【kq cup lien doan anh】17.837 tỷ đồng làm cao tốc Biên Hòa
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Quảng Ninh khởi công các dự ánđộng lực tại KKT Vân Đồn gần 10.000 tỷ đồng
Sáng ngày 30/4/2022,ỷđồnglàmcaotốcBiênHòkq cup lien doan anh tại Khu kinh tế(KKT) Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ khởi công và trao quyết định đầu tư các dự án động lực trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Khởi công dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn hơn 3.600 tỷ đồng. |
4 Dự án động lực được khởi công này bao gồm: Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn (3.612 tỷ đồng); Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn (3.910.8 tỷ đồng); Hạng mục Khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc Dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City – Phân khu 1 (1.000 tỷ đồng); Cụm công nghiệp Vân Đồn (486,37 tỷ đồng).
Một dự án khác được trao Quyết định chủ trương đầu tư là Dự án Nhà máy sản xuất nội thất cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn (984 tỷ đồng).
Như vậy, với 4 dự án khởi công và 1 dự án được trao chủ trương đầu tư ngày hôm nay thì tổng vốn là gần 10.000 tỷ đồng (khoảng 430 triệu USD).
Trong đó, Dự án Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn do Công ty cổ phần Everland Vân Đồn thực hiện tại Khu đô thị du lịch và bến cảng cao cấp Ao Tiên. Công trình có quy mô đầu tư với 5 tòa có chiều cao từ 28 đến 33 tầng, với mục tiêu là khách sạn, căn hộ lưu trú và 1 tòa nhà hỗn hợp cao 4 tầng bố trí các khu vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo, dịch vụ du lịch, thương mại…
Theo kế hoạch, dự án thi công trong thời gian 42 tháng; hoàn thành, đưa vào hoạt động trước tháng 12/2025. Khi dự án hoàn thành sẽ có khoảng 2.274 phòng khách sạn, phục vụ khoảng 5.000 lượt khách/ngày đêm.
Dự án thứ 2 được khởi công là Dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn do liên danh Nhà đầu tư là Công ty TNHH MTV Du lịch Mai Quyền và Công ty cổ phần Cát Linh Vân Đồn thực hiện tại Khu đô thị du lịch và bến cảng cao cấp Ao Tiên.
Công trình có quy mô dự kiến gồm 05 khối tháp với chiều cao từ 26 đến 34 tầng, gồm 02 khối khách sạn và 03 khối căn hộ lưu trú; với tổng vốn đầu tư được xác định là 3.910 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án là xây dựng khu tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp đẳng cấp quốc tế, văn phòng, hội nghị và các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao... Dự án dự kiến thi công hoàn thành, đưa vào hoạt động trong quý I/2024. Khi dự án hoàn thành sẽ có khoảng 334 phòng với khách sạn, phục vụ lưu trú tối đa khoảng gần 800 lượt khách/ngày đêm và 1.546 căn hộ lưu trú tương đương khách lưu trú khoảng trên 3.300 người.
Dự án thứ 3 là hạng mục Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng thuộc Dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City – Phân khu 1, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển du lịch Vân Đồn (CEO) đầu tư. Dự án gồm các hạng mục khối khách sạn – căn hộ cao 14 tầng, tổng diện tích sàn: 21.366,0 m², tiêu chuẩn 5 sao, quy mô 200 phòng phục vụ lưu trú tối đa khoảng gần 400 lượt khách/ngày đêm và Khu biệt thư với 182 căn biệt thự đơn lập cao cấp cao 2 tầng.
Dự án thứ tư là Cụm công nghiệp Vân Đồn có diện tích 52,58 ha, do Công ty cổ phần Phú Thịnh Vân Đồn là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng mức đầu tư là 489,3 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ nay đến quý IV/2023 sẽ tiến hành đầu tư san lấp mặt bằng cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng; từ Quý I/2024 sẽ thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Dự kiến đến năm 2024 đạt 50% tỷ lệ lấp đầy và đến 2025 sẽ đạt tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích Cụm công nghiệp.
Đối với dự án được trao Quyết định chủ trương đầu tư ngày 30/4 có tiến độ triển khai nhanh và sẽ đi vào vận hành giai đoạn 1 từ quý III/2023, hoàn thiện tổng thể vào quý IV/2024.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Tường Huy, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, Trưởng ban Ban quản lý KKT Vân Đồn, đã biểu dương UBND huyện Vân Đồn, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trong việc không ngừng chú trọng công tác đổi mới lập quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệpvượt mọi khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19.
Theo ông Huy, sự kiện này còn là sự thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn KKT Vân Đồn nhằm từng bước xây dựng KKT Vân Đồn trở thành KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lê Đình Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Everland đánh giá rằng, bức tranh về du lịch tại Vân Đồn còn khá mờ nhạt, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bên cạnh việc nguồn vốn đầu tư hiện chưa thỏa đáng, thì hệ thống hạ tầng du lịch của huyện đảo cơ bản còn nghèo; nhất là thiếu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao và các dịch vụ, tiện ích xứng tầm. Điều này khiến cho du lịch chưa trở thành lĩnh vực mũi nhọn của Vân Đồn theo như định hướng phát triển, nhất là so với các địa danh khác trong vùng như Hạ Long, Cát Bà, hay Hồng Kông, Ma Cao, Ba-li.
"Đây chính là dư địa để lôi kéo những nhà đầu tư như Tập đoàn Everland đến khai phá Vân Đồn. Với con mắt của những người làm du lịch chuyên nghiệp, chúng tôi hiểu rất rõ những tiềm năng, lợi thế của mảnh đất này. Không những thế, chúng tôi còn nhìn thấy được viễn cảnh du lịch Vân Đồn trong tương lai. Là địa phương đi sau, du lịch Vân Đồn cần phải chuyển mình nhanh chóng, đột phá và khác biệt; không thể giữ cách làm manh mún, mà phải được đầu tư một cách bài bản, quy mô, đồng bộ, đẳng cấp và xứng tầm quốc tế; được quản lý, vận hành một cách chuyên nghiệp và kết nối với các trung tâm du lịch lớn trong vùng", ông Vinh nhấn mạnh.
Khởi động Dự án Khu công nghiệp VSIP Quảng Trị hơn 2.000 tỷ đồng
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2022), 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 - 2022).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định thành lập Khu công nghiệp Quảng Trị; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư... cho liên danh các nhà đàu tư. Ảnh Thanh Dũng |
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng khẳng định, với quyết tâm tạo sự đột phá mạnh mẽ để hiện thực hóa mục tiêu, đến năm 2025, Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao và năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.
Mục tiêu này đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung mọi nỗ lực để đẩy mạnh thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các chương trình, Dự án trọng điểm, các giải pháp đột phá và nhiệm vụ trọng tâm, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng bày tỏ.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (Dự án) do Liên doanh các nhà đầu tư gồm: Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (“VSIP JV”), Công ty cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa (Công ty thuộc Tập đoàn Amata của Thái Lan) và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản thực hiện được xác định là một trong những dự án động lực, quan trọng.
Sau một thời gian chuẩn bị, dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật để bắt đầu triển khai thực hiện.
“Quảng Trị tin tưởng, khi hoàn thành đưa vào hoạt động, dự án này sẽ trở thành điểm sáng, tạo thêm cực tăng trưởng kinh tế, kích hoạt thị trường bất động sản công nghiệp, tạo nền tảng cơ bản và động lực quan trọng để thu hút đầu tư không chỉ vào Khu công nghiệp Quảng Trị mà cả Khu kinh tế Đông Nam, tạo nên sức hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn đến với Quảng Trị trong thời gian tới”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nhấn mạnh.
Và địa phương này cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết để triển khai thi công vào quý IV/2022.
