【soi kèo góc arsenal】“Đề nghị tăng phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho y tế và giáo dục”
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục,ĐềnghịtăngphânbổvốnđầutưtừngânsáchNhànướcchoytếvàgiáodụsoi kèo góc arsenal ít nhất là phải đủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Sáng 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường, đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua đạt được nhiều thành quả tích cực. Tổng số vốn đầu tư tăng lên, phân bổ tập trung vào các công trình trọng điểm quốc gia. Rất nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã được đầu tư, hoàn thành sớm, nổi bật nhất là đường cao tốc: đầu nhiệm kỳ có 1.000km thì đến nay có trên 2.000km và đến năm 2025 sẽ thực hiện mục tiêu 3.000km.
Đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn chứng, theo số liệu về đầu tư phát triển ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực sẽ thấy rất rõ: Năm 2024, trong số vốn 120 nghìn tỷ đồng thì Bộ Y tế được phân bổ khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 1%); Bộ Giáo dục và đào tạo được phân bổ 1,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,2%). Năm 2025, tổng ngân sách là 148 nghìn tỷ đồng thì Bộ Y tế được phân bổ 5,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 3,7%); Giáo dục và đào tạo được phân bổ 2,9 tỷ đồng (chiếm 1,9%). Tuy nhiên, trong phương án phân bổ dự phòng ngân sách 2021-2025; tăng nguồn thu của năm 2022, tổng số vốn khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì cả 2 lĩnh vực giáo dục và y tế không thấy có tên trong các chương trình đầu tư.
"Chúng ta nói rất nhiều việc thúc đẩy các trường đại học, bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ, nhưng chỉ thúc ép thực hiện tự chủ mà không có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Với mức phân bổ vốn thấp như vậy thì đương nhiên các bệnh viện, trường học không có nguồn vốn để đầu tư cho phát triển,” đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Theo ông Cường, nếu chỉ tính khấu hao đầu tư, chi thường xuyên thì bệnh viện không lo lắng quá, nhưng khi đầu tư, phải trả vốn vay, lãi ngân hàng là điều khiến bệnh viện băn khoăn. Đây cũng là một trong những lý do mà các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận tự chủ.
Điều tương tự này cũng sẽ xảy ra với các trường đại học tự chủ. Nếu các trường được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, có điều kiện khang trang thì học sinh đến học với điều kiện tiện nghi, chi phí cho học phí của hệ đại trà không cao hơn so với trường đại học khác. Nếu các trường phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, trả lãi ngân hàng thì chắc chắn trong chi phí đào tạo sẽ rất cao.
Vì vậy, ông Hoàng Văn Cường đề nghị tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục, ít nhất là phải đủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Sau khi đầu tư xong thì cơ quan quản lý nên giao cho các trường, bệnh viện thực hiện tự chủ phải tự tính để tái đầu tư và tự lo chi thường xuyên. Như vậy, người bệnh, người học sẽ không phải chi trả phí dịch vụ cao...
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu quốc hội đối với việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo như các đại biểu quốc hội phản ánh, việc phân bổ ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển phải được đổi mới về hình thức và cách thức. Tuy nhiên, theo luật quy định, việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong chi thường xuyên cũng như vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.
Về tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết có các mức độ tự chủ khác nhau như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện. Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nên cần có sự hỗ trợ. Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của nhà nước./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức thi tìm hiểu về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- ·Đại sứ Hà Kim Ngọc: Mỹ đang xem xét hỗ trợ thêm vắc xin cho Việt Nam
- ·Đắk Nông: Giám đốc Công an tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật Bản hùng ca bất diệt
- ·Giải bóng đá các cơ quan báo chí sẽ khai mạc ngày 28.11
- ·Nhận định trận đấu Nam Định vs Đà Nẵng, 18h00 ngày 16.11: Nối dài mạch thăng hoa
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Cần tạo môi trường để TP. Hồ Chí Minh lấy lại “tinh thần” năng động, sáng tạo
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Trách nhiệm trước nhân dân
- ·Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng luật, pháp lệnh
- ·Tổ chức chạy bộ gây quỹ chăm lo Tết cho hoàn cảnh khó khăn
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/8
- ·Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Hà Nội dự kiến tổ chức thi 4 môn
- ·Tháo gỡ khó khăn để các Hội thể thao quốc gia hoạt động hiệu quả
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Khởi tranh vòng chung kết Giải Bóng rổ học sinh tiểu học Hà Nội 2024