【bxhbd nga】Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em: Có việc buôn bán trứng, tinh trùng, đẻ thuê
Ông Đinh Văn Tuấn,ụtrưởngSứckhỏeBàmẹvàTrẻemCóviệcbuônbántrứngtinhtrùngđẻthuêbxhbd nga Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế, hôm nay cho biết ước tính đến thời điểm này đã có gần 200.000 trẻ em chào đời nhờ các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đặc biệt, khoảng 400-500 trường hợp là trẻ sinh ra từ quá trình mang thai hộ.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, sự phát triển mạnh mẽ của IVF bên cạnh việc mang lại hiệu quả vượt bậc về hỗ trợ sinh sản thì cũng tạo cơ hội cho những hành vi buôn bán phôi, tinh trùng và mang thai hộ bất hợp pháp.
Việt Nam đã áp dụng các kỹ thuật như công nghệ VneID, căn cước, mống mắt, vân tay... để nhận diện các cặp vợ chồng khi đến thực hiện điều trị vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng để giám sát chặt chẽ, phòng chống tội phạm và sai sót trong IVF cần có hệ thống kiểm tra nội bộ nghiêm ngặt. Những việc này nhằm ngăn chặn nhân viên tiếp tay cho tội phạm hoặc các hành vi gian lận.
“Ví dụ, việc cho tinh trùng chỉ được thực hiện tại 1 cơ sở y tế và chỉ được thụ tinh cho 1 người. Sau khi sinh con thành công, người cho phải dừng việc này” - ông Tuấn nói.
Vụ trưởng Sức khỏe bà mẹ - trẻ em khẳng định thực tế đã xảy ra tình trạng buôn bán tinh trùng và trứng, đẻ thuê, tráo noãn phôi...
Theo số liệu của Vụ Sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, thực hiện IVF ở Việt Nam đạt mức thành công cao, tới 60% số ca chu kỳ IVF có thai lâm sàng. Tuy nhiên, điều thách thức là giá dịch vụ còn cao so với thu nhập của hầu hết người dân.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng cần có chính sách, chủ trương, đổi mới trong thanh toán bảo hiểm y tế để từng bước đáp ứng nguyện vọng điều trị vô sinh, hiếm muộn của người dân, đồng thời góp phần duy trì và ổn định chất lượng và số lượng dân số.