【gyeongnam vs】Tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức,ổchứchoạtđộngdượclâmsàngcủacơsởkhámchữabệgyeongnam vs hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.
Nghị định nêu rõ: Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.
Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc để phục vụ người mua thuốc trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà thuốc.
Từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng
Về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng, Nghị định quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Theo Nghị định, khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại Điều 80 Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
1- Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả; 2- Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc; 3- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng; 4- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này; 5- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 6- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc; 7- Tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các nghiên cứu khoa học khác về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Nghị định cũng quy định rõ lộ trình thực hiện, kể từ ngày 01/01/2021, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng: Bệnh viện, Viện có giường bệnh (gọi tắt là bệnh viện) bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I.
Chậm nhất đến ngày 01/01/2024, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.
Chậm nhất đến ngày 01/01/2027, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng trực thuộc tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các các bộ, ngành khác quản lý phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Bãi bỏ Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
Theo VPCP
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Học viện ngoại giao Azerbaijan tuyển sinh
- ·Dương Kim Ánh tiết lộ khoảng thời gian vắng bóng 'trầm để cảm'
- ·Cục Thuế TP.HCM: Đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp nợ 22 tỷ đồng thuế
- ·Hơn 590 DN đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017
- ·Chồng chết mà không mua nổi quan tài...
- ·Hiệp định lịch sử TPP đã được ký kết
- ·Giải ngân vốn nước ngoài thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017
- ·Cơ quan quản lý có lý do hợp lý để lập biên bản xử phạt ca sĩ Tuấn Hưng
- ·Cty Supe hỗ trợ 55 triệu đồng cho gia đình công nhân bị hỏa hoạn
- ·Kiến thức về bệnh đái tháo đường của người dân châu Á chưa cao
- ·Bố bỏ đi, mẹ muốn đơn phương li dị thì thế nào?
- ·VTOS cơ hội hội nhập ASEAN cho lao động du lịch
- ·Sắp diễn ra hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt
- ·Các hãng hàng không Việt đồng loạt tăng giá vé
- ·Khổ nhục kế để giữ phi công trẻ
- ·Thời tiết và cung cầu khiến giá rau quả biến động thất thường
- ·Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 3.258 nghìn tỷ đồng
- ·Hạt gạo Việt giữa vòng quay hội nhập
- ·Thủ tục làm di chúc khi nhà mất 'giấy hồng'?
- ·Thủy sản trước hội nhập: Nhiều cơ hội, lắm gian nan