【bxh bd tbn 2】Tăng trưởng kinh doanh của Eurozone đạt mức cao nhất trong 15 năm
Hoạt động kinh doanh của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 6/2021 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 15 năm khi các chính phủ tại đây nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch và nhu cầu bị dồn nén được giải phóng đã thúc đẩy sự bùng nổ trong ngành dịch vụ - vốn đóng góp rất nhiều vào hoạt động kinh tế của khối này.
TheăngtrưởngkinhdoanhcủaEurozoneđạtmứccaonhấttrongnăbxh bd tbn 2o báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng Tổng hợp nhanh (PMI) - một chỉ dấu về sức khỏe của nền kinh tế Eurozone - đã tăng từ 57,1 lên 59,2 trong tháng này.
Đây mức cao nhất kể từ tháng 6/2006 và vượt kết quả thăm dò của hãng tin Reuters là 58,8.
Nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của IHS Markit cho biết, nền kinh tế khu vực Eurozone đang bùng nổ với tốc độ chưa từng thấy trong 15 năm qua, khi các doanh nghiệp đều báo cáo nhu cầu tăng vọt.
Xu hướng ngày càng lan rộng từ lĩnh vực chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các công ty có hoạt động giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng.
Vào cùng giai đoạn, PMI sơ bộ của lĩnh vực dịch vụ Eurozone đã tăng từ mức 55,2 lên 58,0 - cao nhất kể từ tháng 1/2018 và vượt dự báo của Reuters là 57,8.
Chỉ số về hoạt động kinh doanh mới cũng leo lên mức cao nhất trong 14 năm là 57,7 từ mức 56,6. Đây là chỉ dấu cho thấy đà tăng có thể còn tiếp tục.
Trong khi đó, việc mở rộng hoạt động của lĩnh vực chế tạo tương đương với tốc độ kỷ lục của tháng Năm với ước tính PMI sơ bộ của tháng 6 khớp với kết quả cuối cùng của tháng trước đó là 63,1.
Nhưng sự gián đoạn nguồn cung và nhu cầu lớn đã khiến Eurozone trở thành thị trường do bên bán chi phối đối với các nguyên liệu thô mà các nhà máy cần.
Chỉ số giá đầu vào sản xuất tăng từ 87,1 lên 88,0 - mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 6/1997. Chỉ số đầu ra cũng được nâng từ 62,2 lên 62,4 trong cùng giai đoạn.
Chuyên gia Williamson nói rằng xu hướng phục hồi mạnh mẽ cả ở châu Âu và toàn cầu đồng nghĩa các công ty đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu, trong khi thiếu hụt cả nguyên liệu và nhân viên.
Giữa bối cảnh đó, sức mạnh định giá của các công ty sẽ tiếp tục gia tăng, từ đó chắc chắn gây thêm áp lực tăng đối với lạm phát trong những tháng tới.
Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu của áp lực lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Tháo gỡ thẻ vàng IUU: Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm giám sát hành trình
- ·Hội thi làm lồng đèn truyền thống Tết Trung thu 2023
- ·Quang Hải ghi bàn cho Pau: Trỗi dậy sức sống mới
- ·Thị trường chứng khoán tháng 9: Nhiều điểm sáng hỗ trợ
- ·BHXH Việt Nam chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh BHYT
- ·HLV MU tuyên bố rõ lý do phạt nặng Ronaldo trận derby ngoại hạng Anh
- ·Bảo tàng ngoài công lập hút khách tham quan
- ·“Sống cùng di sản”
- ·Triển lãm sản phẩm, mẫu thiết kế hàng TCMN mới 2022
- ·Thắt chặt quản lý sản xuất rượu thủ công
- ·Nông dân thu hoạch trên 130.000ha lúa Đông Xuân 2022
- ·4 DN đủ năng lực mua lốp ô tô tồn đọng
- ·Nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng
- ·Eugenio Chacarra vô địch LIV Golf Bangkok, lấy hơn 4 triệu USD
- ·Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi
- ·VFF thông báo chấm dứt hợp đồng HLV Park Hang Seo
- ·Ở nơi nghệ thuật được trình diễn bằng kỹ thuật số
- ·Bảo tàng là nơi triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa cho người dân
- ·Chuyển đổi xanh: Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung
- ·Liverpool đấu Man City: Ngày Salah so tài Haaland