Chia sẻ về dự án, Phó chủ tịch VSIP Group, Chủ tịch VSIP miền Bắc, miền Trung và QTIP Huỳnh Quang Hải cho biết, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị có quy mô khoảng 500 ha được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, các xã Hải Trường, Hải Lâm, huyện Hải Lăng với tổng mức đầu tư 2.074 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn 1 sẽ triển khai trên phạm vi 100 ha với mức vốn đầu tư 504 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2021 - 2025. Dự án được thực hiện nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Trị như một trung tâm kinh tế trong tương lai dọc theo Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Liên doanh nhà đầu tư quyết tâm triển khai thi công dự án vào quý IV/2022.
Tại sự kiện khởi công này, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng trao Quyết định thành lập Khu công nghiệp Quảng Trị và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu công nghiệp Quảng Trị cho liên doanh các nhà đầu tư.
TP.HCM tiến gần hơn tới khát vọng trở thành trung tâm tài chínhquốc tế
Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế đẳng cấp đang được hoàn thiện. Hình hài của trung tâm tài chính quốc tế ngày một rõ nét hơn, song yếu tố quyết định là khung thể chế.
TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế. Ảnh: Lê Toàn |
Hòn ngọc Sài Gòn luôn biết tìm cách tỏa sáng
Sau bao đợi chờ, cuối tháng 4/2022, cầu Thủ Thiêm 2 đã chính thức khánh thành. Cây cầu thật đẹp, như tô điểm thêm cho giai điệu quen thuộc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!” hơn nửa thế kỷ nay vẫn làm lay động lòng người Việt khắp năm châu.
Như một sự trùng hợp, cũng vào những ngày cuối tháng 4, những chi tiết cuối cùng của Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế đẳng cấp cũng đang được chuẩn bị để trình Trung ương.
Cầu Thủ Thiêm 2 như thể “bắc cầu” cho Thành phố tiến gần hơn đến khát vọng trở thành TTTC quốc tế. Nhưng từ “tiến gần” đến hiện thực hóa khát vọng này có khi phải mất thêm hàng thập kỷ, nếu thiếu quyết tâm chính trị và vấp phải những sai lầm.
Kinh nghiệm lịch sử sẽ mách bảo cho chúng ta nhiều điều.
Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn từng là “Hòn ngọc Viễn Đông” trong mắt người phương Tây. Lúc này, trong vùng Đông Á, cùng với Sài Gòn còn có một chuỗi những hòn ngọc xinh đẹp khác là Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Tokyo, Bangkok… Những hòn ngọc vùng Đông Á xưa kia giờ đây đều là đảo kim cương khi trở thành các TTTC hàng đầu thế giới. Còn “Hòn ngọc Sài Gòn” vẫn luôn tìm mọi cách riêng để tỏa sáng, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Những ngày cuối tháng 4 tròn 30 năm trước, năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trải thảm đỏ mời ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng, đương kim Bộ trưởng cao cấp của Singapore sang thăm Việt Nam để góp ý về cải cách kinh tế. Trong cuộc làm việc hiếm hoi với TP.HCM, theo tường thuật của Báo Tuổi trẻ, ông Lý Quang Diệu chăm chú lắng nghe các thuyết trình về định hướng phát triển khu công nghiệp tại các huyện ngoại thành như là một chiến lược công nghiệp hóa của Thành phố, rồi đáp từ bằng một nhận xét ngắn gọn, rằng “công nghiệp hóa không nhất thiết phải có nhà máy hay khu công nghiệp”.
Hai cách tiếp cận đối với trung tâm tài chính quốc tế
Tuy còn nhiều tranh luận, nhưng tựu trung, có 2 cách tiếp cận đối với trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế.
Thứ nhất, trong bối cảnh còn nhiều bất cập về các quy định và luật lệ, chủ yếu liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn và tính chuyển đổi của tiền đồng, cần thiết phải tạo ra một TTTC quốc tế trong một khu vực địa lý có đặc quyền được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, một số vấn đề phức tạp cần được làm rõ:
- Làm thế nào để đặc quyền không biến thành đặc lợi của một nhóm lợi ích?
- Đặc quyền liệu có dẫn đến những lỗ hổng nghiêm trọng rò rỉ dòng tiền chảy vào trong và ngoài vùng tài phán của TTTC, từ đây làm trầm trọng thêm những yếu kém hơn là thúc đẩy chúng?
- Liệu rằng, việc tập trung toàn bộ nguồn lực để hình thành khu đô thị đẳng cấp quốc tế cho một khu vực đặc biệt có làm cho cơ sở hạ tầng bị phân mảnh, thiếu liền mạch, dưới mức tối ưu chung nếu đặt trong chiến lược phát triển chung của cả khu vực và cả nước?
- Kinh nghiệm phát triển vùng đất riêng (đặc thù) của Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy, đặc quyền/đặc thù rất dễ trở thành một kênh mới để các nhà đầu tư chuyên tâm tìm kiếm lợi nhuận và đầu cơ thông qua phát triển bất động sản, dưới cái vỏ mỹ miều TTTC.
Thứ hai, triển khai tuần tự quá trình phát triển nhiều giai đoạn của TTTC đồng bộ với quá trình cải cách và tự do hóa chung cả nền kinh tế. Thực tế cho thấy, cũng với cách tiếp cận này, gần 20 năm qua, khát vọng TTTC quốc tế của TP.HCM liên tục lỗi hẹn.
Thông điệp đáng giá nhất mà ông Lý Quang Diệu gửi gắm phải chăng là: nếu chỉ chạy theo trào lưu nhân công giá rẻ, hao tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, thì chỉ có thất bại? Muốn phát triển, phải có sự khác biệt. Đó là bài học mà đảo ngọc Singapore đã định vị để trở thành TTTC luôn nằm trong top hàng đầu thế giới.
Giờ đây, TP.HCM định vị hướng về lĩnh vực dịch vụ, trong đó có các dịch vụ tài chính đẳng cấp quốc tế hàng đầu. Nhưng sẽ phải làm như thế nào?
Gần một thập kỷ qua, sau nhiều hội thảo, nhiều lần hoàn thiện, tính khả thi của Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành TTTC quốc tế phiên bản mới nhất đã được nâng tầm khi có thêm sự tham gia góp ý chi tiết của các nhà đầu tư khu vực tư nhân trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Đề án đã bước đầu nhận được sự ủng hộ của Chính phủ.
Các công việc, lộ trình chi tiết trong từng giai đoạn phát triển TTTC được nhận diện khá chi tiết, từ mô hình chính quyền đô thị, các khu phức hợp ngân hàng, tài chính, dịch vụ đẳng cấp, khía cạnh tài chính (cam kết ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài), tính khả thi, cho đến đề xuất chi tiết những điều chỉnh về mặt pháp lý chưa đồng bộ ở các bộ luật về đất đai, xây dựng, kiểm soát ngoại hối, thuế và các đề xuất chính sách liên quan đến sự phát triển của dịch vụ tài chính gắn với công nghệ (fintech).
Nhìn lại bài học 30 năm trước từ nhận xét của ông Lý Quang Diệu, thật giá trị để người trong cuộc cẩn trọng, rằng “TTTC không nhất thiết chỉ có những tòa nhà chọc trời”, cho dù chúng là điểm nhấn không thể thiếu để các tài năng toàn cầu đến làm việc, sinh sống và sáng tạo.
Ngoài việc định vị chính xác hình hài của TTTC quốc tế, tiếp theo, mọi điều quyết định thành bại xem ra chỉ gói gọn trong 2 từ “thể chế”. Thể chế, trông thật gần, nhưng có lẽ sẽ mất thêm một thập kỷ hoặc hơn nữa cho giấc mơ TTTC quốc tế thành hiện thực. Do tính chất phức tạp liên quan đến chủ quyền tiền tệ quốc gia và sự an toàn của hệ thống tài chính, cải cách thể chế sẽ không thể thực hiện nếu thiếu quyết tâm và sự đồng thuận chính trị tuyệt đối.
