会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vđqg romania hôm nay】Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách hơn 7,6 nghìn tỷ đồng!

【vđqg romania hôm nay】Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách hơn 7,6 nghìn tỷ đồng

时间:2024-12-23 23:56:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:574次
Phát hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu,ốngbuônlậugianlậnthươngmạithuvềngânsáchhơnnghìntỷđồvđqg romania hôm nay gian lận thương mại mới, tinh vi hơn Thu nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng từ chống buôn lậu Ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách hơn 7,6 nghìn tỷ đồng
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chủ trì hội nghị.

Kết quả công tác đấu tranh 9 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 99.975 vụ việc vi phạm (giảm 3,79% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) 7.666 tỷ đồng (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021), khởi tố 380 vụ (giảm 76,47 % so với cùng kỳ năm 2021), 472 đối tượng (giảm 78,03 so với cùng kỳ năm 2021).

Riêng trong quý III/2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 42.776 vụ việc vi phạm (tăng 22,82% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: 7.032 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 34.897 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 847 vụ hàng giả, vi phạm SHTT. Thu nộp NSNN 3.938 tỷ đồng (tăng 58,05% so với cùng kỳ năm 2021), khởi tố 94 vụ (giảm 45,98 % so với cùng kỳ năm 2021), 220 đối tượng (giảm 9% so với cùng kỳ năm 2021).

Cụ thể, trong quý III/2022, lực lượng Hải quan (Bộ Tài chính) đã xử lý 3.735 vụ vi phạm (trong đó: 3.716 vụ buôn lậu; 19 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ); 10 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; 77 vụ ma túy. Cơ quan Hải quan khởi tố 11 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 44 vụ; số tiền thu nộp NSNN trên 45 tỷ đồng.

Toàn ngành Thuế trong quý III đã thanh tra, kiểm tra 24.323 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế đã nộp NSNN trên 3.765 tỷ đồng.

Lực lượng Hải quan đã xử lý hơn 3.700 vụ vi phạm

Quý III/2022, lực lượng Hải quan (Bộ Tài chính) đã xử lý 3.735 vụ vi phạm (trong đó: 3.716 vụ buôn lậu; 19 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ); 10 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; 77 vụ ma túy. Cơ quan Hải quan khởi tố 11 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 44 vụ; số tiền thu nộp NSNN trên 45 tỷ đồng.

Một số bộ, ngành cũng đã tích cực đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, thu về ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng, như: Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) quý III chủ trì phát hiện, bắt giữ 512 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; khởi tố vụ án hình sự: 74 vụ/12 đối tượng; số tiền thu nộp NSNN 3,4 tỷ đồng.

Lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ, xử lý 61 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; thu nộp ngân sách 28 tỷ đồng; khởi tố 9 vụ/10 đối tượng; Bộ Công an trong quý III điều tra, xử lý 89 vụ buôn lậu, 187 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; 38 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả; 21 vụ trốn thuế; phát hiện, xử lý 149,152 cá nhân, 12 tổ chức phạm tội về môi trường; phát hiện 6.694 vụ, 10.066 đối tượng phạm tội về ma túy. Lực lượng Quản lý thị trường (Bộ Công thương) phát hiện, xử lý gần 13.512 vụ vi phạm (trong đó: 2.358 vụ buôn lậu, 10.369 vụ gian lận thương mại, 785 vụ hàng giả); xử phạt vi phạm hành chính nộp NSNN trên 96 tỷ đồng.

Vi phạm trên không gian mạng làm đau đầu nhà quản lý

Dù đạt nhiều kết quả, nhưng Ban Chỉ đạo cho rằng, trong hoạt động kinh doanh, các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử vẫn còn diễn ra phức tạp, nhu cầu của người dân mua hàng trên không gian mạng gia tăng. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng để bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm SHTT trên không gian mạng nên việc xác minh, truy tìm xử lý vụ việc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt kinh doanh trên ứng dụng mạng xã hội, do thiếu cơ sở pháp lý.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách hơn 7,6 nghìn tỷ đồng
Lực lượng Hải quan trong quý III đã xử lý hơn 3.700 vụ vi phạm. Ảnh: TL.

Các hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả theo phương thức “truyền thống” trên tuyến biên giới phía Bắc như mang vác nhỏ lẻ qua đường mòn, lối mở, trao đổi cư dân biên giới giảm mạnh. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại chuyển sang hoạt động công khai, luồn lách để trốn tránh sự tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Các đối tượng lợi dụng các thủ đoạn kinh doanh hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xé lẻ, trà trộn với hàng hóa khác, sử dụng hóa đơn chứng từ khống, sản phẩm nước ngoài thay nhãn mác cơ sở sản xuất trong nước; lợi dụng sự thiếu thông tin người tiêu dùng, các đối tượng đã lựa chọn các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao để sản xuất, buôn bán hàng giả.

Trên thực tế, trong quý III/2022, tình hình dịch bệnh Covid -19 ở Việt Nam và trên thế giới cơ bản được kiểm soát; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp; việc Trung Quốc tiếp tục duy trì theo đuổi chính sách “Zero Covid-19”… đã tác động tới chuỗi cung ứng hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng gia tăng trở lại với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ nay đến cuối năm có chiều hướng gia tăng trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Mặt khác, tình hình xung đột chính trị của một số nước trên thế giới khiến cho lạm phát gia tăng. Từ đó đặt ra nhiều thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của đất nước và đời sống của nhân dân, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Đồng thời, thực hiện hiệu quả kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Buôn lậu trên tuyến biển, hàng không ngày càng phức tạp

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận định, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên biển và địa bàn liên quan vẫn diễn ra phức tạp, các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như dầu DO, FO do nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn và giá nhiên liệu trong nước vẫn ở mức cao, chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng không và bưu chính quốc tế có chiều hướng tăng do tần suất các chuyến bay quốc tế tăng cao nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vân chuyển trái phép hàng hoá đã có dấu hiệu tăng cao trở lại. Các đối tượng buôn lậu tập trung vào các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ cất giấu, như: Sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, ma túy, xì gà, điện thoại di động, trang thiết bị, vật tư y tế thông qua hình thức chuyển phát, khai báo hàng hóa là quà tặng, quà biếu...

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Cảnh bảo thuốc trị chứng ợ nóng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm
  • Ông Zelensky tiết lộ vũ khí mới của Ukraine, Nga nêu tổn thất của Kiev ở Kursk
  • Nắng có mặn?
  • Huế rặt trong “Đi tìm nhành hoa thạch thảo”
  • Chủ đầu tư dự án vụ khung sắt rơi làm chết người: 'Chúng tôi đang chờ kết luận của công an'
  • Triển lãm tranh cổ động hưởng ứng “Ngày Pháp luật”
  • Tạm nhập trái cây có cần kiểm tra ATTP?
  • Động lực từ dịch vụ, du lịch
推荐内容
  • Quảng Ninh: Bắt giữ 1.368 hộp/tuýp mỹ phẩm không nguồn gốc xuất xứ
  • Cục Hải quan Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa
  • SGO gia nhập sàn niêm yết HNX
  • Tập đoàn khoáng sản Á Cường bị phạt 60 triệu đồng
  • 7 lầm tưởng về nhịn ăn gián đoạn
  • Nga triển khai loạt hệ thống phòng không hiện đại ở Crưm, xây công trình bí ẩn