Cuốn sách “Hàn Mặc Tử: Máu và Trăng”Đời người như một bức rèm soi kèo slovenia" />
会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo slovenia】Chạy theo Trăng cùng Hàn Mặc Tử!

【soi kèo slovenia】Chạy theo Trăng cùng Hàn Mặc Tử

时间:2024-12-23 21:31:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:875次
leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 Cuốn sách “Hàn Mặc Tử: Máu và Trăng”

Đời người như một bức rèm giăng lạnh trên những trống trải, thêu những giằng xé của khổ, của đau, của hụt hẫng và tức tưởi. 28 cái xuân vèo trôi qua năm tháng, nhưng 28 mùa xuân ấy đã chín mãi, thơm mãi trong lòng bạn đọc. Sống như đang đi trong cơn mộng dài, mà mộng cũng là đang sống một đời sống khác như cuộc đời ngắn ngủi mà rực rỡ Hàn thi sĩ.

Hôm nay, gặp lại thơ Hàn Mặc Tử trong một “áo mới” đầy sắc màu gợi lại những ngày xưa qua cuốn sách “Hàn Mặc Tử: Máu và Trăng” (biên soạn và minh họa Nham Nham, NXB Kim Đồng, 2023). Sách gồm 3 chương chính: chương I. Lệ Thanh và xứ Huế; chương II. Có ai nuốt ánh trăng vàng và chương III. Thơ Điên. Đó là một diễn trình của tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử, một cuộc vượt thoát và tiến vào cõi thơ riêng. Hàn Mặc Tử sinh ra để làm thơ và thơ là cuộc sống của thi sĩ.

Lệ Thanh và xứ Huế có thể nói là khúc dạo đầu của chất thi sĩ lãng mạn đắm say trong mùa cổ điển, dễ thụ cảm với những cảnh và tình ý vị của đời sống. Hàn Mặc Tử rung động trước mùa thu, hoa cúc, bẽ bàng trước khoảnh khắc của đổi thay vội vàng, của thời gian đi mãi. Chàng trai trẻ nặng lòng với đêm khuya, tiếng đàn nguyệt, với ngôi chùa hoang “khắc khoải tiếng quyên kêu”. Và kể từ đây, chàng theo cơn mộng đi vào cõi ngôn từ phiêu linh: “Tương tư mộng thấy năm canh mộng/ Luyến ái trời vương bốn phía trời (Nhớ Trường Xuyên).

Tiếp đó, “Có ai nuốt ánh trăng vàng” cháy sáng những vầng thơ đầy sức sống thanh xuân như “ta đang khao khát tình yêu đương”, để rồi riết róng với ngôn từ theo cách riêng của Hàn Mặc Tử. Từ “đêm vầng trăng thiếu” bẽn lẽn nỗi “buồn như đám mây” của thiếu nữ chợt to lớn bởi ý nghĩ nằm ngoài vũ trụ “Có ai nuốt ánh trăng vàng/Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga” (Uống trăng). Hàn Mặc Tử trôi đời phiêu lãng, bắt đầu yêu, tập nhớ nhung, khao khát đốt ngọn lửa thơ cháy sáng trong lòng tuổi trẻ. Ở lòng thi sĩ cũng bao chứa cả nỗi sầu bi của người cách mệnh “Ðạp chân trên đường máu”, khi đứng trước cảnh nước nhà tang thương trong xiềng nô lệ.

Phải đến Thơ Điên, Hàn Mặc Tử mới là Hàn Mặc Tử. Thi sĩ chạm đến bến bờ của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thi ca, chắp cánh cho ngôn ngữ Việt đi sâu vào vùng trời mơ mộng, bi thiết. Những bài thơ đã đi vào lòng người, sống trong lòng người bao năm tháng như Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín, Trăng vàng trăng ngọc…

Thế giới Hàn Mặc Tử mở ra cùng tình yêu như tình sử, của mùa xuân đào nguyên không trở lại, của trăng đớn đau, quằn quại như cơn bệnh nan y. Chỉ một câu “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây” (Mùa xuân chín), Hàn Mặc Tử không chỉ làm đẹp tiếng Việt, mà còn tạo nên giá trị và vị trí của từ, như “hổn hển” không có ví von nào có thể vượt qua. Thi sĩ dám “cả gan”, dám làm những chuyện vượt tầm thế gian: “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng! Ai mua trăng tôi bán trăng cho” (Trăng vàng trăng ngọc) để người đời nhớ mãi.

Đọc Hàn Mặc Tử, thương Hàn Mặc Tử từng ngày chống chọi với bệnh tật bằng những vần thơ, một thiên tài ngôn ngữ trong hàng triệu nạn nhân của chứng bệnh khó chữa một thời này. Thi sĩ vẫn mãi sống, mãi tìm Rạng Ngời không dễ gì vào quên lãng: “Tôi đi trong áng sương mờ/ Tìm con trăng lạc ngoài bờ bến kia” (Chơi trên trăng).

Thanh xuân qua đi trong chớp mắt, cái neo đậu lại chính là ký ức của khát vọng và tình yêu. Thơ Hàn Mặc Tử neo đậu cùng tuổi trẻ của biết bao người đang “khát vô cùng” trước những diễn biến của cái bên trong “bao giờ tôi hết được yêu vì”, hay đắm đuối cùng cơn mộng tưởng “sương khói mờ nhân ảnh”, trong đó có tôi. Thi sĩ đã khám phá sự tồn tại của bản ngã, tìm thấy lẽ tha nhân của kiếp người tạm bợ và truyền sức sống hào sảng, mãnh liệt cho tuổi trẻ trước mịt mùng thân phận, thời đại.

Lẽ vì thế, những minh họa của nhóm họa sĩ trong cuốn sách nhỏ này đã vẽ ra miền tâm tưởng của người thi sĩ, màu sắc, hình khối hóa những biểu tượng, chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ thơ Hàn. Sự công phu của nét cọ trong từng mảng màu, nhân vật, khung cảnh… hòa nhập với tính tượng trưng và tài hoa của thi sĩ. Ở đây, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội họa đã hợp thể trong yếu tính của “thi họa đồng nhất”, là thành công của tập sách này.

Đóng tập sách lại, nhìn vầng trăng thao thiết ngoài kia, tôi đồng cảm với người làm thơ nghĩa là không ai cản được tiếng lòng mình, nhưng trở thành thi sĩ phải như là Hàn Mặc Tử trong cái sống hiến dâng hết thảy “sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, trong tận cùng cảm giác “vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống”. Thơ Hàn Mặc Tử là chói rỡ trong lãng mạn bi thảm, là cõi riêng, độc sáng một góc trời của tinh thần Thơ Mới. Và chỉ có thể là Hàn Mặc Tử.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
  • Trục đường Khuất Duy Tiến
  • Sẽ bổ sung 2 đối tượng được miễn thủy lợi phí
  • Bạn muốn hẹn hò tập 972: Câu nói xúc động khiến mẹ đơn thân quyết định hẹn hò
  • 90 năm truyền thống vẻ vang
  • EU khởi động dự án Các thành phố thế giới tại Việt Nam
  • Tổ máy 1 Nhiệt điện Thái Bình 1 hòa lưới điện quốc gia
  • Dân mạng xôn xao 'cụ mai' 2 tỷ ở Cà Mau, chủ nhân tiết lộ giá trị thật gây sốc
推荐内容
  • Mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 9
  • Mẹ chồng ra 'tối hậu thư' trước Tết, nàng dâu đỏ mặt nói 5 câu
  • Hose hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
  • Lời chúc Tết bạn bè tết Giáp Thìn 2024 vui vẻ, ý nghĩa nhất
  • Nhiều chính sách, văn bản mới đáng chú ý có hiệu lực từ ngày 1/7/2021
  • Trải nghiệm nhớ đời khi ngâm mình trong làn nước lạnh dưới 5 độ C