【lịch thi đấu vô địch quốc gia bồ đào nha】Dệt may với thách thức nguyên phụ liệu
Chi 9 tỷ USD để NK nguyên phụ liệu
Trong 10 tháng, kim ngạch XK của ngành dệt may ước đạt 12,54 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó, tỷ trọng kim ngạch XK của các DN FDI vẫn chiếm ưu thế do các DN này có nhiều lợi thế hơn các DN trong nước về công nghệ, khách hàng và nguồn vốn. Đánh giá một cách tổng thể, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong khi kim ngạch NK của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản không tăng thì kim ngạch XK dệt may của Việt Nam vào các thị trường này vẫn gia tăng. Dù ngành dệt may còn chiếm thị phần khiêm tốn nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng vào các thị trường lớn trên thế giới, chứng tỏ vị thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, với 12,5 tỷ USD mà dệt may Việt Nam thu về thì các DN đã phải chi đến 9 tỷ USD để NK các mặt hàng nguyên phụ liệu liên quan như vải, sợi. Thị trường NK chủ yếu là Trung Quốc với các dòng sản phẩm vải cấp thấp; nhập từ Hàn Quốc lên tới 1,6 tỷ USD; Đài Loan là 1,4 tỷ USD; Nhật Bản là 585 triệu USD và Hồng Kông là 417 triệu USD. Ông Trường lo lắng, lượng nguyên phụ liệu NK chiếm tỷ lệ cao đã làm cho tỷ trọng và giá trị gia tăng của ngành chỉ đạt ở mức thấp.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận, một trong những điểm yếu của ngành dệt may là phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu, máy móc thiết bị NK. Sản xuất bông hiện chỉ đáp ứng được 2 đến 3% nhu cầu xơ bông của ngành sợi, nên để phục vụ cho ngành kéo sợi, các DN trong nước phải NK đến 97% nguyên liệu xơ sợi. Do đó, khi giá nguyên liệu thế giới có biến động đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Trọng tâm chuỗi cung ứng
Nhận diện rõ những khó khăn của ngành dệât may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho rằng, một trong những nhiệm vụ mà ngành dệt may cần vượt qua đó là xác định mục tiêu có tính chiến lược lâu dài, tức là xác định và định hướng mục tiêu nào, sản phẩm nào là sản phẩm cốt lõi để phát triển. Cũng theo ông Giang, sợi, dệt, nhuộm là sản phẩm nối dài của may, việc thu hút đầu tư vào sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất đang là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao giá trị gia tăng, năng lực thiết kế và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa cho ngành. Điều này cũng được Chính phủ định hướng rõ ràng bằng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, quy hoạch đặc biệt chú trọng kêu gọi đầu tư vào khâu nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế, sản xuất chuyển giao công nghệ và dệt nhuộm hoàn tất… Trong vòng 2 năm tới ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam ngành dệt may sẽ xây dựng những khu công nghiệp dệt, nhuộm nhằm xây dựng, hoàn tất chuỗi cung ứng và đảm bảo yếu tố môi trường.
Thế nhưng việc thu hút đầu tư vào ngành dệt may đang có những bất cập. Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thorton Việt Nam cho biết, hiện có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dệt may đã đầu tư vào Trung Quốc, nhưng do chi phí lao động tăng cao, dòng vốn đầu tư này đã chuyển dịch sang các nước đang phát triển có chi phí thấp hơn như Việt Nam. Cùng với dòng vốn đầu tư từ Đài Loan, Nhật Bản... gần đây Hàn Quốc đang nổi lên là một trong những nhà đầu tư có tiềm năng tại Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Ken Atkinson, hiện làn sóng đầu tư vào dệt may của Việt Nam đang đối mặt với thách thức khi đa phần các DN FDI đều đăng ký vào ngành may mặc. Lĩnh vực dệt, nhuộm, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đang rất cần đầu tư nhưng số lượng DN FDI đăng ký vào đây còn ít. Mặt khác, hoạt động chủ yếu của các DN này đều là gia công, công nghệ thấp, tận dụng nguồn lực giá rẻ… Thậm chí, có không ít DN FDI của ngành gây ra những bất cập như thu hút lao động, nợ lương, trốn thuế... làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Do vậy, bài toán thu hút đầu tư cần phải được cân đối để nâng cao tỷ lệ nội địa cho ngành, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN.
Phan Thu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Những phận người cùng khổ bên mâm cơm vỏn vẹn bát nước mắm
- ·Bình Dương có thêm 2 Nghệ nhân ưu tú
- ·Giải Báo chí Quốc gia: Có giải Đặc biệt đầu tiên sau 15 năm tổ chức
- ·TP.HCM: Tưởng nhớ công ơn của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt
- ·Có được cấp hộ khẩu thường trú khi mua nhà bằng giấy viết tay?
- ·Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam họp phiên trù bị
- ·Nhiều hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng xuân ý nghĩa
- ·Phường An Thạnh, TP.Thuận An: Ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
- ·Cậu bé mò cua bắt ốc nuôi mẹ ung thư
- ·Người dân Bình Dương đón chào năm mới Quý Mão 2023 trong rực rỡ pháo hoa
- ·Ngoại tình công sở…đường nào cho phụ nữ quay về?
- ·Chung tay bảo vệ môi trường
- ·Chương trình Khiêu vũ dưỡng sinh tại Sân chơi đường phố
- ·Trông người mà ngẫm đến ta
- ·Xót xa cháu bé bị bệnh tim bẩm sinh, 14 tháng chỉ nặng 5kg
- ·Hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao cho Hội Nhà báo phía Nam
- ·Sôi nổi vòng bán kết hội thi Duyên dáng phụ nữ Bình Dương năm 2021
- ·Tại cái lỗ mũi
- ·Cha mẹ nghèo con có thể mất mạng
- ·Góc nhỏ tết quê…