【kết quả trận twente】Hà Nội vì sao cứ mưa lại ngập?
Thông tin về tình hình mưa lũ năm 2018 trên địa bàn TP, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều TP. Hà Nội cho biết, năm 2018 sẽ xuất hiện khoảng 10- 12 cơn bão.
"Tháng 5 là tháng đầu mùa, do vậy nhiều khả năng các hiện tượng mưa dông kèm tố lốc, mưa đá sẽ xuất hiện. Toàn mùa xuất hiện 3-7 đợt lũ; trong đó 2-3 đợt lũ trung bình", ông Thịnh nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan về việc dù đầu tư nhiều kinh phí trong nhiều năm song chỉ sau vài cơn mưa là thành phố “thất thủ” trong biển nước, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, dù đã có nhiều nỗ lực, xây dựng các trạm bơm để “giải cứu” cho khu vực nội đô mỗi mùa mưa về, tuy nhiên hiện nay TP vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng ngập lụt nếu gặp những trận mưa to.
Ông Chu Phú Mỹ cho biết, nếu Hà Nội mưa từ khoảng 50 - 100mm trong 2 giờ liên tiếp thì trên địa bàn thành TP có khoảng 15 điểm bị ngập. Sở dĩ có tình trạng này, theo ông Mỹ là do hiện TP có mật độ xây dựng cao, việc xả rác ra đường nhiều khiến hệ thống thoát nước bị ách tắc. Ngoài ra, hiện nay Hà Nội vẫn tưới tiêu nước bằng thế năng tự nhiên, dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực. Đây là phương án thoát nước tiết kiệm chi phí nhưng địa hình Hà Nội vốn trũng thấp sẽ không thuận lợi với phương án này.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, cuối năm 2016, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 đã hoàn thành, song mới chỉ giải quyết được áp lực thoát nước cho lưu vực sông Tô Lịch rộng 77,5 km2. Còn toàn bộ khu vực phía Tây và Tây Nam TP thuộc lưu vực sông Nhuệ chưa được đầu tư; việc thoát nước chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống kênh, mương nông nghiệp.
“Dự kiến đến năm 2020, khi một số hạng mục trạm bơm tiêu nước của Hà Nội hoàn thiện và đưa vào sử dụng khi đó tình trạng ngập úng của Hà Nội mới có thể giải quyết căn bản còn trong tình trạng hiện nay, ngập lụt vẫn sẽ tái diễn”, ông Mỹ lo ngại.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, hiện hệ thống thoát nước Hà Nội chỉ có khả năng chịu đựng cho những trận mưa có cường độ 70mm/2 giờ. Do vậy, khi Hà Nội mưa quá to, việc ngập úng là khó tránh.
Về nội dung ứng phó của Hà Nội trong mùa mưa lũ sắp tới, theo ông Đỗ Đức Thịnh, Hà Nội đã xây dựng phương án bố phòng hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. TP cũng bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện đảm bảo để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức tập huấn, hiệp đồng, thực hành triển khai các phương án xử lý sự cố do thiên tai gây ra ngay từ giờ đầu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Cường kích ‘thú mỏ vịt’ Nga rơi xuống chung cư
- ·Hình thành thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học
- ·Bên trong bảo tàng hiếm khi mở cửa của CIA
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Manulife Việt Nam luôn kiên định với mục tiêu được khách hàng tin cậy nhất
- ·Thương hiệu Đại học Huế từ chỉ số phát triển
- ·Hạn chế phương tiện lưu thông qua cầu sông Thai
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Vay tiêu dùng trả góp: Nhiều công ty tài chính bị khiếu nại
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Tăng lãi suất huy động chưa gây áp lực với lãi suất cho vay
- ·Trinh “5 tốt”
- ·Giá vàng hôm nay 8/12/2023: Vàng trong nước tiếp đà giảm, vàng thế giới tăng nhẹ
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Năm 2015, BIC đạt doanh thu hơn 1.470 tỷ đồng
- ·Dấu hỏi về năng lực của cảnh sát Indonesia sau thảm kịch bóng đá
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 12/12/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB bất ngờ đảo chiều sụt giảm mạnh
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Nga bắt nhiều nghi can phá cầu Crưm, Australia tính huấn luyện cho lính Ukraine