会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cá cược hôm nay】Kịch bản để Việt Nam đạt thu nhập trung bình cao vào năm 2025!

【cá cược hôm nay】Kịch bản để Việt Nam đạt thu nhập trung bình cao vào năm 2025

时间:2024-12-23 20:18:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:424次

Hai kịch bản tăng trưởng kỳ vọng

Với tốc độ tăng trưởng kinh tếtrung bình 6,ịchbảnđểViệtNamđạtthunhậptrungbìnhcaovàonăcá cược hôm nay84%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó riêng 2 năm 2018 và 2019 đạt lần lượt 7,08% và 7,02%, Việt Nam bước vào giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng cao, gia tăng năng suất lao động và cải thiện mức thu nhập bình quân đầu người để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động trong và ngoài nước đến nền kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đã đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn này có thể đạt trung bình 7%/năm.

Theo đánh giá của NCIF, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất dựa trên những yếu tố ảnh hưởng có xác xuất xảy ra cao nhất hiện nay.

Với kịch bản này, kinh tế thế giới không có biến động quá lớn, nhưng có thể gặp khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc đối đầu về thương mại giữa các cường quốc đã lan tỏa vào khu vực sản xuất.

Đưa ra các yếu tố giả định phân tích ở kịch bản cơ sở, TS. Phó Thị Kim Chi, Ban Dự báo kinh tế vĩ mô (NCIF) dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu có xu hướng giảm với mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,35%/năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm nhẹ, trong khi Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm tăng trưởng hiện nay.

Mặc dù vậy, bối cảnh kinh tế trong nước nhờ tận dụng, phát huy được các tác động tích cực từ xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, với nỗ lực điều hành kinh tế của Chính phủ, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát dự kiến ở mức 3,5 - 4,5%/năm, tỷ giá VND/USD tăng trong khoảng 1,5 - 2% năm.

Đặc biệt, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự chuyển đổi khá rõ nét.

“Dù chủ yếu vẫn dựa vào những động lực tăng trưởng cũ, nhưng chất lượng, hiệu quả nền kinh tế được cải thiện so với giai đoạn trước, khi năng suất lao động tăng khoảng 6,3%.

Dự kiến, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP trung bình ở mức 31% trong giai đoạn 2021 - 2025, tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn FDI trên tổng vốn đầu tư tăng từ 65,7% trung bình giai đoạn 2016 - 2020 lên 74% trung bình giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Hiệu quả đầu tư tiếp tục được cải thiện, hệ số ICOR đạt mức trung bình là 6, giảm 0,11 so với giai đoạn 2016 - 2020. Với các kết quả tính toán này cho kịch bản cơ sở, theo tiêu chí phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ bước vào nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao ở cuối giai đoạn.

Điều này có nghĩa là đến năm 2025, GDP bình quân đầu người Việt Nam có thể đạt khoảng 4.688 USD, xét theo tiêu chí phân loại trên, Việt Nam có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao”, bà Kim Chi nói.

Tuy nhiên, bức tranh chưa phải màu hồng khi nguy cơ tụt hậu và vướng bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu nếu nền kinh tế Việt Nam chỉ duy trì các động lực tăng trưởng cũ.

Theo phân tích của NCIF, giả định tốc độ tăng trưởng GDP 7% được duy trì trong giai đoạn tiếp theo với mức giảm phát GDP được giả định vẫn trong khoảng 5%/năm, thì Việt Nam vẫn cần khoảng 16 năm kể từ năm 2021 mới có thể đạt GDP bình quân đầu người 12.500 USD để thoát khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.

Do đó, để đẩy nhanh quá trình vượt bẫy thu nhập trung bình và bắt kịp một số nền kinh tế châu Á, NCIF khuyến nghị, Việt Nam cần nỗ lực tạo dựng nền tảng cho tăng trưởng cao ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn được coi là thời kỳ Chiến lược mới.

Ở kịch bản cao, NCIF dự báo, GDP có thể tăng 7,5%/năm. Theo TS. Đặng Đức Anh và Nhóm nghiên cứu Ban Dự báo kinh tế vĩ mô, kịch bản này tuy xác suất xảy ra thấp hơn, nhưng vẫn có khả năng trở thành hiện thực nếu Việt Nam tận dụng và phát huy tốt hơn nữa các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, cũng như tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu và gia tăng năng suất lao động.