“Đặc khu” - không gian phát triển mềm cho trung tâm tài chính quốc tế
Một số TTTC như Amsterdam, London và Hồng Kông nổi lên từ mô hình trung tâm thương mại cổ điển với nền tài chính được xây dựng dựa trên hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, thường là nơi các thương gia chuyển dần từ thương mại sang bất động sảnvà tài chính.
Tương tự, “Sài Gòn mỹ lệ và tưng bừng” - tên một phóng sự ảnh trên Tạp chí Thế giới Tự do của Chính phủ Mỹ năm 1957 - giới thiệu Sài Gòn sau chiến tranh là một thành phố xinh đẹp và nhộn nhịp hàng đầu Đông Nam Á. Từ một làng chài, rồi đến một cảng thị nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, cho đến một đại đô thị hiện đại ngày nay tập trung phần lớn hệ thống tài chính, ngân hàngcủa quốc gia, Sài Gòn là địa phương duy nhất ở Việt Nam thể hiện rõ nét nhất hình hài TTTC quốc tế đi lên từ trung tâm thương mại cổ điển theo mô hình của
Charles Kindleberger, giống như Amsterdam, London, Hồng Kông. Hoàn cảnh lịch sử, như thể tự nhiên đã quyết chọn Sài Gòn là một TTTC quốc tế đầy tiềm năng.
Ngoài mô hình TTTC quốc tế hình thành tự nhiên dựa trên yếu tố thương mại, trong thế giới hiện đại ngày nay, nhiều TTTC hàng đầu khác, như Ireland, Dubai, Gujarat (Ấn Độ) được chính phủ các nước xây dựng như một đơn vị trong đặc khu kinh tế.
TTTC tọa lạc trong đặc khu kinh tế là vì sự cần thiết của việc xây dựng một nền kinh tế để cạnh tranh với những TTTC tiên phong và cũng để tận dụng những cơ hội mới của toàn cần hóa và cạnh tranh địa chính trị mang lại. TTTC theo hướng này không nhất thiết được hỗ trợ bởi một nền kinh tế nội địa rộng lớn, mạnh mẽ. Chúng xuất hiện nhiều hơn do mục đích phát triển hoặc khai thác những tiềm năng mới do những thay đổi trong cục diện địa kinh tế - chính trị toàn cầu.
Sự suy thoái của TTTC Hồng Kông hoặc cuộc xung đột tại Ukraine có thể làm cho mạng lưới thanh toán tiền tệ toàn cầu bị phân mảnh, vai trò của các đồng tiền mật mã khu vực tư ngày càng được tăng cường, đồng tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ được cân nhắc tăng tốc triển khai… Tất cả sẽ rất thuận lợi nếu như thành phố có một mô hình TTTC nằm trong đặc khu kinh tế hay thậm chí là một đặc khu kinh tế chuyên về dịch vụ tài chính để thử nghiệm các đổi mới tài chính. Trở ngại lớn nhất là Việt Nam hiện vẫn chưa có luật về đặc khu kinh tế, khu hành chính - kinh tế đặc biệt.
Vậy chẳng lẽ phải chọn cách tiếp cận tuần tự với việc TTTC quốc tế hòa nhập chung cùng với quá trình tự do hóa kinh tế của cả nước? Theo cách này, quá trình hiện thực hóa ước mơ về một TTTC đẳng cấp quốc tế liệu có phải mất thêm hàng thập kỷ nữa, như đã từng?
Còn một cách thức khả dĩ là cộng sinh giữa khái niệm hẹp hơn về đặc khu kinh tế, kết hợp với chiến lược phát triển TTTC quốc tế theo từng giai đoạn. Với cách tiếp cận này, đặc khu kinh tế không phải là khu “vật lý” có diện tích giới hạn tách rời khỏi nền kinh tế nội địa. Thay vào đó, chúng là “đặc khu” theo nghĩa tiếp cận khung thể chế để tạo ra một “không gian mềm” phát triển, chẳng những cho TP.HCM, mà còn cho cả khu vực rộng lớn phía Nam. Trong quá trình này, TP.HCM cần được tạo thuận lợi tối đa để trở thành một thành phố toàn cầu và một TTTC tầm cỡ khu vực.
Hoàn cảnh lịch sử, kết hợp với các diễn biến mới trong địa kinh tế - chính trị toàn cầu, khiến TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế để có một TTTC quốc tế, vừa dựa trên nền tảng phát triển theo dòng văn minh từ mô hình thương mại cổ điển, vừa được trung ương tạo điều kiện tối đa về mặt thể chế tạo ra một không gian mềm phát triển, tức là một “đặc khu thể chế”, thay vì một đặc khu kinh tế truyền thống.
Cho dù như thế nào, người dân TP.HCM năng động vẫn luôn tìm ra con đường phát triển riêng, sáng tạo, vì cả nước, cùng cả nước. TP.HCM sẽ càng lung linh hơn nữa, nếu vinh dự nhận được những ưu tiên đủ mức để cùng với cả nước đảm nhiệm vị trí như là nơi tọa lạc của TTTC Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng để tạo cơ hội cho đầu tư tư nhân
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng và coi đây như là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, Nhật Bản có thể giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Dự án này, thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA).
JICA đã tích cực hỗ trợ cải thiện mạng lưới giao thông tại Việt Nam, trong đó có đường Vành đai 3, Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Phát triển kết cấu hạ tầng được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Ở nhiều nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng thiếu thốn và yếu kém đã dẫn đến đình trệ dòng chảy của các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam thiếu các hạ tầng kinh tế quan trọng như nhà máy phát điện, đường quốc lộ chất lượng cao, cảng biển nước sâu… Hệ thống kết cấu hạ tầng kém lúc bấy giờ là trở ngại lớn cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Kể từ đó, Chính phủ Việt Nam đã liên tục đặt ưu tiên cao cho việc khôi phục và phát triển hạ tầng.
Phù hợp với chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm được nêu trong các Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2030, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng với các nhà tài trợ khác đã hỗ trợ tích cực cho Việt Nam phát triển hạ tầng trong một số lĩnh vực.
Cho đến nay, tổng chiều dài khoảng 3.000 km đường bộ ở Việt Nam đã được cải tạo hoặc xây dựng với sự hỗ trợ của JICA. Việc cải tạo Quốc lộ 1 do JICA, ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ đã củng cố hành lang giao thông quan trọng nhất của đất nước.
JICA đã hỗ trợ mạnh mẽ để cải thiện mạng lưới giao thông ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với việc nâng cấp các quốc lộ 10, 5, và 18, song song với việc nâng cấp cảng Hải Phòng. Với sự hỗ trợ của JICA, Việt Nam đã tiến hành xây dựng nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn như Quốc lộ 3 mới, đường vành đai 3 Hà Nội và các cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Lạch Huyện, cũng như Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Cùng với nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ Chính phủ Việt Nam đầu tư mở rộng Đại lộ Thăng Long và nguồn vốn đầu tư BOT cho dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã tăng cường đáng kể hạ tầng logistics cho xuất nhập khẩu.
Các khoản đầu tư nêu trên đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy dọc các hành lang giao thông chính như Quốc lộ 5 và TP. Hải Phòng, cũng như tại các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Các doanh nghiệp nước ngoài này đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Tại các khu kinh tế trọng điểm ở miền Trung và miền Nam, vốn ODA của Nhật Bản cũng được cung cấp để xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hầm Hải Vân, cải tạo cảng Tiên Sa, xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải, nhà ga Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cùng nhiều dự án khác.
Từ quan điểm quốc gia và khu vực, phát triển hạ tầng giao thông đã tăng cường kết nối giữa các địa phương và giúp tăng cường kết nối ASEAN và chuỗi cung ứng hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.
Quy hoạch tổng thể rất quan trọng và là định hướng dài hạn cụ thể của Chính phủ Việt Nam. Đó cũng là kim chỉ nam cho các nhà tài trợ và nhà đầu tư trong việc ưu tiên từng dự án hạ tầng riêng lẻ, đồng thời đảm bảo tính kết nối tổng thể cũng như hiệu quả tổng hợp giữa các dự án.
