会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số ngoại hạng hôm nay】Cổ phần hóa vì sao chậm?!

【tỷ số ngoại hạng hôm nay】Cổ phần hóa vì sao chậm?

时间:2024-12-23 18:09:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:707次

co phan hoa vi sao cham nhieu quotong lonquot day nhanh tien do nhung van cham

Dự kiến trong tháng 7/2017, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua phương thức đấu giá. Ảnh: ST.

"CPH vì sao chậm?" sẽ được nhìn nhận thấu đáo từ phía cơ quan quản lý, cũng như thực hiện từ phía các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Vấn đề này sẽ được Báo Hải quan lần lượt đề cập.

Mới CPH được 6 DN

Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có 19 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Tổng giá trị thực tế của 19 DN là 31.331 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 7.942 tỷ đồng. Theo phương án CPH được phê duyệt thì vốn điều lệ của 19 đơn vị là 8.820 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 4.035 tỷ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 3.073 tỷ đồng; bán cho người lao động 69 tỷ đồng; tổ chức công đoàn 12 tỷ đồng. Số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 1.630 tỷ đồng. Cụ thể hơn, báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN cho biết, 6 tháng qua, cả nước mới hoàn thành CPH 6 DN.

Nhiều “ông lớn” cũng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ CPH như triển khai kế hoạch CPH tại Tập đoàn (TĐ) công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty (TCT) Lương thực miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các TCT phát điện 1, 2 3 thuộc TĐ Điện lực Việt Nam (tổng giá trị vốn 90 nghìn tỷ đồng); công bố giá trị 1 DN có vốn khoảng 24 nghìn tỷ đồng tại TCT Điện lực Dầu khí, TCT Dầu Việt Nam (PVOil) thuộc TĐ Dầu khí Việt Nam; phê duyệt phương án CPH của TCT Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO), TCT Sông Đà (Bộ Xây dựng)…

Cũng trong nửa đầu năm 2017, các đơn vị đã thoái được 3.466 tỷ đồng, thu về 14.842 tỷ đồng. Cụ thể, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 47 tỷ đồng, thu về 46 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở DN khác (ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm) được 2.024 tỷ đồng, thu về 2.557 tỷ đồng. TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 20 DN với giá trị là 1.394 tỷ đồng; thu về 12.238 tỷ đồng; trong đó bao gồm cả số thoái trong năm 2016 của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) với giá trị sổ sách 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286 tỷ đồng.

Tuy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, TĐ kinh tế, TCT nhà nước và các DNNN tập trung thực hiện đẩy mạnh CPH, cơ cấu lại DNNN song kết quả còn chậm, chưa đạt tiến độ. Con số 6 DN hoàn thành CPH so với mục tiêu 45 DN trong kế hoạch năm 2017 hay 137 DN vào năm 2020 được Chính phủ đặt ra trong đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là TĐ kinh tế, TCT nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” vẫn còn khá xa vời.

Phân tích nguyên nhân, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho rằng có cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là đối tượng CPH, thoái vốn trong giai đoạn này chủ yếu là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý, kiểm toán Nhà nước trước khi công bố giá trị DN. Hơn nữa, thị trường chứng khoán đã hồi phục nhưng vẫn chưa thực sự thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần DNNN khi thực hiện cổ phần hoá. Nguyên nhân chủ quan chính yếu là một số lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm trong triển khai công tác CPH, thoái vốn. Bên cạnh đó, việc bàn giao các DN đã CPH về SCIC còn chậm. Các DN đã CPH chậm đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán (578 DN đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu nêu đích danh).

