【bảng xếp hạng brazil serie a】Nâng hạng tín nhiệm tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
PV: Xin ông cho biết S&P nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam dựa trên cơ sở nào?ânghạngtínnhiệmtạohiệuứnglantỏachotoànbộnềnkinhtếbảng xếp hạng brazil serie a
Ông Trương Hùng Long: S&P nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên một số cơ sở.
Ông Trương Hùng Long |
Trước tiên căn cứ vào đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc trong bối cảnh Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế di chuyển trong nước và xuyên biên giới. Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế mạnh mẽ, vị thế đối ngoại vững vàng và thu hút dòng vốn FDI bất chấp sự gián đoạn của đại dịch.
Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin được cải thiện ấn tượng và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát Covid-19 cũng là một cơ sở để S&P cân nhắc nâng hạng cho Việt Nam.
Ngoài ra, dư địa chính sách tài khóa vẫn dồi dào trong bối cảnh nợ công giảm mạnh cho phép nền kinh tế ứng phó với rủi ro vĩ mô và sự cải thiện rõ rệt về quy trình, thủ tục hành chính của Chính phủ, đặc biệt liên quan đến chất lượng quản trị các khoản nợ được bảo lãnh.
Nguồn: S&P và Fitch. Đồ họa: Hồng Vân |
PV: Vậy việc S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam trong thời điểm này, thưa ông?
Ông Trương Hùng Long: Lần gần nhất S&P nâng hạng cho Việt Nam lên BB là tháng 4/2019. Như vậy, sau 4 năm, S&P tiếp tục có quyết định nâng hạng cho Việt Nam. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam để ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô, củng cố nền tảng chính trị - xã hội.
Việc nâng hạng tín nhiệm có ý nghĩa hết sức tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với Chính phủ, trong bối cảnh cần huy động các nguồn lực cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc nâng hạng góp phần giúp Chính phủ mở mang các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển với chi phí hợp lý.
Tổng quan về hệ số tín nhiệm quốc giaHệ số tín nhiệm quốc gia (hay còn gọi là định mức tín nhiệm quốc gia) phản ánh khả năng và mức độ sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của chính phủ một cách đầy đủ, đúng hạn. Hệ số này là thước đo định tính về khả năng vỡ nợ của chính phủ do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đưa ra dựa trên đánh giá định lượng về các chỉ số nợ, thu chi ngân sách, dự trữ ngoại hối, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đầu tư, lãi suất... cũng như đánh giá định tính về tình hình chính trị và triển vọng kinh tế vĩ mô trong tương lai. Đây là chỉ số cơ bản được các nhà đầu tư xem xét như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trước khi có quyết định đầu tư vào quốc gia đó. Đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường thực hiện hàng năm hoặc khi có sự kiện phát hành hoặc các sự kiện có tác động tiêu cực đến hồ sơ tín dụng. Kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm thể hiện thông qua hệ số tín nhiệm và triển vọng tín nhiệm. |
Đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, góp phần đa dạng hóa nguồn tài chính, cải thiện chi phí huy động vốn nước ngoài.
Đối với quốc gia, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, mặt khác gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, giúp đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam.
PV: Ông có thể cho biết một số trọng tâm cần tập trung cải thiện để Việt Nam nâng hạng lên mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư trong thời gian tới?
Ông Trương Hùng Long:Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, hai trụ cột Việt Nam cần cải thiện là về quản trị, cụ thể là cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, công khai minh bạch dữ liệu và thứ hai là về khả năng chống chọi đối với các sự kiện bên ngoài.
Về quản trị, chúng ta cần tiếp tục cải thiện các chỉ số quản trị đã được công bố toàn cầu, nâng cao các tiêu chuẩn công bố dữ liệu và cải thiện chất lượng và tính kịp thời của dữ liệu cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Trên thực tế, đây là các định hướng, nhiệm vụ Chính phủ đã chỉ đạo sát sao để các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cùng thực hiện.
Ngoài ra, Việt Nam cần cải thiện khả năng chống chọi với các rủi ro bên ngoài. Cần cải thiện hơn nữa các vấn đề mang tính cơ cấu ở khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo hạn chế các rủi ro tiềm ẩn từ nghĩa vụ nợ dự phòng đối với ngân sách nhà nước.
PV:Xin cảm ơn ông!
Chỉ còn một bậc để đạt mục tiêu đến năm 2030Các mức xếp hạng tín nhiệm được chia theo 2 nhóm lớn: Nhóm xếp hạng tín nhiệm ở mức “Đầu tư” với mức xếp hạng từ Aaa/AAA đến Baa3/BBB- và hệ số tín nhiệm ở mức “Đầu tư” với mức xếp hạng từ Ba1/BB+ đến CC/Ca. Khi các nhà đầu tư mua trái phiếu, họ có thể lựa chọn các trái phiếu do các quốc gia có hệ số tín nhiệm ở mức “Đầu tư” với mức thu nhập ổn định ở mức thấp nhưng ngược lại độ an toàn cao. Thực hiện mục tiêu tổng quát của Đảng và Nhà nước tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 về việc “nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt mục tiêu đưa xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức Đầu tư tới năm 2030. Theo thang đánh giá xếp hạng tín nhiệm của S&P, mức BBB- là mức khởi điểm xếp hạng đầu tư. Với việc Việt Nam đạt được mức BB+ từ ngày 26/5/2022, là bậc ngay sau BBB- Việt Nam chỉ còn đúng một bậc để đạt mục tiêu của Đề án. Việc S&P nâng hạng tại thời điểm này tạo động lực rất lớn để Chính phủ, các bộ ngành liên quan triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp đã nêu tại đề án. Đó là các giải pháp tổng thể phát huy các thế mạnh hiện có trên tất cả các ngành lĩnh vực, phủ rộng các hoạt động về kinh tế, an sinh xã hội, môi trường. Bên cạnh những giải pháp về cải thiện chất lượng thể chế, xây dựng nền tảng vững mạnh cho tài chính công và lĩnh vực ngân hàng, việc tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế là hết sức quan trọng nhằm truyền tải những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam đã đạt được, chia sẻ những cam kết của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới, làm cơ sở để thuyết phục các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá sát và tích cực về hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam. Tại thời điểm này, việc nâng hạng của S&P cũng là một điểm cộng đối với việc xem xét xếp hạng của Moody’s và Fitch trong năm tới. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sao không cho con chết đi để chị con bớt khổ!
- ·Soi kèo phạt góc Việt Nam vs Palestine, 19h30 ngày 11/9
- ·Soi kèo phạt góc Bournemouth vs West Ham, 21h00 ngày 12/8
- ·Soi kèo phạt góc Cadiz vs Alaves, 0h30 ngày 15/8
- ·Xem xét thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu, Hòa Bình
- ·Soi kèo phạt góc Nữ Colombia vs Nữ Jamaica, 15h00 ngày 8/8
- ·Soi kèo phạt góc Sheffield United vs Man City, 20h00 ngày 27/8
- ·Soi kèo phạt góc Sheffield United vs Everton, 18h30 ngày 2/9
- ·Giá cà phê tăng khủng khiếp, lên 114.000 đồng/kg, nhiều nông dân tiếc nuối
- ·Soi kèo phạt góc Cadiz vs Alaves, 0h30 ngày 15/8
- ·Giảm thiểu tai nạn giao thông đối với học sinh
- ·Soi kèo phạt góc nữ Anh vs nữ Colombia, 17h30 ngày 12/8
- ·Soi kèo phạt góc Haka vs Mariehamn, 22h ngày 11/8
- ·Soi kèo phạt góc Stromsgodset vs Valerenga, 23h ngày 5/8
- ·Tội lắm bé 13 tháng tuổi: mắc tim bẩm sinh, nguy cơ mù lòa
- ·Soi kèo phạt góc KTP Kotka vs Inter Turku, 22h ngày 7/8
- ·Soi kèo phạt góc Arsenal vs MU, 22h30 ngày 3/9
- ·Soi kèo phạt góc FC Astana vs Dinamo Zagreb, 21h00 ngày 2/8
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm hướng đi mới
- ·Soi kèo phạt góc Man City vs Sevilla, 02h00 ngày 17/8