【union berlin – hoffenheim】Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị cân nhắc lại nhận định về bất cập của chính sách tiền tệ
Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập Điều hành chính sách tiền tệ từ quyết định lãi suất của FED Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân “ế tiền” |
Cuối năm 2022: Chậm điều chỉnh tín dụng để tập trung đảm bảo an toàn hệ thống
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết,ốngđốcNguyễnThịHồngđềnghịcânnhắclạinhậnđịnhvềbấtcậpcủachínhsáchtiềntệunion berlin – hoffenheim qua lắng nghe ý kiến tại phiên họp cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, NHNN nhận thấy, các báo cáo, ý kiến đã cơ bản đánh giá toàn diện về các mặt đạt được và những mặt cần lưu ý để Chính phủ và NHNN điều hành tốt hơn trong thời gian tới…
Tuy nhiên, ở nội dung đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Ủy ban Kinh tế có chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong điều hành chính sách tiền tệ. Trong đó, có nội dung phản ánh nhiều ý kiến nhận định, việc quá chú trọng kiềm chế lạm phát cũng là nguyên nhân khiến lãi suất cao, đặc biệt là cuối năm 2022, đầu năm 2023 trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng được thực hiện quá chậm là những bất cập trong công tác điều hành cần rút kinh nghiệm.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng |
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, ý kiến nêu trên là nhìn từ góc độ riêng lẻ. Còn việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN theo tinh thần bám sát yêu cầu của Quốc hội và trên cục diện tổng thể của nền kinh tế là phải giảm lãi suất, đảm bảo ổn định tiền tệ, ngoại hối và hoạt động hệ thống ngân hàng.
Thống đốc NHNN cho hay, những tháng cuối 2022, khi nhiều nước có mặt bằng lãi suất cao, xét thấy năm 2022 có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội, nên những tháng đầu năm vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành. Tuy nhiên, tới tháng 10/2022, sự kiện rút tiền hàng loạt của Ngân hàng SCB xảy ra, nên NHNN tập trung ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới, nên mọi biện pháp lúc này ưu tiên ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Khi đó, các tổ chức tín dụng cũng căng thẳng tín dụng. Một số tổ chức tín dụng bị thiếu dự trữ bắt buộc, nguy cơ mất khả năng chi trả hiện hữu.
Do đó, theo giải thích của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng tại thời điểm này, vì các ngân hàng khi đó phải tập trung đáp ứng khả năng yêu cầu chi trả của người dân, với tác động tâm lý người dân họ rút tiền gửi từ ngân hàng nhỏ để chuyển sang ngân hàng lớn. Tới tháng 11, thanh khoản cải thiện dần và đầu tháng 12, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Thống đốc cũng cho biết, khi thị trường xuất hiện hiện tượng rút tiền hàng loạt, thì tâm lý kỳ vọng của thị trường tiền tệ, ngoại hối rất căng thẳng, tỷ giá đã có lúc tăng 10%. Khi đó, ổn định tỷ giá chỉ có thể dùng biện pháp như can thiệp ngoại tệ, điều chỉnh tăng lãi suất và hạn chế thanh khoản. NHNN phải thực hiện cả 3 biện pháp này, tức là vừa can thiệp, vừa tăng lãi suất 2 lần vào tháng 9 và 10, đồng thời chưa điều chỉnh tín dụng. Việc này đã giúp ổn định tỷ giá trở lại, cả năm 2022 tăng trên 3%.
Phiên họp sáng 16/10. |
Không chủ quan với lạm phát
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nhắc đến một nhận định khác được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế là “lạm phát thấp, lãi suất cao là nghịch lý, thể hiện bất cập trong điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ”. Lãnh đạo NHNN đề nghị UBTVQH cân nhắc, xem xét nhận định bởi đây là “ý kiến chỉ nhìn ở góc độ lạm phát và lãi suất”.
Theo lý giải của Thống đốc NHNN, trong điều hành lãi suất, các công cụ chính sách tiền tệ phải căn cứ vào mục tiêu lạm phát, dự báo xu hướng lạm phát thế giới, trong nước và yêu cầu ổn định tỷ giá, an toàn hệ thống. “Những nhiệm vụ này không thể hy sinh nhiệm vụ nào, mà phải đảm bảo hài hoà, linh hoạt trong điều hành. Nếu xu hướng lạm phát bùng lên, thì chính sách tiền tệ có nhiệm vụ phòng ngừa, chuẩn bị xu hướng thắt chặt” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Nhấn mạnh không thể chủ quan với lạm phát, Thống đốc NHNN nhắc lại tình hình cuối năm 2021, dự báo Mỹ và một số nước đánh giá lạm phát chỉ tạm thời, chính sách tiền tệ của họ chưa thắt chặt. Song tới năm 2022, lạm phát bùng lên, họ buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh, mạnh, nên tác động tới các nền kinh tế toàn cầu. Điều này cho thấy chúng ta phải nhìn về xu hướng phía trước, chứ không phải chỉ nhìn lạm phát thời gian qua thấp, mà chính sách lãi suất, tiền tệ không phải lo lắng gì, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.
Liên quan tới việc xử lý ngân hàng yếu kém, mà theo đánh giá tại báo cáo thẩm tra là còn chậm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đây là vấn đề hết sức khó khăn, cần có thời gian. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. NHNN và các bộ, ngành cũng đã trình, xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để tích cực xử lý. Theo Thống đốc, việc xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ với kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn thì lại càng khó khăn hơn nữa. Do vậy, việc xử lý các ngân hàng yếu kém hiện vẫn đang ở trong giai đoạn hoàn tất. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay, 6/4: Đảo chiều tăng sốc
- ·Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Vai trò “then chốt” của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- ·Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân
- ·Mục đích, quan điểm xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ
- ·Nắng nóng gay gắt: Tiêu thụ điện ở TP.HCM liên tục lập đỉnh
- ·Thủ tướng dự lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2023
- ·Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền từ video YouTube xấu độc
- ·Liên kết không gian mạng: Các biện pháp nhằm hướng tới một EU hoạt động hiệu quả, đoàn kết, bền vững
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/4/2023: Vọt tăng 5 USD/thùng sau tuyên bố của thành viên OPEC+
- ·Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý thuốc lá thế hệ mới
- ·Giá xăng dầu hôm nay 9/7/2023: Xăng trong nước tăng hay giảm trong kỳ điều hành tới?
- ·Vai trò của nhãn hàng hóa trong ‘cuộc chiến’ chống lãng phí thực phẩm
- ·Chi phí học TOEIC bao nhiêu tiền tại các trung tâm
- ·Mẹo chuẩn bị tự do tài chính cho tuổi già độc lập
- ·Giá vàng hôm nay 12/9: Giảm do nhiều yếu tố bất lợi
- ·Hàng giả, hàng kém chất lượng bán tràn lan tại vùng quê Quảng Bình và Long An
- ·Thủ tướng yêu cầu có các giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- ·Điểm sáng của nền kinh tế: Suy giảm xuất khẩu ngày càng thu hẹp
- ·Chạy quảng cáo zalo có hiệu quả không? Chuyên gia Võ Tuấn Hải giải đáp
- ·Chân lý vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”