【cúp afc châu á】Thủ tướng: Một trận mưa lớn ở Hà Nội mà đã tắc hết đường
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ |
Báo cáo do Bộ KH&ĐT xây dựng căn cứ trên số liệu giai đoạn 2011-2017 để lượng hóa tác động của 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) tới tăng trưởng chung của cả nước.
Theo báo cáo, giai đoạn 2011-2017, GRDP của 4 vùng KTTĐ bình quân mỗi năm tăng 7,14%. Tăng trưởng của các vùng KTTĐ chủ yếu là nhờ công nghiệp chế biến, chế tạo. Năng suất lao động của các vùng KTTĐ có xu hướng tăng. Vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía nam dẫn đầu cả nước về năng suất lao động, cho thấy đây là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quyết định tới mức độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của 2 vùng KTTĐ này.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT căn cứ trên số liệu giai đoạn 2011-2017 và mô hình tính toán đã lượng hóa được mối quan hệ giữa tăng trưởng của vùng KTTĐ phía nam và vùng KTTĐ Bắc Bộ với cả nước (1% GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng lần lượt là 0,49% và 1,12%).
Hà Nội và TPHCM là 2 cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân/năm trong giai đoạn 2011-2017 tương ứng đạt 13,6% và 19,4%.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần giải quyết như tác động lan tỏa và tính liên kết của các vùng KTTĐ tới các địa phương lân cận và trong cả nước chưa cao. Các địa phương thuộc vùng KTTĐ chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của vùng…
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại cuộc họp, phát biểu kết luận, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì tiếp thu các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện báo cáo. Cùng với kết quả các hội nghị của Chính phủ với các vùng KTTĐ, xây dựng và hoàn thiện đề án về phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả của vùng KTTĐ, báo cáo Thủ tướng, trong đó, cần lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp mới mang tính đột phá, tạo động lực phát triển của 4 vùng, hiện chiếm tới 70% GDP cả nước.
Thủ tướng hoan nghênh các ý kiến cho rằng cần có chỉ thị tổng thể của Thủ tướng nhằm thúc đẩy phát triển các vùng KTTĐ.
Về tình hình phát triển của 4 vùng, Thủ tướng cho rằng có nhiều cố gắng trong chỉ đạo điều hành, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của đất nước, dẫn đầu là vùng KTTĐ phía nam, trong đó bao gồm TPHCM.
Bên cạnh đó, các vùng còn gặp khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, “hôm qua, một trận mưa lớn ở Hà Nội mà đã tắc hết đường” và với TPHCM thì ảnh hưởng càng rõ nét hơn, Thủ tướng nói. Quy hoạch vùng, liên kết vùng, cơ chế điều phối vùng, chính sách phát triển vùng chưa tốt, chưa rõ, là “điểm nghẽn” trong phát huy vai trò của các vùng KTTĐ.
“Chúng ta nhận thức được vấn đề này để có định hướng khắc phục tốt hơn trong thời gian tới”. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “bàn tiến chứ không bàn lùi”, tiếp tục khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Các đồng chí thành công thì cả nước mới thành công”.
|
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhất trí với các giải pháp mà báo cáo đưa ra, trong đó lưu ý một số giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội vẫn tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn.
Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn. Một số công trình, dự án hạ tầng bức xúc cần tiếp tục được tháo gỡ kịp thời hơn, trong đó có lĩnh vực điện, không được để thiếu điện trong thời gian tới, nhất là khu vực phía nam khi mà Thủ tướng, tập thể Chính phủ đã thảo luận nhiều lần về vấn đề này, đưa ra các giải pháp, cơ chế đặc biệt để bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó là thúc đẩy các dự án hạ tầng quan trọng khác, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bởi “đại lộ, đại phú”… Các địa phương cần có các dự án trọng điểm, tạo bước phát triển đột phá. Cần quán triệt tinh thần phát triển đô thị là động lực của tăng trưởng.
Thủ tướng lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và nhấn mạnh các vùng KTTĐ phải đi đầu trong việc không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Ghi nhận các ý kiến về cơ chế điều hành vùng, Thủ tướng cho biết sẽ có giải pháp tháo gỡ về vấn đề này.
Hà Nội vừa mưa to, khắp ngả đường ngập sâu, cây đổ chắn phố
Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường của Hà Nội chìm trong nước, nhiều điểm ngập sâu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quyền Tổng Giám đốc mới của ngân hàng SCB là ai?
- ·Quốc hội 'sốt ruột' với sự 'nhảy múa' của giá vàng
- ·Các Giáo sư Đại học Harvard ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam
- ·Cả nước đã dành được 680 nghìn tỷ đồng để cải cách tiền lương
- ·Điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách TW
- ·Các Giáo sư Đại học Harvard ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam
- ·Hàng trăm tiểu thương Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ cháy lớn ở Ba Lan
- ·Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ một công dân Việt Nam bị sát hại ở Nhật Bản
- ·Hội Doanh nghiệp huyện Bến Lức là ngôi nhà chung, cùng nhau phát triển kinh tế bền vững
- ·Thủ tướng biểu dương tinh thần 'thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi' của CSGT
- ·Tăng cường phòng chống dịch tại các cụm công nghiệp
- ·Chém anh ruột vì mâu thuẫn từ chuyện hái dừa
- ·Việt Nam lên tiếng về việc Campuchia xây kênh đào Funan Techo
- ·Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Phó Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh
- ·Thủ tướng: Viettel là tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia
- ·Ông Lê Kim Thành làm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia
- ·Trục lợi tín ngưỡng
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại dư âm tốt đẹp
- ·Hệ thống cơ sở dữ liệu
- ·Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự