【central vs】Tín dụng bất động sản tăng mạnh, chiếm hơn 19% tổng dư nợ
Đến 4/10, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 8,95% | |
Nhiều tổ chức tín dụng “quay lưng” với dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch | |
Tín dụng cho BOT giao thông: Ngân hàng phải tính toán và quyết tâm cao |
Tín dụng cho bất động sản vẫn đang khá lớn ở các ngân hàng thương mại. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Theo báo cáo vừa gửi đến Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8 khóa XIV, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.
Nhưng đáng chú ý, báo cáo của cơ quan này cho biết, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%; tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%. Ước đến tháng 9/2019, tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Như vậy, tín dụng bất động sản, chứng khoán đã bất ngờ tăng khá mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ siết chặt tín dụng trong các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT...
Thống kê từ báo cáo tài chính của một số ngân hàng cho thấy dư nợ cho vay bất động sản đều khá cao. Ví dụ như tại VPBank, 9 tháng năm 2019, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản lên tới 28.156 tỷ đồng, tăng hơn gần 5.000 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Techcombank cho thấy dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đạt mức 26.723 tỷ đồng. Sacombank cũng có số dư cho vay lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả cho vay cá nhân mua bất động sản) đạt 30.853 tỷ đồng…
Cũng theo báo cáo, đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khúc xạ kế đo độ mặn đồng hành cùng người dân trong ngành Thủy sản
- ·Trung Quốc cho các nước Mỹ Latinh vay tiền mua vắcxin phòng COVID
- ·Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông
- ·Hưng Yên: Thu hồi 15,8 tỷ đồng từ các cơ sở y tế có giường bệnh
- ·Hợp tác xã nông nghiệp chú trọng liên kết sản xuất
- ·Hương Giang idol: Nghệ sĩ Việt đồng loạt phản ứng
- ·diễn viên chính 'Kẹp hạt dẻ' ngộ độc thức ăn
- ·Trời đã sinh Hoài Linh, sao còn sinh Trường Giang?
- ·Tọa đàm Kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm tại huyện Thạnh Hóa
- ·Táo quân 2017: Dàn nghệ sĩ đổ bộ liveshow 'Năm con Kê
- ·Tập trung chăm sóc lúa Hè Thu 2023
- ·Hà Nội: Hơn 36 tỷ đồng xây 3 cầu vượt cho người đi bộ qua sông Tô Lịch
- ·Thăm căn nhà khang trang của nghệ sĩ Trà My
- ·Hưng Yên: Phân bổ 10,7 tỷ đồng vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- ·Giá vàng hôm nay 23/9: Bị đô 'đè', nhà đầu tư lớn xả hàng
- ·Đường dây nóng tiếp nhận thông tin, xử lý vi phạm giao thông dịp nghỉ Lễ 2/9
- ·Hầu hết các vướng mắc về thuế được tháo gỡ từ 1
- ·Thăng hoa trong buổi biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng London
- ·Đa dạng loại hình mua sắm phục vụ người tiêu dùng
- ·EU đạt đồng thuận về quỹ phục hồi hậu COVID