Giải thích lý do "đội sổ" khi chưa có DN nào được CPH, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, 39 DNNN phải CPH tới năm 2020 đa phần là các công ty công ích, việc chậm trễ thực hiện vì đang xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt phương án CPH. Tuy nhiên, hiện các DNNN này đều hoàn thành kiểm kê tài sản, tiêu chí nhà đầu tư chiến lược. Khi Thành ủy phê duyệt sẽ thực hiện xong trong năm 2018. Ông Liêm cho rằng cần thận trọng trong CPH, thoái vốn Nhà nước bởi nếu “tung” ra ồ ạt thì thị trường cũng không thể “tiêu hóa” nổi một lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản lại nhận định, nhiều nơi đang có tư tưởng chờ Bộ Tài chính sửa đổi một số cơ chế, chính sách về CPH, thoái vốn để thực hiện cho "đỡ rắc rối" nên tiến độ chậm.

Xem xét trách nhiệm nếu để chậm trễ

Đồng tình với Bộ Tài chính, tại cuộc họp sơ kết công tác CPH, thoái vốn (ngày 11/7), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng: Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là việc chỉ đạo, điều hành của một số bộ, ngành, địa phương, TĐ kinh tế, TCT Nhà nước chưa thật quyết liệt. Đâu đó còn tâm lý thận trọng, chờ đợi, e ngại một số vụ việc trước đây bị thanh tra, kiểm tra nên có chuyện đùn đẩy, hỏi ý kiến lên tận Chính phủ. Thẩm quyền của bộ, địa phương nhưng không dám quyết, đưa lên Chính phủ hỏi ý kiến cho an toàn nhưng Chính phủ quyết lại không đúng luật. Có nơi ngại không muốn làm, sợ sai phạm, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa thường xuyên, kịp thời. Kinh nghiệm là bộ nào quyết liệt thì chuyển biến tốt, chỗ nào lãnh đạo không quyết liệt công việc trì trệ, kết quả rất hạn chế.

Theo Phó Thủ tướng, nếu từ nay đến cuối năm, CPH thành công được 1 DN lớn thì tỷ lệ vốn hoá được chuyển đổi sở hữu sẽ rất lớn, tạo ra quản trị tốt. Do vậy, dứt khoát phải phấn đấu để hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn của năm 2017, thậm chí vượt mức số lượng DN CPH, thoái vốn và cả chỉ tiêu thu NSNN từ thoái vốn. Chính phủ sẽ xem xét trách nhiệm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, TĐ, TCT chậm trễ, không hoàn thành nhiệm vụ đổi mới sắp xếp, CPH và thoái vốn DN.

Từ phía cơ quan quản lý, để đẩy nhanh quá trình CPH, thoái vốn, Bộ Tài chính sẽ cố gắng hoàn thiện sớm việc sửa đổi, thay thế 2 văn bản quan trọng là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về CPH DNNN và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Cùng với đó, Bộ Tài chính cho biết sẽ hoàn thiện phân công, phân cấp việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN; Sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương đối với vốn, tài sản nhà nước tại DN. Đồng thời có cơ chế, chế tài để các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ được phân công, phân cấp...

Những sửa đổi chính sách cơ bản sẽ đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của DN nói chung và chuyển đổi DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nói riêng, cũng như quá trình chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn của DNNN đầu tư tại DN trong thời gian tới sẽ đạt hiệu quả tốt, ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại DN.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Lưu ý khởi nghiệp bán đồ làm vườn & các nguồn hàng tham khảo
  • Trung Quốc 'lợi dụng' Meta phát triển AI phục vụ quân sự?
  • Australia mua lô tên lửa Mỹ trị giá 4,7 tỷ USD
  • Indonesia tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc
  • Giá vàng nhẫn và vàng miếng niêm yết tại các công ty sáng 6/5
  • Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
  • Khoảnh khắc nhà máy nhiên liệu Nga bốc cháy sau đòn tập kích của Ukraine
  • Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
推荐内容
  • Hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp bền vững
  • Israel sẽ mở nhiều cuộc tấn công Iran
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
  • Thủ tướng dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, chứng kiến lễ trao 10 văn kiện
  • TP.Tân An tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp trồng rau theo hướng hữu cơ
  • Việt Nam tham gia tích cực tại BRICS mở rộng, khẳng định khát vọng vươn mình