【kq net 9】Hy vọng về “luồng gió mới” trên chính trường Indonesia
Việc đa số cử tri bỏ phiếu cho nhà kinh doanh tài năng,ọngvềluồnggiómớitrênchínhtrườkq net 9 có nhiều sáng tạo này cho thấy người dân Đất nước Vạn Đảo đã lựa chọn được hướng đi mới với nhiều kỳ vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
Tổng thống đắc cử Joko Widodo, 53 tuổi, là một chính trị gia mới nổi rất được lòng dân nhờ sự trung thực và trong sạch, thể hiện qua đời sống cá nhân cũng như các hoạt động cộng đồng và được coi là đại diện cho tầng lớp dân nghèo.
Tuy nhiên, ông lại không có nhiều kinh nghiệm về chính trị. Ông xuất thân từ gia đình nghèo, cha làm thợ mộc ở ngoại ô Solo, một thành phố 500.000 dân ở đảo Java.
Với đầu óc nhạy bén, Joko Widodo - còn được biết đến với cái tên thân mật là "Jokowi" - thành lập công ty bàn ghế và xuất nhập khẩu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, thành công trên thương trường đã cho phép doanh nhân trẻ tuổi với dung mạo giản dị này tạo được tiếng tăm và đến năm 2005, ông đắc cử thị trưởng Solo.
Jokowi có phong cách quản lý rất tân tiến. Ông thường xuyên tới thăm các khu dân cư nghèo và trực tiếp theo dõi các đề án cải thiện điều kiện sống của người dân từ lúc khởi công cho đến khi hoàn tất. Ông đã tái đắc cử thị trưởng Solo với tỷ lệ phiếu áp đảo là 91% trong cuộc bầu cử 5 năm sau đó.
Thành công ở Solo đã tạo bàn đạp cho ông đắc cử chức Thống đốc Jakatar, thành phố đông dân gấp 20 lần Solo, vào năm 2012. Ông tiếp tục đường lối cải cách như đã thực hiện tại Solo, nhưng thêm một sáng kiến mới là cấp cho người nghèo thẻ chăm sóc sức khỏe và đi học miễn phí. Với những gì ông đã đạt được, người dân Indonesia đang hy vọng về một thế hệ chính trị gia mới lên cầm quyền thay thế lớp người cũ.
Với việc đắc cử tổng thống nhiệm kỳ tới, ông Joko Widodo chắc chắn sẽ phải gánh trên vai những trọng trách khó khăn của đất nước gần 250 triệu dân này.
Thách thức đầu tiên mà ông phải đối mặt là tiến độ cải cách và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia đang có dấu hiệu chậm lại (dự kiến năm nay chỉ đạt 5,3%).
Tiếp đó là vấn đề kiểm soát và hạn chế nạn tham nhũng tràn lan nhằm tạo sự công bằng cho tất cả mọi người dân; từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo hiện đang ngày càng nới rộng đe dọa mục tiêu xóa đói giảm nghèo của ASEAN, đồng thời vượt qua những thành tựu đối nội, đối ngoại mà Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono đạt được sau hai nhiệm kỳ (10 năm) lãnh đạo đất nước.
Trong thời gian tranh cử, ông Widodo đã đưa ra nhiều quan điểm về chính sách đối nội, đối ngoại, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế. Ông cam kết thúc đẩy tăng trưởng thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện hệ thống ngân sách ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó áp dụng quản lý điện tử để nâng cao tính minh bạch của hoạt động ngân sách.
Ngoài ra, ông còn chú trọng tăng cường sự độc lập cho nền kinh tế bằng cách phát triển các lĩnh vực chiến lược trong nước như mở rộng mạng lưới tưới tiêu, trồng lúa bên ngoài đảo Java, thành lập ngân hàng cho nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chấm dứt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chấm dứt nhập khẩu năng lượng bằng cách thúc đẩy thăm dò và khai thác nguồn năng lượng trong nước, xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt, ưu tiên sử dụng than đá và khí đốt trong sản xuất điện, đạt mục tiêu nâng tỷ lệ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ tài chính với mức chi phí hợp lý lên 50%.
