốn gia nhập. Đã đến lúc các quốc gia Trung Đông ôn hòa cần tìm kiếm sức mạnh bằng cách dựa vào chính mình và xây dựng các năng lực chung để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyện quá khứ sẽ gây bất hạnh?
- ·Nói không với túi nilon: Bắt đầu từ các bà nội trợ
- ·Doanh nghiệp Việt không ngừng ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường
- ·Sớm đưa TP.HCM thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon với tầm nhìn toàn cầu
- ·5 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả, dễ làm
- ·Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Bộ GD&ĐT đồng hành cùng Vingroup triển khai chương trình 'xanh'
- ·Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam
- ·Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân: Khi doanh nghiệp cùng vào cuộc
- ·Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- ·Tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm
- ·Tiêu dùng xanh trong bối cảnh hiện nay: Thực trạng và giải pháp
- ·Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng
- ·SeABank trao tặng 25.000 cây phủ xanh đất rừng tại Đắk Lắk
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An chủ động tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Thu gom và quản lý rác thải nhựa đại dương