Cùng với việc hỗ trợ hạ tầng giao thông, sự hỗ trợ của JICA đối với lĩnh vực năng lượng còn được thể hiện qua việc mở rộng các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi và Đại Ninh, xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ 1 và Ô Môn…
Các nhà máy này đã đóng góp gần 10% sản lượng điện cho cả nước. Hỗ trợ ODA cho kết cấu hạ tầng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn, mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm và thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất trong giai đoạn xây dựng. Thông qua việc xây dựng các dự án ODA về kết cấu hạ tầng, các nhà thầu và tư vấn Việt Nam có cơ hội quý báu để học hỏi công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp xây dựng và tư vấn Nhật Bản, từ đó có thể thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn với kỹ năng và năng lực được phát triển của mình.
Trong những năm gần đây, phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam đã có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, như các dự án hợp tác công - tư trong một số công trình xây dựng đường bộ hoặc đường cao tốc và phát triển nhà máy điện. Sự tham gia này đã tác động tích cực đến việc giảm gánh nặng tài chính cho Chính phủ, rút ngắn quá trình ra quyết định, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xây dựng.
Bên cạnh những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, thì khu vực tư nhân cũng đang chịu rủi ro khi đầu tư một lượng vốn lớn, dẫn đến khả năng thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài hàng thập kỷ. Để khuyến khích đầu tư tư nhân nhiều hơn vào lĩnh vực này, cần xem xét chia sẻ rủi ro bởi khu vực công, chẳng hạn như các biện pháp đảm bảo doanh thu cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, đầu tư công cũng có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng của khu vực tư nhân. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xanh, là vô cùng quan trọng. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội phải luôn gắn với bảo vệ môi trường và lợi ích của người dân.
Các dự án xây dựng đường sắt đô thị do JICA thực hiện đều đã qua khảo sát và đánh giá, cho thấy tác dụng tích cực trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông khi số lượng phương tiện cá nhân giảm do người dân chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng.
Thế giới đang rất coi trọng việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị. Các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và thường cân nhắc xem hoạt động kinh doanh của họ có thể đảm bảo các yếu tố đó hay không. Về khía cạnh này, chúng tôi nhận thức rất rõ rằng, sự hợp tác của chúng tôi tại Việt Nam sẽ phù hợp với cam kết mới của Việt Nam là trở thành quốc gia trung hòa các-bon vào năm 2050.
Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi ích của người dân địa phương sẽ ngày càng được coi trọng trong tương lai. Một trong những dự án tiêu biểu trong phát triển năng lượng tái tạo với sự tham gia của JICA là dự án điện gió trên đất liền ở tỉnh Quảng Trị, nhằm thúc đẩy cung cấp năng lượng sạch theo hướng trung hòa các-bon. Chúng tôi cũng đang thực hiện một dự án nhà máy điện mặt trời nhằm góp phần chuyển đổi năng lượng sang năng lượng xanh hơn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu chỉ phát triển kết cấu hạ tầng không thôi thì chưa đủ. Việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng phù hợp và quản lý đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Cán bộ quản lý là lực lượng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cùng với hợp tác xây dựng hạ tầng cứng, JICA còn chú trọng hợp tác kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên duy trì các chuyến thăm ngoại giao, do đó quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Mối quan hệ tin cậy dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau cũng được thúc đẩy bởi sự đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Đó là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hai nước phát triển hơn nữa.
JICA sẽ nỗ lực hơn nữa để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và tài chính, cũng như thúc đẩy hơn nữa sự kết nối giữa nhân dân hai nước thông qua chuyển giao công nghệ dưới hình thức cử chuyên gia và đào tạo, khuyến khích hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong việc đưa công nghệ tiên tiến của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua các chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Hoàn thiện báo cáo Quốc hội chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc
Tại văn bản 2758/VPCP-CN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến về hoàn thiện báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư 3 Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1).
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là: bổ sung Kết luận của Bộ Chính trị nêu tại Thông báo số 15-TB/TW ngày 27/4/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải bổ sung nội dung về cân đối nguồn vốn của ngân sách địa phương tham gia đầu tư các dự án thành phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 và cơ cấu lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của địa phương; nêu rõ tỉnh Đồng Nai đã có văn bản cam kết bố trí ngân sách tỉnh Đồng Nai tham gia đầu tư, xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) và ý kiến của các Thành viên Chính phủ, rà soát kỹ lưỡng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các Dự án, các Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 3 Dự án nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký các Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 3 Dự án nêu trên.
Chính phủ lập 6 đoàn kiểm tra, gỡ khó, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 548/QĐ–TTg về việc thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tưcông năm 2022 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Thi công hầm Trường Vinh trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu |
Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh vốn đầu tư công năm 2022 tại các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/4/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao; có tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/4/2022 dưới mức trung bình của cả nước (18,48%).
Tổ công tác số 1 do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tốc, Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; các địa phương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Thanh tra Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; các địa phương: Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, y tế, văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Cao Bằng, Bắc Kạn.
Tổ công tác số 4 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm tổ trưởng kiểm tra các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, GTVT, Tài nguyên và Môi trường, Hội nông dân Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt nam, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; các địa phương: TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai.
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.
Tổ công tác số 6 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước.
Thành phần tham gia các Tổ công tác của lãnh đạo Chính phủ gồm Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng Tổ công tác do Tổ trưởng quyết định.
Thủ tướng giao lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.
Thời gian kiểm tra, đôn đốc là từ ngày 5/5/2022 đến hết ngày 20/5/2022.
Được biết, Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đấy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
Đặc biệt, tổ công tác có nhiệm vụ xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.
Đề xuất cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Chính phủ vừa có Tờ trình số 156/TTr – CP gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.
Hướng tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. |
Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua, Chính phủ có có tờ trình gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Tại tờ trình mới nhất, Chính phủ tiếp tục kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tưDự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 bằng nguồn vốn đầu tư công.
Dự án có điểm đầu tại thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang); điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 188,2 km. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án vào khoảng 44.691 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 35.753 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 8.938 tỷ đồng.
Chính phủ dự kiến trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Dự án sẽ được bố trí từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021; năm 2026 từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất tiến hành chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Chính phủ đề xuất phân chia Dự án thành 4 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km57+200) với chiều dài khoảng 57,2 km thuộc 2 tỉnh/thành phố An Giang và Cần Thơ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 13.799 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 (Km57+200 - Km94+400) với chiều dài khoảng 37,2 km thuộc TP. Cần Thơ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 9.845 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 (Km94+400 - Km131+300) với chiều dài khoảng 36,9 km thuộc tỉnh Hậu Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 9.927 tỷ đồng; Dự án thành phần 4 (Km131+300 - Km188+200) với chiều dài khoảng 56,9 km thuộc 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 11.120 tỷ đồng.
Tại tờ trình số 156, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù để triển khai Dự án đúng tiến độ và chất lượng.
Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép triển khai Dự án theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; cho phép các địa phương bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án; cho phép phân chia các dự án thành phần theo địa giới hành chính các tỉnh/thành phố.
Đặc biệt, Chính phủ đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương.
Quảng Nam tổ chức lựa chọn nhà thầuđể đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông báo kết luận của ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch tỉnh về việc thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu.
Mỏ vàng Bồng Miêu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Dự án đầu tư xây dựng công trình Đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) thực hiện theo Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Trong đó, có sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Nam.
Vì vậy, để triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật, UBND tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh khẩn trương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định bổ sung dự án vào Danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và dự án khởi công mới năm 2022 theo đúng quy định.
Tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu tập trung khảo sát, lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (đảm bảo không vượt tổng nguồn vốn đầu tư), gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để tiếp tục triển khai thực hiện các bước thủ tục tiếp theo đúng quy định, sớm tổ chức lựa chọn nhà thầu triển khai thi công xây dựng công trình.
