【vòng loại cúp c2】Trung Quốc xây dựng lại hình ảnh khi dịch Covid
Dịch Covid-19 đã “yên” trong nước,ốcxâydựnglạihìnhảnhkhidịvòng loại cúp c2 Trung Quốc quay sang hỗ trợ thế giới
Ngày 18/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẽ cử thêm các chuyên gia y tế tới Italy tuần này, trong khi cùng ngày, Bắc Kinh đã gửi 2.000 bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh tới Philippines.
Các thiết bị y tế được gửi từ Trung Quốc đang được dỡ ra ở một sân bay lớn của Rome, Italy hồi tuần trước. Ảnh: Italian Red Cross Press Office |
Trong khi không có quốc gia châu Âu nào đáp lại lời kêu gọi cấp thiết của Italy về việc hỗ trợ trang thiết bị y tế thì Trung Quốc công khai tuyên bố sẽ đưa 1.000 máy trợ thở, 2 triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng độc, 20.000 bộ trang phục bảo hộ và 50.000 bộ kít xét nghiệm đến quốc gia này. Trung Quốc cũng cử đội ngũ y tế và hỗ trợ Iran 500.000 khẩu trang, cũng như đưa trang biết bị tới Serbia - nơi mà Tổng thống nước này cho là sự đoàn kết của EU chỉ là "chuyện cổ tích" và khẳng định "quốc gia duy nhất có thể giúp chúng tôi là Trung Quốc".
Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ Tây Ban chống dịch Covid-19, đó là những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tối 17/3.
Ông Tập nhấn mạnh trong quá trình toàn Trung Quốc chống lại dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa của nước này đã đạt được những thành quả tích cực và Trung Quốc đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và cam go nhất.
Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, khẳng định Trung Quốc sẽ đồng hành và hỗ trợ Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực chống lại dịch bệnh.
Cách đây một vài tuần, khi Trung Quốc bị dịch Covid-19 tấn công, nước này đã nhận các gói hỗ trợ gồm khẩu trang và các thiết bị y tế khác từ gần 80 quốc gia và 10 tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay, với số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày giảm xuống chỉ còn 1 chữ số và trong ngày 18/3, Trung Quốc đại lục không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm mới nào trong nước, quốc gia này đã tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm hỗ trợ thế giới đối phó với đại dịch.
Nỗ lực xây dựng lại hình ảnh?
Trung Quốc từng sử dụng những lợi thế của mình thông qua thương mại và đầu tư để xây dựng quan hệ đối tác với các nước trên thế giới nhằm tăng cường vị thế và ảnh hưởng của mình. Trong trường hợp của dịch Covid-19, câu hỏi được đặt ra là liệu Bắc Kinh có sử dụng lợi thế của mình là nhà sản xuất y tế và đồ bảo hộ lớn nhất thế giới để thực hiện mục tiêu tương tự này hay không.
"Tôi không biết và tôi cũng không quan tâm", Michele Geraci - cựu Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Italy tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn khi được hỏi liệu sự hỗ trợ của Trung Quốc có đang thể hiện tham vọng địa chính trị của nước này bên cạnh mục đích cứu trợ nhân đạo.
Ông Geraci khẳng định vấn đề cấp bách hiện nay là cung cấp hỗ trợ để cứu sống những người mắc Covid-19 - một điều mà các đồng minh của Italy ở EU không thể và cũng không sẵn lòng làm.
Trên thực tế, từ Nhật Bản tới Iraq, từ Tây Ban Nha tới Peru, Trung Quốc đã cung cấp và cam kết hỗ trợ nhân đạo dưới hình thức quyên góp hoặc cử đội ngũ chuyên gia y tế đến - một chiến lược cứu trợ được đánh giá là sẽ giúp Trung Quốc có cơ hội tái khẳng định lại vị trí không chỉ như một hình mẫu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh mà còn là một nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm vào thời điểm khủng hoảng của thế giới.
Bằng những động thái như vậy, Trung Quốc đang từng bước thách thức vai trò của phương Tây, vốn từng chiếm ưu thế về xử lý thảm họa tự nhiên và tình hình y tế khẩn cấp, cũng như thách thức ảnh hưởng của Mỹ khi Tổng thống Trump ngày càng tăng cường các biện pháp thực hiện chính sách "Nước Mỹ trên hết" bằng cách rút khỏi các tổ chức quốc tế.
Rusk Doshi - Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Trung Quốc tại Viện Brookings ở Washington nhận định: "Đây có thể là cuộc khủng hoảng toàn cầu quan trọng đầu tiên trong hàng thập kỷ mà không có sự lãnh đạo đáng kể của Mỹ, mà thay bằng sự lãnh đạo của Trung Quốc".
Chuyên gia này cũng nhắc lại việc cách đây chỉ một vài năm, Mỹ từng dẫn đầu trong cuộc chiến chống dịch Ebola. Nhưng giờ đây, Mỹ cũng đang ngổn ngang trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của chính mình khi toàn bộ 50 bang của nước này đều có người nhiễm bệnh.
