【tỷ lệ cá cược m88】Cân đối ngân sách: Thách thức còn ở phía trước
Theo dự toán NSNN năm 2014 đã được Quốc hội phê chuẩn, số thu ngân sách là 782.700 tỷ đồng, số chi là 1.006.700 tỷ đồng và bội chi dự kiến là 224.000 tỷ đồng- tương đương 5,3% GDP trong bối cảnh kinh tế năm 2014 việc thực hiện dự toán có những thuận lợi nhất định.
Tín hiệu mừng những tháng đầu năm
Tình hình thu ngân sách trong mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Để hoàn thành dự toán thu ngân sách hàng năm, các cơ quan hành thu phải “căng sức” ngay từ đầu năm cho đến những ngày cuối cùng của năm. Thu ngân sách giảm có nguyên nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp, cho đến các chính sách miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác được nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến đó là xuất phát từ cơ cấu thu ngân sách của nước ta hiện nay.
TS. Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng, theo quyết toán NSNN các năm có thể thấy thu ngân sách của nước ta phụ thuộc vào một số các nguồn chính gồm: Thu từ dầu thô bình quân chiếm khoảng 20%, thu từ hoạt động XNK (đặc biệt là thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng NK) và các khoản thu từ đất đai, khoáng sản. Do đó, khi kinh tế khó khăn các nguồn thu đó đều bị ảnh hưởng, dẫn đến thu ngân sách có chiều hướng giảm.
Điều đáng mừng là tổng thu cân đối NSNN 5 tháng đầu năm thực hiện ước đạt 358,55 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: Thu nội địa đạt 248,71 nghìn tỷ đồng, bằng 46,1% dự toán, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2013 (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 15,3%). Có nhiều khoản thu quan trọng tiến độ đạt khá, như: Thu từ kinh tế quốc doanh đạt 44,3% dự toán, tăng 33,8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 47,1% dự toán, tăng 13,9%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,1% dự toán, tăng 16,6%.
Thu về dầu thô cũng ước đạt 46,44 nghìn tỷ đồng, bằng 54,5% dự toán. Thu ngân sách từ hoạt động XNK ước đạt 94,98 nghìn tỷ đồng, bằng 42,4% dự toán, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2013. Số thu từ hoạt động XNK tăng chủ yếu là nhờ kim ngạch XNK 5 tháng đầu năm đạt khá, trong đó một số mặt hàng chịu thuế suất cao, trị giá lớn tăng mạnh so với cùng kỳ. Ví dụ, so với cùng kỳ năm 2013, kim ngạch NK xăng dầu tăng 14,4%, ô tô nguyên chiếc tăng 45,9%, linh kiện phụ tùng ô tô tăng 28,3%... Sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT theo chế độ (33 nghìn tỷ đồng), thu cân đối NSNN từ hoạt động XNK ước đạt 61,98 nghìn tỷ đồng, bằng 40,2% dự toán, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục có những khó khăn, song dường như Việt Nam đã qua khỏi giai đoạn kinh tế khó khăn nhất. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, năm 2014 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ khả quan hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng có thể sẽ đạt khoảng 5,6% và lạm phát sẽ khoảng 6,3 %. Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,5% trong năm 2014 với lạm phát có thể nằm trong mức mục tiêu của Chính phủ. Khi nền kinh tế đã đi qua gần nửa chặng đường, cho thấy, sự thuận lợi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước có thể tác động tích cực đến nguồn thu NSNN. Có thể thấy điều này khá rõ khi xem xét thu NSNN 5 tháng của năm 2014. Hầu hết các nguồn thu NSNN đều cho kết quả khả quan hơn so với năm 2014. Hơn nữa, mức lập dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 cũng không cao như giai đoạn 2012-2013 nên khả năng xảy ra hụt thu sẽ ít hơn.
Quản lý chặt các nguồn thu
Theo TS. Trần Đình Thiên, trong khi thu ngân sách phụ thuộc vào tài nguyên và yếu tố bên ngoài, đặc điểm đó làm cho thu ngân sách thiếu tính bền vững thì chi ngân sách lại rất “bền vững”, có nghĩa rất khó cắt giảm do chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, chi trả nợ tăng nhanh.
TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cảnh báo, quy mô thu ngân sách giảm nhanh nếu không đi kèm với việc giảm quy mô chi tiêu tương ứng thì sẽ có nguy cơ làm tăng thâm hụt ngân sách và nợ công. Hiện tổng chi thường xuyên đã lớn hơn mức thu từ thuế và phí. Điều này vi phạm nguyên tắc về tính bền vững đã được nêu ra trong Luật Ngân sách và tạo ra rủi ro lớn cho ngân sách về dài hạn khi chúng ta bắt đầu phải vay để tiêu dùng thay vì chỉ vay để đầu tư. TS. Cường cho rằng, dù có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi tiêu nhưng tốc độ tăng chi NSNN theo dự toán của Quốc hội và nhất là tăng chi thường xuyên vẫn khá cao (năm 2012 vượt xa so với tốc độ lạm phát). Vì vậy, dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu từ NSNN năm 2014 và trong trung hạn cũng không dễ. Trong khi đó, do quy mô vay nợ ngày càng tăng lên và nhiều khoản vay đã bắt đầu đến kỳ hạn trả nợ nên trong cơ cấu chi NSNN, chi trả nợ (cả lãi và gốc) đang tăng và bắt đầu tăng nhanh. Tỷ lệ trả lãi trong tổng chi cân đối NSNN vào năm 2005 chỉ là 2,9 % đã tăng lên 5,2 % năm 2013. Nếu tính tổng chi NSNN cho trả cả lãi và gốc thì năm 2014 sẽ cần khoảng 12% tổng chi cân đối NSNN dành để trả nợ.
Về tình hình thu ngân sách năm 2014, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, trong năm nay, việc thực hiện những chính sách mới như áp dụng thuế suất mới đối với thuế TNDN (giảm từ 25% xuống còn 22%) trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phục hồi, dự kiến sẽ khiến cho thu ngân sách bị giảm trong ngắn hạn, như vậy để hoàn thành được nhiệm vụ thu ngân sách đòi hỏi các cơ quan quản lý phải quản lý chặt nguồn thu, xử lý các hoạt động gian lận thuế. Bởi theo TS. Trần Đình Thiên, việc quản lý chặt các nguồn thu (như thu từ cổ tức của các DN nhà nước, từ các tài sản của nhà nước khác), chống thất thu thuế một mặt giúp tăng thu ngân sách đồng thời cũng giúp tránh được vòng luẩn quẩn đó là thất thu, trốn thuế nhiều làm giảm thu ngân sách.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về quyết toán NSNN năm 2012, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn, vẫn phải đảm bảo nguồn chi cho các nhiệm vụ thường xuyên, cho an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, cần thiết phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài khóa, giám sát chặt các nguồn thu, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thu, nợ đọng thuế. Trong báo cáo về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 gửi tới Quốc hội, Chính phủ cũng xác định, để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm là hết sức khó khăn, khi tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức.
Chính phủ xác định vẫn tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi NSNN; kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách; bảo đảm bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn... Cùng với đó là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây sẽ là nhóm giải pháp hiệu quả nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hướng tới sự bền vững trong thu ngân sách.
Phát biểu tại “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014, dự kiến cả năm 2014 đã, sẽ và tiếp tục ổn định vững chắc hơn. Dự báo tăng trưởng 5,8% trong năm 2014 và đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng hơn 6% trong 2015. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt, năm 2014 kiểm soát lạm phát khoảng 5%. Xuất khẩu bình quân 3 năm tăng trưởng trên 20%... Những tín hiệu quả quan từ nền kinh tế sẽ có tác động tích cực đến số thu ngân sách từ nay đến cuối năm 2014. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·CEO SoftBank: Robot thông minh sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản
- ·Cà Mau khởi công khu đô thị mới 1.000 tỷ đồng
- ·Ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 9
- ·Bình Định ước thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên 9.107 tỷ đồng
- ·Thái Bình lọt top 10 tỉnh, thành phố thu hút FDI cao nhất cả nước
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·30 triệu khẩu trang N95 của Mỹ ‘ế hàng' vì Trung Quốc
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Nisan sẽ dừng phát triển dòng xe sedan tại Nhật Bản
- ·Lâm Đồng: Số dự án cấp mới ngoài ngân sách giảm mạnh so với cùng kỳ
- ·Xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên: Kết nối nguồn lực hỗ trợ người dân khó khăn
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Lâm Đồng đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp
- ·Truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
- ·Thiếu hụt chip và tác động đến các hãng xe ở Việt Nam
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Đồng Nai trao giấy chứng nhận đầu tư 9 dự án