Ông Trần Văn Tân cũng giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở tài chính khẩn trương tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thu hồi, nộp vào ngân sách số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản quặng vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu của Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã ký quỹ tại Kho bạc nhà nước huyện Phú Ninh. …
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định phê duyệt đề án đóng của mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh).
Theo quyết định, khu vực thuộc đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu có tổng diện tích 368ha, gồm khu Hố Gần 230ha; khu Núi Kẽm 100ha, trong đó diện tích bãi đổ thải 28ha; khu phụ trợ Núi Kẽm 10ha.
Kinh phí thực hiện gần 19,5 tỷ đồng do Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại kho bạc Nhà nước huyện Phú Ninh và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh Quảng Nam theo quy định. Thời gian thực hiện việc đóng cửa mỏ là 12 tháng.
Nhiều năm qua, từ khi Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu hết hạn khai thác, hoạt động khai thác vàng trái phép tại mỏ vàng Bồng Miêu diễn ra hết sức phức tạp gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường. Mặc dù chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam tăng cường công tác truy quét, nhưng hoạt động khai thác vàng trái phép vẫn cứ tiếp diễn. Các đối tượng sử dụng hóa chất để làm vàng, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm dòng sông Bồng Miêu, sông Quế Phương khiến nhân dân rất bức xúc.
Được biết, Giấy phép khai thác khoáng sản vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu do Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) cấp cho Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã hết hiệu lực kể từ ngày 5/3/2016. Sau đó, Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu nộp đơn xin gia hạn Giấy phép và một số văn bản, tài liệu liên quan cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Ngày 14/6/2016, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có Công văn số 1522 gửi Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu, thông báo không đủ căn cứ, cơ sở xem xét việc gia hạn giấy phép.
UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn yêu cầu Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích khu vực khai thác. Tuy nhiên Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan.
Hải Dương bứt tốc ngoạn mục trong Bảng xếp hạng PCI năm 2021
Chỉ trong 1 năm, tỉnh Hải Dương từ vị trí thứ 47, tăng tốc 34 bậc, vươn lên vị trí số 13 trên Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021.
Thông qua công cụ đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh - PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện, Hải Dương đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá rất cao về nỗ lực của chính quyền địa phương trong năm 2021.
Hải Dương là một trong 10 địa phương được đánh giá có chất lượng kết cấu hạ tầng tốt trên cả nước Ảnh: Thành Chung |
Cụ thể, Hải Dương đã vươn lên vị trí số 13 trên Bảng xếp hạng, tăng 34 bậc (năm 2020, Hải Dương đứng thứ 47 trong cả nước); đứng thứ 6 trong số 11 tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý hơn, Hải Dương đã thăng hạng từ vị trí giữa của nhóm các địa phương có chất lượng điều hành trung bình, lên đứng đầu nhóm 20 địa phương có chất lượng điều hành khá; chỉ cách địa phương đứng thứ 10 (nhóm có chất lượng điều hành tốt) là 0,95 điểm. Hải Dương cũng là một trong 10 địa phương được đánh giá có chất lượng kết cấu hạ tầng tốt trên cả nước.
Để đạt được bước nhảy vọt về thứ hạng này, Hải Dương đã có sự cải thiện điểm số mạnh ở nhiều chỉ số thành phần, từ đó giúp tổng điểm tăng 5,13 điểm so với năm 2020 và tăng 7,29 điểm so với năm 2017.
Nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh của Hải Dương được ghi nhận khi trong 10 chỉ số thành phần, thì địa phương này có đến 8 chỉ số tăng điểm. Trong đó, có 2 chỉ số tăng điểm mạnh và đứng đầu cả nước. Đó là chỉ số Tính năng động của chính quyền (đạt 8,24 điểm, tăng 3,15 điểm); Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đạt 8,38 điểm, tăng 3,25 điểm).
Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án PCI (VCCI) đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp tại nhiều địa phương, trong nhiều năm qua vẫn luôn tồn tại tình trạng thiếu sự công bằng giữa khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Nhưng tại Hải Dương, khảo sát về hiệu quả ứng phó với Covid-19 của chính quyền tỉnh (gồm các yếu tố về sự hướng dẫn kịp thời và rõ ràng để doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh, hướng dẫn tiếp cận các gói hỗ trợ) cho thấy, doanh nghiệp ở cả 2 khối đều đánh giá rất cao (khối tư nhân đạt 87,9 điểm - đứng thứ 6; khối FDI là 85,7 điểm - đứng thư 4 cả nước), khoảng cách điểm số giữa 2 khối chỉ là 2,2 điểm - mức rất thấp.
Bên cạnh đó, nhiều chỉ số khó cải thiện như tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức… cũng đều ghi nhận sự tăng điểm.
Ông Triệu Thế Hùng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định, đây được xem là kết quả rất tích cực, cho thấy nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Hải Dương trong việc cải thiện môi trường đầu tư của toàn tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thì sự đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của chính quyền tỉnh đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
“Căn cứ vào tình hình thực tiễn, công tác chống dịch của Hải Dương trong năm 2021 đã có những điều chỉnh phù hợp, tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất. Trong đó, với việc sớm phủ vắc-xin, tại Hải Dương, không doanh nghiệp nào phải đóng cửa, dừng sản xuất trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư. Nhờ đó, thu ngân sách tỉnh năm 2021 đạt trên 21.000 tỷ đồng, vượt 7.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 đột phá lên 2 con số và đưa tăng trưởng cả năm 2021 lên 8,6%”, ông Hùng chia sẻ.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, ông Phạm Xuân Thăng đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ rõ điểm nghẽn làm chậm lại sự phát triển của Hải Dương đến từ việc môi trường đầu tư, kinh doanh chậm được cải thiện. Đây cũng là một trong 3 khâu đột phá đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII chỉ ra để thực hiện những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thực thế, theo dõi thứ hạng PCI từ năm 2006 đến 2020, có thể thấy, PCI của Hải Dương có xu hướng đi xuống và tỉnh thường xuyên ở nhóm có chất lượng điều hành thấp. Năm 2019, PCI của Hải Dương tăng 8 bậc, nhưng mới chỉ xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; xếp thứ 10/11 trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2020, dù giữ nguyên thứ hạng, nhưng điểm số của tỉnh lại giảm 1,33 điểm, chỉ đạt 62,52 điểm.
Để thay đổi thứ hạng, hay nói cách khác là cải thiện mạnh mẽ chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ông Thăng cho rằng, sự đổi mới phải đến từ những người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, từ đó mới tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ.
Quyết tâm cải cách của lãnh đạo tỉnh đã lan tỏa xuống các sở, ban, ngành, các địa phương, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Những cuộc xúc tiến đầu tư nước ngoài được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của người đứng đầu tỉnh với các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu… Sau các cuộc xúc tiến đều có bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Hải Dương.
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, Hải Dương coi công tác quy hoạch là chìa khoá thu hút và quản lý đầu tư hiệu quả, bền vững. Tỉnh đã và đang đẩy nhanh việc rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng các ngành, lĩnh vực. Các quy hoạch được công khai, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất và triển khai đầu tư. Tỉnh còn thành lập tổ công tác để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, doanh nghiệp luôn có sự đồng hành của cơ quan chuyên môn trong quá trình tìm hiểu, thu hút đầu tư.
Cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những thành tựu nổi bật trong năm 2021. Đăng ký thành lập doanh nghiệp đã giảm từ 3 ngày xuống 2 ngày, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư giảm từ 15 ngày xuống 7 ngày. Giảm thời gian giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với doanh nghiệp mới thành lập chuyển từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ từ 30 ngày xuống còn không quá 10 ngày. Thủ tục thẩm định đánh giá tác động môi trường từ 30 ngày còn 20 ngày...
