【kết quả trận udinese】Hướng tới sự bình đẳng cho các nhà khoa học
Theướngtớisựbìnhđẳngchocácnhàkhoahọkết quả trận udineseo Bộ trưởng Nguyễn Quân, trong thời gian vừa qua Trung ướng, Quốc hội, Chính phủ đã thống nhất rất cao về việc phải ban hành những chính sách để sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN, lấy đó là nguồn để thúc đẩy sức sáng tạo của đội ngũ này.
Nghị quyết 20 có phần rất quan trọng về vấn đề sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN được thể chế trong Luật KH&CN. Luật KH&CN quy định Nhà nước phải có chế độ sử dụng, trọng dụng cán bộ KH&CN theo hướng tạo cơ chế chính sách, môi trường làm việc thuận lợi nhất thông qua việc đầu tư cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tạo cơ chế chính sách thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN.
Đồng thời tập trung ưu đãi 3 đối tượng là cán bộ khoa học đầu ngành, là người đứng đầu một lĩnh vực nghiên cứu, những người đang đảm đượng chức vụ của phòng thí nghiệm, tổ bộ môn của trường đại học, được cộng đồng khoa học đánh giá cao qua tín nhiệm và suy tôn là càn bộ đầu ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Quân trả lời câu hỏi của các nhà khoa học tiêu biểu.
Đối tượng thứ 2 là các nhà khoa học được nhà nước tin cậy giao cho những nhiệm vụ quan trọng, chủ trì dự án KH&CN trọng điểm quốc gia. Cuối cùng là các nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi nhưng đã có sản phẩm khoa học nổi trội, như các công bố quốc tế được đánh giá cao, sáng chế được công nhận ở trong nước và nước ngoài… Tùy theo loại đối tượng nhà nước có cơ chế ưu đãi.
Mới đây, Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 40 về chính sách trọng dụng và sử dụng nhân tài trong KH&CN. Đây không phải ưu đãi về tiền lương mà là ưu đãi về cơ chế tự chủ giao cho những nhà khoa học đầu ngành, được quyền tự chủ cao, nhà nước hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động tạo ra sản phẩm khoa học, ứng dụng KH&CN và công bố các kết quả nghiên cứu của mình. Đối tượng tự chủ ấy không bị ràng buộc về cơ chế tài chính hiện hành để các nhà khoa học có thể chủ động nghiên cứu, tập hợp các nhà khoa học mạnh và có thể tạo ra được các sản phẩm KH&CN tương xứng với những ưu đãi đó.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, hiện nay trong xã hội và trong cộng đồng khoa học tranh luận và có nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản hay vì là nước lạc hậu về công nghệ, trình độ KH&CN rất thấp, nên chúng ta đầu tư cho khoa học ứng dụng. Câu trả lời của Bộ KH&CN đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng và Luật KH&CN, không thể thiên vị một lình vực KH&CN nào vì khoa học cơ bản của chúng ta đang có thế mạnh trong khu vực và thế giới, chúng ta còn có ưu thế hơn cả các lĩnh vực khoa học khác vì thế chúng tôi thấy rằng nên tiếp tục đầu tư cho khoa học cơ bản.
Chính phủ đã có chương trình quốc gia về toán, và đã thành lập viện nghiên cứu cao cấp về toán. Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN xây dựng chương trình quốc gia phát triển ngành vật lý trong giai đoạn từ nay đến 2020 và chúng tôi đang cùng cộng đồng khoa học xây dựng đề án để trình Thủ tướng.
Nhà khoa học trẻ sẽ là một trong 3 đối tượng được hưởng đãi ngộ.
Đồng thời các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản khác như khoa học tự nhiên và các lĩnh vực do Quỹ phát triển khoa học tài trợ cũng đã được tăng cường trong giai đoạn vừa qua. Quỹ phát triển khoa học hàng năm tài trợ rất lớn cho nghiên cứu khoa học cơ bản, với vốn điều lệ hàng năm là 200 tỷ đồng. Và gần đây do nhu cầu tăng lên rất nhanh và thấy nghiên cứu cơ bản đã có những kết quả rất đáng khích lệ Bộ đã có đề xuất với Thủ tướng nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Trong các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước vẫn duy trì nghiên cứu cơ bản cho khoa học tự nhiên. Đồng thời cũng rất khuyến khích các viện nghiên cứu, các trường đại học tăng cường đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, khuyến khích các công bố quốc tế từ kết quả của nghiên cứu cơ bản. Các trường đại học hiện nay chế độ khen thưởng rất khả thi và có tác dụng với nghiên cứu cơ bản.
