【keest quar bong da】Tiếp nhận và xử lý báo cáo quyết toán như thế nào?
Tuy nhiên, phương thức quản lý mới cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cơ quan Hải quan. Để tạo thuận lợi cho Hải quan địa phương khi thực hiện, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể việc tiếp nhận và xử lý báo cáo quyết toán của DN.
DN không phải nộp chứng từ nào khác ngoài báo cáo quyết toán
Theo Tổng cục Hải quan, hiện tại năm tài chính của các DN hoạt động theo hệ thống pháp luật Việt Nam được kết thúc ở các mốc: 31-12, 31-3, 30-6, 30-9. Chính vì vậy, các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần nắm bắt cụ thể ngày bắt đầu, ngày kết thúc năm tài chính của DN thuộc quyền quản lý để có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc DN nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Việc tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ. Khi chưa có hệ thống hỗ trợ tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu theo năm tài chính, DN nộp báo cáo quyết toán bằng văn bản giấy tại chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên vật liệu hoặc chi cục Hải quan quản lý DN chế xuất. Khi tiếp nhận báo cáo quyết toán, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị không yêu cầu DN nộp thêm bất cứ chứng từ nào khác.
Các chi cục Hải quan thực hiện việc tiếp nhận báo cáo quyết toán, lập sổ theo dõi việc nộp báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN để có kế hoạch đôn đốc, xử lý các trường hợp không nộp hoặc chậm nộp báo cáo quyết toán.
Trường hợp nào phải kiểm tra báo cáo quyết toán?
Trước những băn khoăn của Hải quan địa phương về việc kiểm tra báo cáo quyết toán như thế nào, trong khi số lượng báo cáo quyết toán nộp cho cơ quan Hải quan thời điểm này sẽ rất lớn, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán của DN. Theo đó, tại Điều 41 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 5 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn rõ cách thức thực hiện. Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận báo cáo quyết toán thực hiện phân loại DN để áp dụng biện pháp kiểm tra theo quy định. Các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán gồm: Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan Hải quan; kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng, đối với DN ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục XNK hàng hóa đối với DN.
Cách thức kiểm tra báo cáo quyết toán, thực hiện theo Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC, các mẫu biểu quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra cơ quan Hải quan vận dụng tương tự như các mẫu biểu sử dụng cho hoạt động kiểm tra sau thông quan. Tổng cục Hải quan cũng lưu ý các đơn vị Hải quan cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, kế toán cho CBCC Hải quan để đáp ứng yêu cầu theo phương thức quản lý mới.
Bên cạnh đó, những nội dung trong quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, SXXK, DN chế xuất tại Quyết định 1966 cũng được Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 về nguyên tắc thực hiện và Điều 22 về kiểm tra báo cáo quyết toán. Việc theo dõi, thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN được cơ quan Hải quan thực hiện thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, một số vấn đề Hải quan địa phương cần lưu ý khi thu thập, xử lý thông tin liên quan đến DN như: Thu thập thông tin về DN (loại hình DN; tên người đại diện; số vốn điều lệ, pháp định; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở…); tình hình hoạt động của DN (thời gian bắt đầu hoạt động; năng lực sản xuất của DN; mặt hàng XNK; tổng số tờ khai, kim ngạch; thị trường XNK…); tình hình chấp hành pháp luật của DN (chấp hành pháp luật về hải quan; pháp luật về thuế; xếp hạng DN…). Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các nguồn dữ liệu khác nhau, công chức Hải quan được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phân tích, đánh giá, xác định DN có dấu hiệu rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm.
Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Vũ Lê Quân, việc thay đổi về cách thức thực hiện và phương thức quản lý đối với loại hình gia công, SXXK tạo thuận lợi cho DN nhưng cũng yêu cầu DN phải nâng cao ý thức tuân thủ, đồng thời cơ quan Hải quan cũng cần có sự quản lý để vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan. Đối với CBCC Hải quan, việc thay đổi từ phương thức quản lý cũ sang một phương thức quản lý mới sẽ phải cố gắng để tiếp cận và triển khai.
(责任编辑:World Cup)
- ·Máy nung cao tần và địa chỉ cung cấp máy nung cao tần uy tín giá rẻ
- ·Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng giảm điểm trong phiên đáo hạn
- ·Huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”
- ·Vàng SJC không nhúc nhích, thế giới đảo chiều tăng trên 2.300 USD
- ·Kết quả Vleague 2023: HAGL hòa Đà Nẵng, Hà Tĩnh thắng siêu kịch tính TPHCM
- ·Chứng khoán hôm nay (13/3): VN
- ·Củng cố hồ sơ xử lý đối tượng mua bán trái phép 2.000 viên ma túy
- ·Giá vàng hôm nay 25/10: Treo ở 89 triệu đồng
- ·Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về ATGT tại địa phương
- ·Long An tham gia Ngày hội trái cây Việt Nam tại Tiền Giang
- ·Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
- ·Chứng khoán hôm nay (22/3): VN
- ·Thái Lan đau đầu vì đội trưởng Chanathip
- ·Máng xối Green BM: Giải pháp bảo vệ cho ngôi nhà an toàn mùa mưa
- ·Phong Điền: Giao lưu, gặp mặt, tặng quà thanh niên lên đường nhập ngũ
- ·Xuân của niềm tin và khát vọng
- ·Hướng đến xã nông thôn mới thông minh
- ·Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác
- ·Nam Định: Tạm giữ hình sự nhóm thanh niên tổ chức tiệc ma túy mang theo súng