【lịch thi đấu la liga tối nay】Tăng năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn từ các khu công nghiệp xanh
Các đại biểu thảo luận về các chính sách thu hút đầu tư vào các KCN tại Diễn đàn. Ảnh: T.D |
Ngày 16/11, tại Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023 với chủ đề “Hướng tới tăng trưởng xanh” bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các KCN đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là động lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương và cả nước.
Việc phát triển KCN trên địa bàn cả nước thời gian qua đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị, dịch vụ mới và hệ thống giao thông kết nối, tạo diện mạo mới cho địa phương; từng bước tác động tới quá trình đô thị hóa theo hướng chuyển đổi vùng nông nghiệp lạc hậu thành khu đô thị - công nghiệp phát triển.
Tính đến hết tháng 10/2023, cả nước đã có 413 KCN đã thành lập (bao gồm 369 KCN nằm ngoài các khu kinh tế, 37 KCN nằm trong các khu kinh tế ven biển, 7 KCN nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng gần 120 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 87,7 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,8 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,8%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,9%.
Hiện nay, những yếu tố vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển bứt phá và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.
Bên cạnh đó, thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, trong thời gian qua một số KCN đã phát triển theo hướng bền vững và thí điểm chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang KCN sinh thái, KCN thông minh, gắn hoạt động sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thông qua hoạt động cộng sinh công nghiệp, kinh tế tuần hoàn.
Một số điển hình về phát triển KCN bền vững, thông minh như KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, KCN Nam Cầu Kiền tại Hải Phòng. Việc thí điểm chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang KCN sinh thái cũng đang diễn ra tại KCN Khánh Phú và KCN Gián Khẩu ở Ninh Bình, KCN Hòa Khánh tại Đà Nẵng và KCN Trà Nóc 1&2 tại Cần Thơ.
Cùng với việc chuyển đổi các KCN truyền thống sang KCN sinh thái, Việt Nam đang hướng tới việc quy hoạch và xây dựng mới các KCN sinh thái.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, các KCN, khu kinh tế các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới. Trong đó, cần mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển các mô hình KCN, KKT mới; lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai; thu hút đầu tư có chọn lọc; phát triển sản xuất, công nghiệp, dịch vụ trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với liên kết phát triển vùng, hình thành cụm liên kết ngành; hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định (đặc biệt là đất trồng lúa) và tại các khu vực khó có khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của các KCN, khu kinh tế các địa phương thông qua: Cải thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ logistics); tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Song quá trình này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nổi lên là nguồn vốn rất hạn chế, chính sách tài chính xanh chưa thực sự đi vào cuộc sống; còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hình thành liên kết cộng sinh công nghiệp; nhận thức về phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn chưa đầy đủ, một số địa phương chưa quyết liệt vào cuộc; thủ tục thành lập mới các KCN nói chung và KCN sinh thái nói riêng còn phức tạp và mất nhiều thời gian…
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, trong khảo sát gần đây của chúng tôi với khoảng 30 nhà đầu tư là doanh nghiệp đầu tư KCN nêu ra 10 khó khăn chính. Trong đó, khó khăn hàng đầu chính là là thủ tục hành chính và pháp lý.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ đầu tư được chọn xây bến xe Yên Sở
- ·Phương án “giữ chân” các nhà vô địch
- ·Tập trung cao độ cho đại hội đoàn cấp tỉnh và toàn quốc
- ·Trưng bày hình ảnh di tích, danh lam thắng cảnh tại trường học
- ·Tiếp tục nỗ lực gỡ chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành
- ·Bình Phước phát động chiến dịch Giờ trái đất năm 2018
- ·Trường THPT Đắk Ơ xuống cấp cần được tu sửa
- ·Ý nghĩa chương trình giao lưu văn hóa quốc tế
- ·Bộ Công Thương lại đề xuất Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại
- ·Đoàn Trường chính trị tổ chức hội thao mừng ngày thành lập Đoàn
- ·Bão số 5 gây nhiều thiệt hại tại miền Trung
- ·Thủ lĩnh đoàn thanh niên miệng nói, tay làm
- ·Chân dung những học sinh xuất sắc năm học 2016
- ·Thanh niên Bình Phước lập nghiệp
- ·Vụ công nhân nhà máy Yazaki bị ngộ độc khí: Nguyên nhân do đâu?
- ·Trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tiểu học
- ·Các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông
- ·Điều kiện được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng
- ·Thẻ căn cước công dân gắn chíp đạt chuẩn cần đảm bảo những quy định nào?
- ·Chung tay thay đổi diện mạo nông thôn