Ngoài ra Bộ KH&CN hàng năm căn cứ vào nhu cầu phát triển của các viện, các trường để có kế hoạch đầu tư trang thiêt bị, hạ tầng, thông tin cho các phòng thí nghiệm liên quan đến nghiên cứu cơ bản. Các trang thiết bị được đầu tư hàng năm cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong ngân sách đầu tư cho phát triển KH&CN.
Bộ cũng có hệ thống giải thưởng dành cho nghiên cứu cơ bản như giải thưởng Tạ Quang Bửu, tuy là giari thưởng cấp bộ, nhưng về giá trị không thua kém giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về KH&CN. Qua đây có thể thấy Bộ không coi nhẹ lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào và nghiên cứu cơ bản hoàn toàn được coi trọng, bình đẳng như các lĩnh vực khác.
Còn về chính sách nhà ở cho các nhà khoa học, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương này tương đối tốt, nếu các đồng chí nhớ lại, thì nhiều năm trước Đảng và Nhà nước đã có chính sách xây dựng nhà ở cho giảng viên các trường đại học, cán bộ khoa học và hình thành các khu tập thể của các viện, các trường.
Sau này khi chuyển sang kinh tế thị trường thì chính sách này có khó khăn nhất định, và hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, bất động sản cũng rất khó khăn. Nhưng Bộ KH&CN sẽ ghi nhận những kiến nghị này của nhà khoa học và sẽ kiến nghị Chính phủ trong thời gian tới có chính sách về nhà ở cho cán bộ khoa học.
Trong hệ thống chính sách Bộ đang xây dựng trình Chính phủ thông qua các nghị định về hướng dẫn Luật KH&CN đã có những nội dung đáp ứng được các vẫn đề mà các nhà khoa học đang quan tâm. Một khi đã giao quyền tự chủ cho các trường, các viện thì kết quả nghiên cứu của tập thể sẽ hiệu quả hơn. Khi có quyền tự chủ rồi thì ngay cả việc xây dựng nhà ở cho cán bộ, thì các viện các trường có thể thực hiện được.
Hoặc thông qua chính sách đãi ngộ với cán bộ đầu ngành, cán bộ được nhà nước giao nhiệm vụ quốc gia, cán bộ trẻ tài năng thì phần kinh phí nhà nước giao cho khoa học để chủ động trong việc chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu, trả lương, thu nhập cũng có thể trang trải phần nào những khó khăn về nơi ăn chốn ở của các nhà khoa học.
Quyền tự chủ của các nhà khoa học trong vấn đề nghiên cứu, thông qua các nghị định mà Bộ đã xây dựng chắc chắn trong thời gian tới các nhà khoa học sẽ cảm thấy mình có điều kiện tốt hơn. Như áp dụng cơ chế quỹ, cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi, chắc chắn hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học được tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều.
Về thu nhập, đời sống sẽ có bước phát triển chậm hơn, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ tiếp cận với thông lệ quốc tế, chúng ta sẽ đối xử với các nhà khoa học như ở các nước phát triển và các nước lân cận, tránh tình trạng các nhà khoa học đang bị đối xử không được bình đẳng như các lĩnh vực khác.
Ngân hàng thận trọng với tình hình Biển Đông
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Đảo Bali thất thu 665 triệu USD do núi lửa phun trào
- ·Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
- ·Dệt may xoay xở trước khó khăn
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Nghỉ dịch Covid
- ·Môi giới bất động sản đứng trước thời kỳ khó khăn
- ·Chị nào nói không thích 'hoa đồng tiền' ngày 8/3 là sĩ hão
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Trắc nghiệm tính cách: Mọi người nghĩ sao về năng lượng của bạn ở hiện tại?
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Venezuela siết chặt mua bán xăng dầu
- ·Ngân hàng lớn nhất Australia thừa nhận vi phạm luật chống rửa tiền
- ·Ấn Độ giành lại ngôi vị nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 265: Nàng dâu trùng tên được mẹ chồng cưng chiều tới khó tin
- ·Lãi suất cho vay bình quân đã giảm còn 8,9%/năm
- ·8 nước EU ký văn kiện chung phản đối các dự án cải tổ Eurozone
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Băng tuyết gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Anh