Đối với việc đổi mới mô hình tăng trưởng ở kịch bản cao, NCIF khuyến nghị, cần tập trung hơn vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay vì phụ thuộc vào các động lực tăng trưởng cũ như đầu tư, tín dụng, lao động, vốn FDI của giai đoạn trước.

Khu vực tư nhân cần phát triển mạnh hơn và trở thành động lực chính của nền kinh tế với cơ cấu vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và FDI trên tổng vốn đầu tư đạt trung bình 77% giai đoạn 2021 - 2025.

Tỷ trọng vốn/GDP sẽ giảm so với kịch bản cơ sở trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cải thiện tốt hơn với hệ số ICOR trung bình có thể đạt 5,8 trong giai đoạn này.

Ổn định vĩ mô được duy trì, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn so với kịch bản cơ sở, hiệu quả nền kinh tế được cải thiện, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh hơn theo hướng đổi mới sáng tạo, đưa tốc độ tăng năng suất lao động trung bình lên 6,8%, cao hơn nhiều so với trước, nhờ đó nâng GDP bình quân đầu người, dự kiến đạt 4.798 USD vào năm 2025.

“Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải chủ động chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động với dự báo sẽ có khoảng 20 - 40% lao động phải chuyển sang nghề khác so với cơ cấu ngành nghề hiện nay”, TS. Đức Anh khuyến cáo.

Thuận lợi đan xen thách thức

Giai đoạn 2021 - 2025, NCIF dự báo, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức đan xen.

Trong đó, cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam thông qua mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ.

Tăng trưởng giai đoạn này vẫn phụ thuộc vào các khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó quan trọng là 2 nhóm ngành chế biến, chế tạo và bán buôn, bán lẻ.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ góp phần duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức cũng không hề nhỏ khi theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do kinh tế toàn cầu giảm sút khi bảo hộ thương mại và xung đột thương mại gia tăng.

Trong nội tại nền kinh tế, các vấn đề tồn tại trong cơ cấu của nền kinh tế và mô hình tăng trưởng còn chưa được tối ưu hóa hiệu quả sẽ tiếp tục cản trở việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững qua thời gian.

Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp NCIF, nền kinh tế đứng trước nhiều cơ hội song hành cùng thách thức và áp lực không nhỏ khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là CPTPP, EVFTA và sắp tới là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

"Các hiệp định thương mại tự do mới dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế trong nước, tới doanh nghiệpvà toàn xã hội ở cả hai mặt. Cụ thể, theo dự báo, EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm lần lượt là 4,3% và 1,3% vào năm 2030", ông Thắng cho biết.

Để đạt được mức tăng trưởng cao một cách bền vững đi cùng với ổn định kinh tế vĩ mô trong nửa đầu của thập kỷ mới và đạt được các kết quả kỳ vọng như dự báo tại 2 kịch bản tăng trưởng, TS. Phó Thị Kim Chị cho rằng, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực nội tại của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới, tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế, xu thế phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạn chế những khó khăn, thách thức từ môi trường quốc tế và trong nước.

Cụ thể, các giải pháp được NCIF khuyến nghị bao gồm đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân để làm động lực tăng trưởng mới cho tổng thể nền kinh tế.

Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động, tận dụng tối đa các cơ hội từ cuộc công nghiệp 4.0 trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình thực hiện chiến lược thu hút dòng vốn nước ngoài thế hệ mới để tăng mạnh dòng vốn cho nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế, đồng thời cần chủ động ứng phó với các tác động tiêu cực bởi xung đột thương mại và chiến tranh thương mại quốc tế…

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Năm 2050, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh
  • Đảm bảo quyền trẻ em trong mùa dịch
  • 33 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2021
  • Hãy chọn ngành mình thích
  • Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải
  • Sẽ không thiếu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
  • Ukraine tố Nga tập kích tên lửa diện rộng, trao đổi tù binh ngày cuối năm
  • Tỷ giá Euro hôm nay 12/1/2024: Đồng Euro giữ đà tăng, chợ đen mua 26.953,36 EUR/VND
推荐内容
  • Thu hồi 5 giấy phép, tạm đình chỉ 2 phòng khám vi phạm quy định phòng chống dịch Covid
  • Mỹ xúc tiến mở lại sứ quán tại Solomon
  • Giá heo hơi hôm nay ngày 14/1/2024: Đà tăng sẽ vẫn tiếp diễn?
  • Đại học Huế góp sức trong công tác phòng, chống dịch
  • Xử lý việc dùng Google Maps quảng cáo dịch vụ vi phạm pháp luật
  • Video pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Nga tác chiến tại Donbass