Chương trình hành động mà ông Widodo đề ra cũng gồm tăng năng suất và năng lực cạnh tranh, xây dựng 2.000km đường giao thông, xây dựng 10 sân bay và 10 cảng biển mới cùng 10 khu công nghiệp và nhà ở cho công nhân, xây dựng 5.000 chợ truyền thống, cung cấp dịch vụ "một cửa" cho việc xử lý các dự án đầu tư và cấp phép kinh doanh.
Ông Widodo sẽ khuyến khích phát triển ở khu vực nông thôn, cải thiện các dịch vụ công, đẩy mạnh thực hiện cải cách ruộng đất, phát triển nhà ở cho người dân ở các thôn làng.
Ngoài ra, cương lĩnh tranh cử của ông cũng đề cập đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc khu kinh tế; tăng cường năng lực để đảm bảo sự an toàn của công dân Indonesia ở nước ngoài, ưu tiên bảo vệ lao động nhập cư Indonesia; thúc đẩy hợp tác đa phương trong các tổ chức quốc tế; củng cố vai trò lãnh đạo của Indonesia và hợp tác trong ASEAN.
Ông Widodo cũng cam kết đem "một sự đổi mới và mang tính đột phá" trong bộ máy hành chính nhà nước, tránh tình trạng lợi ích nhóm và đảm bảo lợi ích của toàn dân và đất nước.
Theo nhận định chung của giới phân tích, dưới sự chèo lái của vị tân tổng thống có tư tưởng cấp tiến Widodo, những chính sách cơ bản của chính phủ mới tuy không có nhiều thay đổi so với chính phủ tiền nhiệm, nhưng chắc chắn sẽ có sự thay đổi về thứ tự ưu tiên cũng như cách thức giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo giả danh CATP Hà Nội để chiếm đoạt tài sản
- ·Vớt được tên lửa chưa nổ từ Thế chiến thứ hai
- ·Tân Chủ tịch 'siêu uỷ ban' quản 5 triệu tỷ đồng người Hải Phòng là ai
- ·Đề xuất đưa xăng RON92 trở lại thị trường: Bộ Công Thương nói gì?
- ·Cáp treo vượt sông Hồng: Hà Nội 'bác' đề xuất của Tập đoàn Poma
- ·Cây mai ‘khủng’ gần 100 tuổi giá 1,6 tỷ ở Cần Thơ ‘độc’ cỡ nào?
- ·Hàng triệu khách du lịch đến Hà Nội, tỷ lệ đến Bát Tràng là bao nhiêu?
- ·Quản thực phẩm chức năng gặp khó vì doanh nghiệp không sợ thanh tra chuyên ngành
- ·Đà Nẵng: Kết luận vụ nguyên thư ký ông Xuân Anh mượn nhà của Vũ 'nhôm'
- ·Mong chờ điều gì ở 'đại dự án' FLC Quảng Bình?
- ·Thủ tướng: 'Xe VinFast cho thấy Việt Nam đã bước lên một tầm cỡ mới'
- ·Thức uống ít tiền giúp Trần Kiều Ân trẻ hóa da ở tuổi tứ tuần
- ·Lời nhắn đẫm nước mắt của thanh niên tự tử bằng thuốc sâu ở Hải Dương
- ·Trung Quốc: Lý do nào khiến hàng triệu người không về quê ăn Tết?
- ·FDI sẽ “chảy mạnh” vào Việt Nam sau đại dịch
- ·Thu phí tham quan Yên tử làm nóng cuộc họp HĐND tỉnh Quảng Ninh
- ·Bình Dương: ‘Giặc đêm’ công khai dùng búa cướp tiệm vàng
- ·Dư luận dậy sóng việc thu phí “BOT Yên Tử” mùa lễ hội 2018
- ·Phượng ‘râu’, ông trùm buôn gỗ lậu của Đắk Nông vừa bị bắt là ai?
- ·Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin bị hủy hộ chiếu