【kết quả bóng đá cúp italia】Teo cơ quan sinh sản vì đồ chơi có độc
Các sản phẩm đồ chơi được xếp vào danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 – nhóm có nguy cơ mất an toàn cao và phải kiểm tra,ơquansinhsảnvìđồchơicóđộkết quả bóng đá cúp italia kiểm soát chặt chẽ mức độ an toàn khi sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Những đồ chơi không nhãn mác tiếng Việt, không dấu CR, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Ảnh: N. N |
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý chất lượng, an toàn đồ chơi trẻ em. Các sản phẩm đồ chơi trẻ em chỉ được sản xuất, nhập khẩu và lưu hành khi đảm bảo an toàn, gắn dấu hợp chuẩn, hợp quy (CR).
Thời gian vừa qua, cùng với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, các cơ quan thuộc Bộ KH&CN như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Bộ KH&CN, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đã phối hợp thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm đồ chơi trẻ em.
Tuy nhiên, thực tế trên thị trường cho thấy, có một số loại đồ chơi trẻ em, trong đó đa phần là nhập lậu từ Trung Quốc vẫn chưa được kiểm tra, kiểm soát. Những loại đồ chơi đó không được gắn dấu CR, không được người nhập khẩu về làm nghĩa vụ kiểm nghiệm, kiểm tra an toàn. Vì lợi nhuận không ít người đã “tuồn hàng” vào thị trường, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em khi sử dụng.
Các sản phẩm đồ chơi trẻ em thông thường làm bằng nhựa. Theo nhận định của các chuyên gia Viện Hóa học Việt Nam, để giảm giá thành cho sản phẩm, các nhà sản xuất thường đưa nhựa tái sinh, nhựa phế thải từ nhiều nguồn khác nhau để sản xuất đồ chơi.
Các nguyên liệu nhựa đó thường không đảm bảo chất lượng. Nhựa tái chế PVC khi xử lý nhiệt có thể thải ra khí clo, một chất oxy hóa có độc tính cao. Hoặc rất có thể trong nhựa có thành phần phthalates cao sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, nguy cơ kích thích dậy thì sớm. Các thôi nhiễm chất phthalates cũng có thể gây ra biến chứng bệnh tiểu đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Cùng với loại chất nói trên, các cơ sở sản xuất đồ chơi có thể đưa vào trong sản phẩm những chất như muối kẽm, muối catmi, muối đồng hoặc sử dụng thủy ngân, chì và các sơn màu giá rẻ, không đảm bảo an toàn chất lượng.
Chất phthalate có trong đồ chơi, nguy cơ gây ung thư, làm mất khả năng sinh sản của trẻ em. Ảnh: N. N |
Ví dụ như chất dẻo DBP – Dibutyl phthalate hay DOC – Dioctyl phthalate có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc trực tiếp, lâu dài.
Khi tiếp xúc với các đồ chơi chưa được kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng, rất có thể trẻ nhỏ bị nhiễm độc từ các chất như Stibium (Sb), Asen (As), Bari (Ba), Cadimi (Cd), Crom (Cr), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg), Selen (Se), Clo (Cl) và Lưu huỳnh (S), fomaldehyde.
Đôi khi, những chất nói trên không phải ngay lập tức gây ra những bệnh cấp tính mà có thể “âm thầm” tích lũy, gây bệnh mãn tính điển hình là bệnh não, suy giảm trí tuệ, viêm gan, suy thận, teo thận, rối loạn giấc ngủ trẻ em, tan máu, ung thư gan, thận, phổi, dạ dày...
Quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam cho thấy, nồng đọ thôi nhiễm các chất trong đồ chơi giới được nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, tính theo đơn vị là mg/kg đồ chơi thì Sb tối đa là 60, As là 25, Ba là100, Cd là 75, Cr là 60, Pb là 90, Hg là 60, Se là 500. Các đồ chơi mô phỏng thực phẩm như hoa, lá, quả, con vật là những đồ chơi trẻ có thể mút, ngậm hoặc liếm lại càng phải cảnh giác.
Theo TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, người tiêu dùng rất khó có thể lựa chọn được kỹ càng đâu là đồ chơi tốt, đâu là đồ chơi không tốt. Cách tốt nhất là các bậc cha mẹ nên chọn đồ chơi được sản xuất từ các doanh nghiệp có quy tín, nguồn gốc rõ ràng. Không vì ham rẻ, kiểu dáng bắt mắt hoặc thỏa mãn sở thích bột phát của trẻ mà mua những đồ chơi nguy hiểm đến sức khỏe các em.
BS. Bùi Nguyễn Đoan Thư, Khoa Hô hấp thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. HCM cho rằng, các sản phẩm đồ chơi nhiều mầu sắc rất thu hút trẻ em ngậm, gặm hoặc bỏ vào miệng nhai khi trẻ ở độ tuổi mọc răng. Khi đó, cần phải thận trọng và không nên cho trẻ sử dụng những đồ chơi không an toàn hoặc đồ chơi khiến trẻ dễ nuốt phải.
Người lớn khi mua đồ chơi cho trẻ cũng cần xem kỹ nhãn mác, dấu hợp chuẩn, hợp quy gắn bên ngoài sản phẩm. Kiểm tra bằng cách ngửi, độ phai mầu của sản phẩm. Cần nêu cao cảnh giác và hướng dẫn con trẻ không nên ngậm, mút, liếm đồ chơi. Thực hiện vệ sinh sạch sẽ sau khi con trẻ chơi đồ chơi xong và tùy theo lứa tuổi mà chọn lựa đồ chơi thích hợp, theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hồng Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·TS Võ Trí Thành chỉ ra 3 điểm 'nghẽn' xây dựng chính sách cho cuộc cách mạng về Fintech
- ·Vì sao phim về Trịnh Công Sơn có mức kinh phí kỷ lục 50 tỷ đồng?
- ·Tổng cục Thống kê ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024
- ·Canada viện trợ 500 triệu đồng bảo vệ quyền người giúp việc VN
- ·Lễ 30/4: Kia Morning 290 triệu đã rẻ, nay còn được tặng quà ‘khủng’ 50 triệu đồng/chiếc
- ·Sáng 9/6, hơn 100.000 thí sinh Hà Nội làm bài thi môn Toán vào lớp 10
- ·Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2018
- ·Đầu tư của Singapore vào Việt Nam tăng 153%
- ·Chiếc xe ô tô 7 chỗ này đang được giảm giá tới 51 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam
- ·Lồng ghép hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá vào các phong trào tại địa phương
- ·Ứng dụng công nghệ mới của CMCN 4.0 trong hoạt động ngân hàng
- ·Khả Ngân lột xác từ 'màn hình phẳng' thành mỹ nhân vòng 1 sexy
- ·Thị trường chứng khoán: Đảm bảo ổn định, bền vững là mục tiêu hàng đầu
- ·Thách thức vấn đề bản quyền trên không gian mạng
- ·Loạt xe ô tô 4 chỗ đẹp long lanh này bán ‘siêu chạy’ tại VN, chục nghìn người đổ xô mua
- ·Leading Media và khát vọng ‘sưu tầm chiến thắng’ các cuộc thi nhan sắc
- ·Công nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ hội nhập
- ·Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển rừng tại Việt Nam
- ·Vinamilk chính thức chào mua công khai gần 47% cổ phần GTNFoods với giá 13.000 đồng/cổ phần
- ·Hà Nội: Trình chiếu bức tranh 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”