"Trung Quốc hiện đang nỗ lực sửa chữa hình ảnh từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong cộng đồng quốc tế do việc xử lý kém hiệu quả vào thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 1/2020", Minxin Pei - một giáo sư tại Cao đẳng Claremont McKenna tại California nhận định với New York Times. Chuyên gia này cũng cho rằng việc Bắc Kinh hỗ trợ cho các quốc gia và khu vực khác trong cuộc chiến chống Covid-19 là một cách để Trung Quốc xây dựng hình ảnh “hào phóng và có trách nhiệm”.
Sức mạnh của những sản phẩm “made in China”
Sở dĩ việc hỗ trợ về vật chất có thể giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng bởi một thực tế đơn giản là nhiều trang thiết bị trên thế giới được sử dụng để chống Covid-19 phần lớn phụ thuộc vào những sản phẩm "made in China". Trung Quốc là nhà sản xuất khẩu trang y tế lớn và hiện nay, với sự huy động sản xuất công nghiệp giống như thời chiến, Trung Quốc đã tăng cường sản xuất khẩu trang lên hơn 10 lần. Điều này khiến Trung Quốc đủ khả năng để cung cấp nguồn hàng cho toàn thế giới.
Bắc Kinh cũng sản xuất khoảng một nửa số khẩu trang N95, vốn rất cần thiết để bảo vệ các nhân viên y tế. Lợi thế đó được cho là chẳng khác nào một công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới hình thức là hỗ trợ các thiết bị y tế. Trong khi đó, các loại kháng sinh là rất quan trọng để giải quyết những đợt bùng phát tiếp theo của dịch Covid-19 và Trung Quốc lại một lần nữa là quốc gia sản xuất phần lớn các nguyên liệu dược phẩm cần thiết để tạo ra chúng.
Trái lại, Mỹ thiếu các thiết bị và khả năng đáp ứng những nhu cầu của chính quốc gia này chứ chưa nói tới cứu trợ các khu vực khác đang rơi vào khủng hoảng.
Kho Dự trữ Chiến lược quốc gia - nguồn dự trữ các thiết bị y tế quan trọng của Mỹ được cho là chỉ có 1% khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc, cũng như khoảng 10% máy thở cần thiết để đối phó với dịch bệnh. Phần còn lại sẽ phải nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc phải thúc đẩy sản xuất trong nước. Đó là chưa kể tới thị phần của Trung Quốc trong thị trường thuốc kháng sinh của Mỹ chiếm tới hơn 95% và hầu hết các nguyên liệu trong số này Mỹ không thể sản xuất trong nước. Mặc dù Washington từng hỗ trợ Trung Quốc cũng như các nước khác vào thời kỳ đầu của dịch bệnh, nhưng hiện nay, Mỹ ít có khả năng làm vậy khi nhu cầu trong nước của quốc gia này gia tăng. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang có khả năng cung cấp sự hỗ trợ y tế ngay vào lúc nhu cầu trên toàn thế giới lớn nhất.
Việc đối phó với khủng hoảng không chỉ là chuyện hàng hóa vật chất. Trong cuộc khủng hoảng Ebola 2014 - 2015, Mỹ đã tập hợp và dẫn đầu một liên minh gồm nhiều quốc gia đối phó với sự lan rộng của dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, ngay cả sự hợp tác với đồng minh cũng là điều bị xếp xuống hàng thứ yếu chứ chưa nói đến chuyện tập hợp liên minh. Washington dường như không đưa ra bất kỳ dấu hiệu hay chỉ dẫn nào với các đồng minh trước khi Tổng thống Trump tuyên bố lệnh tạm dừng đi lại với các nước châu Âu.
Gần đây, giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục leo thang căng thẳng khi Tổng thống Trump gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc" trong khi một số nhà ngoại giao Trung Quốc cáo buộc quân đội Mỹ đã đem virus này tới Vũ Hán.
Trên thực tế, đối phó với dịch bệnh là một quá trình cần tới sự hợp tác và chia sẻ từ tất cả các bên chứ không phải tranh cãi về nguồn gốc của virus hay đổ lỗi cho nhau. Có nhiều điều khác Mỹ và Trung Quốc có thể thực hiện cùng nhau đem lại lợi ích cho thế giới cũng như lợi ích cho mỗi bên, chẳng hạn như hợp tác để nghiên cứu và thử nghiệm vaccine, chia sẻ thông tin hay hợp tác để huy động sản xuất công nghiệp các trang thiết bị y tế cần thiết./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Tập đoàn Lộc Trời có kế toán trưởng mới
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 79 phát hành ngày 2/7/2020
- ·Hội nghị Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 lần thứ 19
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Chứng khoán phiên 17.10: Thị trường phục hồi, dứt chuỗi giảm điểm 3 phiên liên tiếp
- ·Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất
- ·Giải pháp tài chính cho Gen Z: Mua nhà, thuê nhà hay đầu tư vào đâu là hợp lý?
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Chủ tịch HĐQT Mía đường Lam Sơn (LSS) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Giao lưu, hợp tác giữa thanh niên là nền tảng cho quan hệ Việt
- ·Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm
- ·Chứng khoán phiên 9.10: VN
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Nhựa Bình Minh (BMP) trả cổ tức bằng tiền mặt tỉ lệ 57,4%
- ·Bấp bênh số phận người di cư
- ·Ông Trần Đại Quang tái đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Chứng khoán phiên 18.9: VN