【nhan dinh han quoc】Những thống kê ấn tượng về Olympic Tokyo 2020
Sau 16 ngày tranh tài sôi nổi,ữngthốngkấntượngvềnhan dinh han quoc kỳ Thế vận hội lần thứ 32 trong lịch sử hiện đại đã chính thức khép lại, chứng kiến 17 kỷ lục thế giới bị phá vỡ cũng như rất nhiều kỷ lục Olympic mới đã được thiết lập.
Màn pháo hoa kết thúc lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 8/8/2021. Ảnh: TTXVN
11.000 vận động viên, 339 bộ huy chương
Khoảng 11.000 vận động viên (VĐV) đại diện cho 205 Ủy ban Olympic quốc gia đã tham gia tranh tài ở Thế vận hội lần này tại 42 địa điểm trên khắp Nhật Bản, bao gồm cả đảo Hokkaido, nơi tổ chức sự kiện cuối cùng của môn điền kinh là marathon trong ngày cuối của đại hội.
Có tổng cộng 339 nội dung tranh huy chương của 33 môn thể thao, trong đó 340 huy chương vàng, 338 huy chương bạc và 402 huy chương đồng đã được trao cho các VĐV đạt thành tích cao nhất.
Mỹ dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với số huy chương vàng (39) cũng như tổng số huy chương (113) nhiều nhất so với các đoàn khác, đánh dấu kỳ Thế vận hội thứ 7 liên tiếp thể thao Mỹ giành được vị trí số 1 xét trên tổng số huy chương.
Đoàn thể thao Trung Quốc xếp thứ 2 cả về số huy chương vàng (38) và tổng số huy chương các loại (88). Nước chủ nhà Nhật Bản xếp thứ 3 về số huy chương vàng giành được (27), trong khi đoàn Ủy ban Olympic Nga thu về tổng số huy chương nhiều thứ 3 toàn đoàn (71).
Đây cũng là kỳ Thế vận hội được đánh giá cao về mặt bình đẳng giới, khi chứng kiến gần một nửa tổng số các VĐV thi đấu ở các nội dung dành cho nữ, theo thống kê của Ủy ban Olympic quốc tế.
17 kỷ lục thế giới
Bất chấp việc luyện tập bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch COVID-19, các VĐV vẫn cống hiến một kỳ Olympic có tính cạnh tranh rất cao, với 17 kỷ lục thế giới đã bị phá.
Trong đó, môn bơi chứng kiến nhiều kỷ lục thế giới bị phá nhất, với 6 kỷ lục thế giới mới được thiết lập ở đường đua xanh.
Tiếp đó là môn rowing, với 5 kỷ lục thế giới mới đã được ghi nhận, mặc dù có thời điểm các nội dung thi đấu ngoài trời bị ảnh hưởng không nhỏ bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Ba kỷ lục thế giới khác được lập ở môn điền kinh, trong đó VĐV Karsten Warholm của Na Uy phá kỷ lục của chính mình ở nội dung 400m chạy vượt rào nam, Sydney McLaughlin (Mỹ) có thêm kỷ lục mới ở nội dung 400m rào nữ, và Yulimar Rojas của Venezuela lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung nhảy xa 3 bước nữ với cú nhảy xuất thần 15,67m.
Ngoài ra, có 3 kỷ lục khác thuộc về môn xe đạp lòng chảo. Bắn súng và leo núi trong nhà lần đầu tiên xuất hiện tại Olympic cũng chứng kiến mỗi môn thêm một kỷ lục thế giới mới.
Đáng chú ý, một mình VĐV cử tạ người Georgia, Lasha Talakhadze đã lập tới 3 kỷ lục thế giới trong một nội dung, khi phá vỡ 3 kỷ lục cũ của chính mình ở môn cử tạ hạng cân trên 109kg nam, với thành tích cử giật 223kg, cử đẩy 265kg và tổng cử 488kg.
Kỳ Olympic không khán giả
Một kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Để bảo đảm an toàn cho các VĐV cũng như khán giả, ban tổ chức đã quyết định không cho phép khán giả nước ngoài tới Nhật Bản để cổ vũ cho các VĐV, trong khi khán giả trong nước cũng không được phép vào các địa điểm thi đấu.
Điều này đồng nghĩa với thất thu từ việc bán vé, cũng như ảnh hưởng tới doanh thu của lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Theo ước tính của Viện nghiên cứu Nomura, thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản có thể lên tới 151 tỷ Yên (khoảng 1,4 tỷ USD).
Tinh thần Olympic
Olympic Tokyo 2020 đã khép lại, nhưng tinh thần Olympic sẽ sớm tiếp tục được khơi dậy khi Paralympic Tokyo 2020 sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 24/8.
Kế đến, kỳ Thế vận hội mùa đông 2022 cũng sẽ bước vào tranh tài tại Bắc Kinh từ ngày 4 - 20/2/2022, đánh dấu thủ đô của Trung Quốc trở thành thành phố đầu tiên trong lịch sử đăng cai cả Thế vận hội mùa đông và mùa hè.
Trong khi đó, Paris sẽ là chủ nhà của Thế vận hội mùa hè tiếp theo, dự kiến khai mạc ngày 27/7/2024, với cam kết về một kỳ Olympic thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải và tuân thủ các quy định của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nguồn nhandan.vn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng chủ trì cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với đại diện giới doanh nhân Việt Nam
- ·Ngành than cần phải “thay máu"
- ·Nguyên liệu dệt may, da giày vẫn phụ thuộc Trung Quốc
- ·Khởi nguồn thịnh vượng cho đô thị
- ·5 công ty dược trong nước xin nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID
- ·Xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó
- ·Tìm kiếm tài năng Hải quan Việt Nam 2019: Ấn tượng từ những tiết mục đầu tiên
- ·Nâng công suất trạm biến áp 220 kV Hải Dương
- ·Bộ NN&PTNT đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất ký Nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- ·Hà Tĩnh tìm giải pháp xúc tiến, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch
- ·Tìm kiếm dịch vụ xây nhà trọn gói tại Long An
- ·Thái Nguyên thu ngân sách đạt 64,8% dự toán
- ·Cục Thuế Hải Phòng thu 516 tỷ đồng tiền nợ thuế
- ·Phải đưa thủ tục có tác động lớn tới doanh nghiệp kết nối NSW
- ·Dự báo giá xăng dầu: Có thể tăng từ 200
- ·Độc đáo bát đĩa từ lá chuối khô, tranh chục triệu từ lá sen
- ·Bị từ chối xác định trước mã số do thiếu tên tổ chức trên mẫu đơn
- ·Lâu đài của đại gia xăng dầu khó bán
- ·Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia
- ·Đi lên từ tiểu thủ công nghiệp