“Tỉnh còn tập trung đẩy mạnh thực hiện dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4 để vừa hiện đại hoá công tác quản lý, vừa bảo đảm chính xác, kịp thời trong quá trình giải quyết thủ tục phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, Hải Dương cũng ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính theo nguyên tắc 5 rõ”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Nghị quyết số 08/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 19/8/2021, địa phương này đề ra mục tiêu phấn đấu tăng 5 bậc trên Bảng xếp hạng PCI trong năm 2022 và đến năm 2025, phấn đấu là một trong 20 tỉnh, thành phố có thứ hạng cao nhất về PCI. Nhưng với những giải pháp rõ ràng, cụ thể, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, nên mục tiêu đề ra này cho cả nhiệm kỳ đã được hoàn thành và vượt ngay trong năm 2021, khi địa phương này đã lọt vào Top 15.
Tại lễ công bố PCI năm 2021, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, những nỗ lực phòng chống tham nhũng đang phát huy tác dụng trong việc giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; gia tăng cơ hội tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường và tính minh bạch của chính quyền, tạo dư địa lớn để các địa phương bứt phá trong Bảng xếp hạng.
Với Hải Dương, dù kết quả PCI rất tích cực, song phải nhìn nhận, vẫn còn 2 chỉ số bị giảm điểm: gia nhập thị trường đạt 7,24 điểm, giảm 0,34 điểm; đào tạo lao động đạt 6,64 điểm, giảm 0,82 điểm.
Còn nếu so sánh trong giai đoạn 5 năm, thì nhiều chỉ số có sự cải thiện chậm, thậm chí là bị giảm điểm, như các chỉ số Tính minh bạch, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Gia nhập thị trường, Đào tạo lao động.
“Thông qua PCI 2021, Hải Dương đã định lượng được kết quả cải cách của tỉnh trong cả năm qua. Chúng tôi thấy rõ được những điểm hạn chế để có chính sách, giải pháp điều chỉnh kịp thời trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Các chính sách này vẫn phải được đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc ‘3 không - 5 rõ - 6 dám’ mà Đảng bộ Tỉnh đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ”, ông Thăng nhấn mạnh.
Đề xuất đầu tư công 17.837 tỷ đồng xây tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km được kiến nghị chuyển đổi phương thức đầu tư PPP sang sử dụng vốn đầu tư công.
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Tờ trình số 154/TT - CP vừa được Chính phủ trình Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Theo đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 bằng nguồn vốn đầu tư công. Dự án có điểm đầu tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng chiều dài khoảng 53,7 km.
Dự án được đề xuất đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, giải phóng mặt bằng 6 - 8 làn xe theo quy mô quy hoạch.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 17.837 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2025 khoảng 14.270 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 3.567 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, Chính phủ kiến nghị trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Dự án sẽ được bố trí từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021; năm 2026 từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư năm 2022, khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025.
Cũng tại Tờ trình số 154, Chính phủ kiến nghị phân chia Dự án thành 3 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 6.240 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200, trong đó đoạn Km16+800 Km29+400 đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông) với chiều dài khoảng 18,2 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 6.407 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 5.190 tỷ đồng.
Để đảm bảo Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đã được Quốc hội chấp thuận tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó có 3 cơ chế chính sách liên quan đến chỉ định thầu, vật liệu xây dựng thông thường và phân cấp đầu tư dự án; áp dụng trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần tương tự dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2011 - 2025 đã được Quốc hội chấp thuận tại Nghị quyết số 44/2002/QH15; cho phép các địa phương bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án.
“Giao Chính phủ: tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương”, Tờ trình số 154 nêu rõ.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo phương thức PPP.
Tuy nhiên, qua so sánh, đánh giá về trình tự, thủ tục triển khai theo phương thức PPP với triển khai theo hình thức đầu tư công và thực tiễn triển khai các dự án theo phương thức đối tác công tư thời gian gần đây, Chính phủ cho rằng cần thiết chuyển đổi Dự án sang hình thức đầu tư công để rút ngắn tiến độ triển khai công trình.
Sau khi đưa vào khai thác, Dự án sẽ tổ chức thu phí để hoàn trả vốn ngân sách nhà nước. Hình thức này bảo đảm tiến độ dự án và vẫn phù hợp với định hướng huy động nguồn lực xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng.
Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam
Chính phủ vừa có Tờ trình số 153/TTr–CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu. |
Cụ thể,diện tích rừng cần chuyển đổi phục vụ thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 là 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha). Trong số này, Quảng Bình có diện tích rừng phải chuyển đổi lớn nhất với 437,25 ha (11,84 ha rừng tự nhiên, 425,41 ha rừng trồng), trong đó: 66,98 ha rừng phòng hộ, 291,54 ha rừng sản xuất, 78,73 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc từ rừng phòng hộ 2,01 ha, từ rừng sản xuất 76,72 ha).
Diện tích đất lâm nghiệp cần chuyển đổi là 1.863,98 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha, đất rừng sản xuất 1.721,23 ha.
Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên phục vụ thi công Dự án là 1.537,23 ha. Trong số này, Hà Tĩnh có diện tích trồng lúa hai vụ cần chuyển đổi lớn nhất với 371,47 ha, bao gồm: đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên 357,09 ha, đất trồng lúa còn lại 14,38 ha.
Tại tờ trình số 153, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án mà có sự thay đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại Nghị quyết này thì UBND cấp tỉnh có dự án báo cáo HĐND cấp tỉnh quyết định để triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và bản đồ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án, trường hợp phát sinh diện tích chiếm dụng rừng (do xây dựng khu tái định cư, khai thác mỏ vật liệu, nhu cầu đổ chất thải rắn xây dựng... để thực hiện Dự án) mà thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cho phép UBND cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Theo Chính phủ, pháp luật về đất đai hiện hành không có quy định về trách nhiệm của Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất đối với dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội thì Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, đất rừng trước khi quyết định đầu tư dự án, việc thực hiện quy định này đã làm phát sinh thủ tục và kéo dài thời gian chuẩn bị đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Để giảm bớt thủ tục và thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép đối với các dự án Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư thì việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013.
Quảng Nam ra tối hậu thư cho các dự án chậm giải ngân vốn
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND Tỉnh, ông Nguyễn Hồng Quang về tình hình thực hiện thủ tục đầu tư các Dự án khởi công mới kế hoạch năm 2022.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu tăng tốc giải ngân vốn đầu tư các dự án. |
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được lãnh đạo tỉnh đốc thúc và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết Quý I/2022 chỉ đạt đạt 13,7% so với kế hoạch vốn đã qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và đạt 10,2% so với tổng kế hoạch vốn theo quyết định của tỉnh.
Đáng chú ý, đối với 77 dự án sử dụng vốn ngân sách tỉnh dự kiến khởi công mới năm 2022, đến nay, chỉ mới phê duyệt chủ trương đầu tư 57 dự án; trong đó có 25 dự án được phê duyệt dự án đầu tư.
Theo thời hạn phê duyệt dự án để bố trí kế hoạch vốn thì dự án phải phê duyệt trước thời điểm ngày 31/3/2022 là 53 dự án thì chỉ mới phê duyệt 27 dự án đầu tư. Dự án phải phê duyệt trước thời điểm ngày 31/5/2022 là 24 dự án, thì chưa có dự án nào được phê duyệt dự án đầu tư.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc hoàn chỉnh thủ tục đầu tư dự án và giải ngân kế hoạch vốn chậm có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, khi công tác tổ chức thực hiện ở các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu quyết liệt. Ngoài ra, công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế, chất lượng hồ sơ chưa tốt nên vướng mắc khi triển khai, một số chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu về năng lực…
Trước tình trạng này, để đảm bảo phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 cho các dự án khởi công mới, ông Nguyễn Hồng Quang yêu cầu các sở ngành và địa phương, các Ban Quản lý dự án tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung chỉ đạo, kịp thời xử lý các tồn tại, vướng mắc; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
Ngoài ra, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm; gắn trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, giải ngân kế hoạch vốn của các dự án đến từng cá nhân; coi đây là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Đối với chủ đầu tư các dự án có thời hạn phê duyệt dự án trước ngày 31/3/2022 nhưng đến nay chưa được phê duyệt, ông Nguyễn Hồng Quang yêu cầu khẩn trương có báo cáo giải trình, đề nghị gia hạn thời gian và cam kết đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh thủ tục, đảm bảo thời hạn phê duyệt dự án chậm nhất đến ngày 31/5/2022
Đối với chủ đầu tư các dự án có thời hạn phê duyệt trước ngày 31/5/2022 phải tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án theo đúng thời hạn quy định.
Tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, lựa chọn dự án giao vốn đến công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán …đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
Đối với các dự án không thể triển khai thi công, vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, có tỷ lệ giải ngân thấp, không đảm bảo khả năng trong năm 2022... thì Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn không có khả năng giải ngân sang các dự án có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn và đảm bảo khả năng giải ngân trong năm 2022. Trường hợp cần thiết, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đề xuất điều chuyển, cắt giảm trước mốc thời hạn quy định.
Làm rõ phương án tài chính Dự án PPP thành phần 2, Cảng hàng không Sa Pa
Hội đồng thẩm định liên ngành vừa có Thông báo số 27/TB- BKHĐT về kết luận cuộc họp của Hội đồng thẩm định liên ngành về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa – Lào Cai.
Ước 4 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. |
Tại Thông báo này, Hội đồng thẩm định liên ngành đề nghị UBND tỉnh Lào Cai cần nghiên cứu kỹ Báo cáo kết quả thẩm định của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, ý kiến của các thành viên Hội đồng, ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành liên quan để tiếp thu tối đa và khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án.
Trong đó, Hội đồng thẩm định liên ngành lưu ý tập trung UBND tỉnh Lào Cai rà soát, cập nhật bổ sung đầy đủ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu Dự án theo đúng mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thống nhất số liệu giữa các tài liệu trong hồ sơ Dự án.
Về phương án đầu tư, Hội đồng thẩm định đề nghị địa phương rà soát, làm rõ sự phù hợp về tiêu chuẩn thiết kế các hạng mục của Dự án (tập trung đánh giá về sự phù hợp thiết kế khoảng cách, chiều sâu các đường lăn, đường cất hạ cánh; phương án thiết kế các nhà ga; đường vào sân bay...) đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn thiết kế và các quy định có liên quan; đồng thời giải trình rõ phương án thiết kế thoát nước, thoát lũ của Dự án; lưu ý giải pháp thiết kế tuyến giao thông kết nối sân bay đảm bảo an toàn, thuận lợi để triển khai các giai đoạn tiếp theo của Dự án.
UBND tỉnh Lào Cai cũng sẽ phải thuyết minh, giải trình rõ nội dung, căn cứ, cơ sở tính toán khối lượng tương ứng từng hạng mục công việc, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; đồng thời chuẩn xác khối lượng các hạng mục, định mức, đơn giá và các giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng công trình, sự hợp lý của tổng mức đầu tư Dự án và hiệu quả đầu tư; bổ sung thuyết minh làm rõ căn cứ, cơ sở đề xuất thời gian thu hồi vốn của Dự án để đảm bảo tính khả thi của Dự án; phân tích, đánh giá khả năng bảo đảm không dẫn đến các khoản nợ tài chính ngoài dự kiến cho phía Nhà nước của Dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành giao Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và đầu tư) sau khi nhận được giải trình bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án của UBND tỉnh Lào Cai, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, gửi xin ý kiến biểu quyết của các thành viên Hội đồng thẩm định liên ngành.
Trên cơ sở biểu quyết của các thành viên Hội đồng, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, ký gửi UBND tỉnh Lào Cai hoàn thiện và phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo PPP tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021.
Dự án có quy mô dự kiến: Giai đoạn 1 xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2 (hoàn thiện): hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Địa điểm thực hiện dự án: xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tổng mức đầu tư Dự án là 6.948 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.183 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 2.765 tỷ đồng. Tổng vốn Nhà nước 2.730 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng; nhà đầu tư huy động 4.218 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm, gồm thời gian xây dựng 4 năm, thời gian khai thác và thu hồi vốn 46 năm. Dự án chia thành 2 thành phần: dự án giải phóng mặt bằng thực hiện theo hình thức đầu tư công; dự án xây dựng sân bay thực hiện theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Theo đó, các tổ công tác này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, đốc thúc tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/4/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao; có tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/4/2022 dưới mức trung bình của cả nước (18,48%).
Cụ thể, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó thủ tướng Lê Văn Thành sẽ làm Tổ trưởng các tổ công tác số 1, 2, 3 và 4.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ làm Tổ trưởng Tổ công tác số 5, đi kiểm tra các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.
Tổ công tác số 6 do Bộ trưởng Bộ tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước.
Bên cạnh đó, theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
Đồng thời, đánh giá việc chấp hành quy định về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các Tổ công tác cũng sẽ xem xét trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công tại từng bộ ngành, địa phương; đồng thời xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu…
Các tổ công tác sẽ báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Trước đó, báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, ước 4 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (18,65%). Trong đó, vốn trong nước đạt 19,57%, vốn nước ngoài đạt 3,25%.
Có 7 bộ và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Tuy nhiên, có 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 17%, trong đó có 17 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.
Trong khi đó, tổng số vốn đã phân bổ là 519.838 tỷ đồng, đạt 100,33% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Trong số này, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 41.994,149 tỷ đồng.
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 40.261,217 tỷ đồng, chiếm 7,77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Hiện, theo Bộ Tài chính, có 12/51 bộ, cơ quan trung ương và 6/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Hậu Giang lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 3 khu công nghiệp
Ngày 5/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa đã ký Văn bản số 586/UBND-NCTH về việc chủ trương tài trợ kinh phí cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Đông Phú giai đoạn 2.
Theo đó, UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương cho Công ty cổ phần Shinec tài trợ 100% kinh phí (không hoàn lại) cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh để lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Đông Phú giai đoạn 2, với quy mô khoảng 234 ha tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành.
Thời gian thực hiện tài trợ kinh phí và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết là 9 tháng kể từ ngày có chủ trương của UBND tỉnh.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa cũng đã ký Văn bản số 587/UBND-NCTH về việc chủ trương tài trợ kinh phí cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 2, Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 3.
Theo Văn bản nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tài trợ 100% kinh phí (không hoàn lại) cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh để lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 2, với quy mô khoảng 220 ha; Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 3, với quy mô khoảng 205 ha trên địa bàn huyện Châu Thành.
Thời gian thực hiện tài trợ kinh phí và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết là 9 tháng kể từ ngày có chủ trương của UBND tỉnh.
Tại các Văn bản nêu trên, UBND tỉnh Hậu Giang lưu ý, việc tổ chức lựa chọn chủ đầu tưDự án Khu công nghiệp Đông Phú giai đoạn 2; dự án Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 2, Khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 3 được thực hiện theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Hậu Giang giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiếp nhận và tổ chức lập 3 quy hoạch phân khu xây dựng nêu trên theo quy định; đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Châu Thành cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn Công ty cổ phần Shinec và Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc triển khai thực hiện theo quy định. Trong thời gian 9 tháng kể từ ngày có chủ trương, nếu không hoàn thành tài trợ kinh phí lập quy hoạch và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết theo quy định, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tham mưu UBND tỉnh thu hồi chủ trương tài trợ kinh phí lập quy hoạch nêu trên.
Đồng thời, giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch theo đúng quy định.
Quảng Nam nghiên cứu dự án điện gió 500 MW ở huyện Tây Giang
Ngày 4/5, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký văn bản về việc tham mưu giải quyết đề nghị xin chủ trương thống nhất tiếp nhận Dự án điện gió tại huyện Tây Giang.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 956- CV/TU ngày 26/4/2022 về việc giải quyết đề nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Tây Giang về xin chủ trương thống nhất tiếp nhận dự án điện gió; UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Công thương chủ trì cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tây Giang và các đơn vị liên quan rà soát, xem xét, đánh giá khả năng đầu tư dự án điện gió tại thôn Cha’nốc, xã Ch’ơm, huyện Tây Giang.
Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, khả năng đầu tư dự án điện gió ở Tây Giang.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho biết, đã có văn bản trình Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Nam xin chủ trương thống nhất tiếp nhận dự án điện gió trên địa bàn huyện.
Theo ông Bhling Mia, một tập đoàn lớn chuyên đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đến khảo sát sơ bộ, cho thấy tiềm năng điện gió trên địa bàn huyện rất lớn. Theo kết quả khảo sát, huyện Tây Giang có tiềm năng về điện gió, khi hướng gió chính là gió Tây xuất hiện thường xuyên với tốc độ 6,5m/s đến 7,8m/s.
Từ kết quả khảo sát, huyện Tây Giang đã đề nghị tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép tiếp nhận dự án điện gió. Địa điểm thực hiện dự án là tại thôn Cha’nốc, xã Ch’ơm. Với quy mô công suất khoảng trên 500 MW, tương đương đầu tư 100 tuabin gió, diện tích quy hoạch sử dụng đất trên 400ha, không ảnh hưởng đến đất rừng phòng hộ.
“Đây mới là chỉ là xin chủ trương để nghiên cứu hiệu quả của dự án điện gió. Khó khăn lớn nhất hiện nay là trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch điện gió, vì vậy phải xin chủ trương để nghiên cứu đầu tư, nếu có khả thi thì tỉnh sẽ trình Bộ Công thương và Chính phủ xin bổ sung vào Quy hoạch điện VIII.
Nếu dự án điện gió được triển khai thì sẽ khai thác được tiềm năng gió trên địa bàn huyện, bên cạnh đó sẽ có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Tây Giang. Tôi rất hy vọng sẽ hình thành được dự án điện gió ở Tây Giang, tạo động lực phát triển cho huyện”, ông Bhling Mia thông tin.
Khơi thông vốn cho 2 tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Hội đồng thẩm định liên ngành vừa tổ chức cuộc họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo phương thức PPP.
Tại cuộc họp này, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Dự án thông báo một tin vui: “Những vướng mắc về phương án tài chính đã được khơi thông cho cả hai dự án”.
Hai dự án mà Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề cập là tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mà tỉnh Cao Bằng đang rất quyết tâm dồn toàn lực để thực hiện và tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án thành phần 2, Dự án PPP cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Sở dĩ ông Hoàng Xuân Ánh đề cập đến đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng, một dự án nằm trọn trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tưởng chừng như không liên quan, nhưng trên thực tế việc triển khai thành công Dự án thành phần 2 lại là cơ sở để tuyến Đồng Đăng - Trà Lĩnh triển khai kết nối đồng bộ và đảm bảo phương án tài chính.
Theo ông Hoàng Xuân Ánh, ngày 4/5, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì để tìm giải pháp huy động vốn triển khai hai dự án. Cuộc họp này có sự tham dự lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng cùng các ngân hàng.
“Tại cuộc họp, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP.Bank) đã cam kết tài trợ cho Dự án Đồng Đăng Trà Lĩnh 4.366 tỷ đồng; Dự án Hữu Nghị - Chi Lăng cũng được Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP.Bank) cam kết thu xếp tài trợ 3.511 tỷ đồng”, ông Ánh thông tin.
Được biết, các ngân hàng này cũng đang là nhà tài trợ vốn cho 2 dự án đường cao tốc triển khai theo phương thức PPP là cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Cam Lâm- Vĩnh Hảo hiện đang triển khai và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vừa hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hai dự án cao tốc này do các nhà đầu tư tư nhân tham gia mà đứng đầu là Tập đoàn Đèo Cả. Thông qua các giải pháp hợp tác kinh doanh theo Luật PPP, liên danh các nhà đầu tư có thế mạnh về bất động sản, Khu công nghiệp là như Văn Phú, Phú Mỹ, Thành Lợi… đã cùng chung tay tại Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh để đảm bảo tính khả thi với điểm rơi an toàn của phương án tài chính là thời gian hoàn vốn từ 15-18 năm.
Hiện tại, tỉnh Cao Bằng mạnh dạn đã cắt bỏ các dự án đầu tư công khác để dồn vốn đầu tư 4.080 tỷ đồng từ cho Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn thống nhất tăng phần góp của ngân sách địa phương từ 1.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng cho Dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Nghệ An chọn nhà thầu xây dựng Dự án đường nối Vinh - Cửa Lò giai đoạn 2
Tỉnh Nghệ An đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng Dự án đường nối Vinh - Cửa Lò giai đoạn 2, ông Lê Hồng Vinh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An thông tin như vậy. Dự án do Sở Giao thông - Vận tải Nghệ An làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 1.415,242 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2 của Dự án có 3 gói thầu: Gói thầu số 6 thi công xây dựng nền, mặt đường và công trình trên tuyến, hệ thống điện chiếu sáng, đèn tín hiệu (dự toán 1.242 tỷ đồng); Gói thầu số 7 thực hiện việc trồng cây xanh 2 bên đường (dự toán 113 tỷ đồng); Gói thầu số 8 tư vấn, giám sát thi công (dự toán 8 tỷ đồng).
Trong quý II/2022 sẽ đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án.
Dự án Đại lộ Vinh – Cửa Lò có tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng là dự án nằm trong tổng thể của đồ án quy hoạch chung xây dựng TP. Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Đại lộ có tổng chiều dài 11,2 km, tổng diện tích là 1.1752 ha, chia thành 5 khu trục. Dự án có vai trò quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế, là không gian trọng yếu kết nối trung tâm hành chính thành phố và thị xã du lịch biển, liên kết các tổ hợp trong hệ thống như: Khu hành chính, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm giải trí và khu giáo dục và đời sống.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2017 – 2021, điểm đầu ở nút giao với đại lộ Lê Nin, điểm cuối giao với trục đường Bình Minh, Cửa Lò.
Trước đó, Dự án Đại lộ Vinh – Cửa Lò được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-UBND-CN ngày 3/3/2010 và phê duyệt điều chỉnh ngày 2/5/2012 với tổng mức đầu tư 4.157 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Băn khoăn khi phát hiện hàng xóm câu trộm điện
- ·Top 5 địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế ở miền Trung
- ·Du khách đổ xô đến thị trấn Guarapari Brazil tắm biển phóng xạ chữa bách bệnh
- ·Ông Hầu A Lềnh giữ chức Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam
- ·Chi cục THADS huyện Củ Chi bán đất đương sự giá “bèo”: Chờ đến bao giờ?
- ·Du khách không được mang chai nhựa, túi nilon ra đảo Cô Tô
- ·Du khách đổ xô đến thị trấn Guarapari Brazil tắm biển phóng xạ chữa bách bệnh
- ·Tổng thống Mỹ Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
- ·Bị hành hung trên đường có được coi là tai nạn lao động?
- ·Bắt giữ vụ buôn lậu vàng trang sức trị giá lớn
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 8/2017
- ·Thưởng trà đạo trong những chiếc bát cổ trị giá gần 600 triệu
- ·Du khách thản nhiên bơi lội trong hồ nước sâu dù mắt vẫn dán vào điện thoại
- ·Hàng ngàn du khách mắc kẹt tại điểm nghỉ dưỡng hè hàng đầu Trung Quốc
- ·Tôi ước chi, mình có can đảm để bước về thăm mẹ tết này!
- ·Putin chỉ trích các sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh
- ·Du khách kể phút 'gặp ma' ám ảnh ở resort bỏ hoang giữa thiên đường Bali
- ·Giá dầu thế giới sẽ vẫn ở mức thấp và bấp bênh
- ·Có thai rồi mới biết anh lừa dối
- ·Đức, Tây Ban Nha, Séc dừng cấp visa hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam