【el salvador ở đâu】Sâu keo hoành hành châu Phi, châu Á, đe doạ an ninh lương thực
Sản lượng gạo sụt giảm tại châu Á đe dọa an ninh lương thực | |
An ninh lương thực thời hạn, mặn | |
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm an ninh lương thực tại APEC | |
Thế giới họp bàn về nông nghiệp, an ninh lương thực |
Sâu keo mùa thu có sức tàn phá khá mạnh với cây ngô |
Phun hoá chất 6 lần không chết
Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho thấy: Tính đến đầu tháng 8, đã có hơn 18.000ha ngô trên toàn quốc bị sâu keo xâm hại, gây thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, công tác phòng trừ hết sức khó khăn và tốn kém do tốc độ sâu sinh sản nhanh, vòng đời dài; tập quán canh tác nhỏ lẻ, mỗi nơi lại có một thời điểm gieo trồng và cơ cấu mùa vụ khác nhau.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO): FAW là loại sâu hại có nguồn gốc từ châu Mỹ, thức ăn ưa thích của FAW là cây ngô. Ngoài ngô, loại sâu hại này có thể lây lan sang rất nhiều loại cây trồng khác với mức độ gây hại lớn.
Sơn La là “thủ phủ ngô” khá lớn của cả nước. Tại đây, nhiều diện tích trông ngô đã bị sâu ăn hết chỉ trong vài ngày, khiến người dân phải trồng đi trồng lại.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, một hộ dân ở Mộc Châu (Sơn La) cho biết: Vụ ngô này, gia đình ông có nguy cơ mất trắng vì FAW dù ông đã trồng đi trồng lại tới 3 lần. Lần đầu tiên, ông Hùng xuống giống vào khoảng tháng 4. Khi cây ngô đang phát triển khoẻ mạnh thì bất ngờ bị dịch sâu keo tàn phá. Ông và gia đình phải chặt sạch 0,8ha ngô để trồng lại.
Sau khi gieo trồng lần 2, cây ngô đang lên xanh tốt thì chỉ sau vài ngày cũng bị sâu keo ăn sạch. Tiếp tục xuống giống lần thứ 3 trong 1 vụ ngô với hy vọng mong manh rằng, có thể sâu đã đi mất. Tuy nhiên, lần này ông Hùng cũng phải thất vọng khi ruộng ngô vẫn bị sâu cắn phá tan tành.
“Lần này, tôi đã phải phun thuốc sâu tới 6 lần mà vẫn thấy có sâu keo sinh sôi nảy nở. Chưa tính chi phí giống, tiền phân bón, mới chỉ tính 6 lần phun thuốc và công thuê người phun tôi đã phải bỏ ra tới 12 triệu đồng”, ông Hùng than thở.
Tính đến thời điểm hiện tại, sâu keo mùa thu đã xâm hại hơn 18.000ha trồng ngô trên toàn quốc |
Đồng cảnh ngộ bị sâu keo tàn phá ruộng ngô như hộ nhà ông Hùng, nông dân Vũ Văn Sai, Võ Nhai (Thái Nguyên) chia sẻ: Năm nay, gia đình ông Sai trồng 3,6ha ngô vừa giống thường vừa giống kháng sâu DK 9955S.
“Tháng 7 vừa rồi, tôi thu hoạch khu vực giống thường thì năng suất giảm hẳn so với năm ngoái. Tỷ lệ bắp thối nhiễm nấm chiếm tới 34% mặc dù đã đầu tư rất nhiều công sức và chi phí phòng trừ. May có khu vực trồng giống sâu thì năng suất vẫn đạt nhờ khả năng kháng sâu có sẵn trong giống”, ông Sai nói.
Khả năng di trú tới 100km mỗi đêm
Điều gì khiến FAW lây lan nhanh tới vậy? Mới đây, tại hội thảo quốc tế “Giải pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả”, GS.TS Andi Trisyono (Đại học Gadjah Mada, Indonesia) đã đưa ra câu trả lời, đó là bởi loài sâu này có khả năng di trú tới 100km mỗi đêm.
“Tại Indonesia, không biết chính xác FAW xâm nhập vào thời gian nào, song đến nay hầu hết các đảo đều bị nhiễm sâu. Đáng chú ý, một hòn đảo rộng lớn như Sumatra, chỉ trong 3 tháng toàn bộ ngô trên đảo đều bị sâu tấn công. Trong khi đó, tại châu Phi, theo FAO, sâu keo mùa thu đã gây thiệt hại kinh tế ước khoảng 1–3 tỷ USD”, GS.TS Andi Trisyono cho hay.
Xuất hiện tại châu Á vào giữa năm 2018, các chuyên gia nhận định rằng, FAW có thể đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là châu Á. Đó là bởi, loài sâu này gây hại cực mạnh trên cây ngô-loại cây lương thực quan trọng, là nguồn cung chính cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Tại Việt Nam, loài FAW được chính thức phát hiện tại miền Bắc vào tháng 4 vừa qua.
Trồng giống ngô kháng sâu được xem là một trong những giải pháp hiệu quả ứng phó với dịch sâu keo hoành hành |
Ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh: “Tôi chưa từng thấy loại sâu nào gây hại và lan rộng nhanh chóng như FAW. Chúng có thể phát tán 100km trong 1 đêm và gây hại tới hơn 200 loại cây trồng. Tuy đã có những biện pháp kiểm soát nhưng đây là loại sâu bệnh mới và vô cùng nguy hiểm, chưa có thuốc bảo vệ thực vật xử lý được nên chỉ sau 3 tháng, FAW đã lan tràn cả nước và gây hại chủ yếu trên cây ngô”.
Để hạn chế thiệt hại do FAW gây ra, cuối tháng 5 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã công bố tên 4 hoạt chất sử dụng tạm thời, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương báo cáo, cập nhật các loại thuốc hiệu quả để đưa vào danh mục khuyến cáo cho bà con. Hiện, Công ty Bayer cũng đang thực hiện khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm Vayego® (tetraniliprole) để phòng trừ FAW.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định: FAW là loại sâu mới, tốc độ lây lan nhanh, gây hại diện rộng, thời gian đẻ trứng dài, sinh trưởng phát triển phức tạp. Ngoài ra, Việt Nam chưa có nhiều thuốc bảo vệ thực vật phun trừ đặc hiệu loại sâu này nên công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn, thách thức.
“Tuy nhiên, các địa phương không chủ quan cũng không hoảng sợ vì hiện đã có nhiều giải pháp hiệu quả, ví dụ như mô hình sử dụng giống ngô kháng sâu của một số nông dân tại huyện Mộc Châu. Ngoài ra, giải pháp còn là cố gắng đồng loạt tổ chức phòng trừ, ứng dụng biện pháp bẫy bả sinh học để thu bắt và tiêu diệt sâu trưởng thành; sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ổ trứng, sâu non) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ sâu keo mùa thu trên đồng ruộng…”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An chủ động tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử, có nên đầu tư?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/10: Quay đầu đi xuống
- ·Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36
- ·Nói với con về đảo xa Tổ quốc
- ·Giá vàng hôm nay 27/10: Tiếp tục tăng
- ·Sổ tiết kiệm của trẻ có bị phân chia khi cha mẹ ly hôn?
- ·Giá tăng mạnh, có nên đầu tư khi vàng lên đỉnh?
- ·Rắc rối xung quanh tờ di chúc
- ·Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp hàng hóa, bước tiến mới trong hợp tác kinh tế
- ·Vingroup, VinFast ký hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung Đông
- ·Mất bao nhiêu năm làm việc để mua căn hộ 60m2 tại thành phố lớn trên thế giới?
- ·Đề xuất miễn thuế với hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm
- ·Giá vàng SJC trong nước tuột mốc 84 triệu đồng mỗi lượng
- ·Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán
- ·Mất bao nhiêu năm làm việc để mua căn hộ 60m2 tại thành phố lớn trên thế giới?
- ·Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
- ·Vàng SJC giảm 700.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm đi xuống
- ·Thái Bình