【bong da trực tiếp】Ngành BHXH: Tích cực ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Phương thức tối ưu giảm chi phí,ànhBHXHTíchcựcứngdụngCNTTphụcvụngườidânvàdoanhnghiệbong da trực tiếp thời gian giao dịch
Với vị trí và vai trò của một ngành có giao tiếp lớn với người dân và đơn vị sử dụng lao động, BHXH xác định ứng dụng CNTT, đặc biệt là giao dịch BHXH điện tử là phương thức tối ưu để thực hiện giảm 1/3 số lần và 50% số giờ thực hiện các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp. Khi hệ thống giao dịch BHXH điện tử đi vào hoạt động sẽ phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn người lao động, các đơn vị sử dụng lao động và nhân dân khi giao dịch với cơ quan BHXH các cấp.
Ông Lê Anh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) cho biết: Thời gian qua, BHXH đã thực hiện rất nhiều hoạt động nâng cấp, xây dựng mới một số phần mềm phục vụ công tác quản lý (phần mềm quản lý thu SMS; phần mềm quản lý sổ, thẻ....), xây dựng các trang tin điện tử cung cấp thông tin trên mạng Internet, đặc biệt là hệ thống phần mềm nghiệp vụ lõi, tập trung hóa dữ liệu đối tượng tham gia BHXH.
Cụ thế, đã xây dựng xong Phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành BHXH (phần mềm lõi), đã hoàn thành chuyển đổi dữ liệu và triển khai xong tại trung ương và BHXH 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, hiện tại đang triển khai tại Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2016 sẽ tiến hành 60 tỉnh còn lại. Đồng thời, mua sắm phần mềm phục vụ giao dịch BHXH điện tử cho BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, mua sắm triển khai chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo giai đoạn 1.
BHXH cũng đã tiến hành thí điểm triển khai kết nối, giám định chi phí khám chữa bệnh (KCB) tại 3 địa phương (Tp. Hải Phòng, Thái Nguyên và Bắc Ninh) trước khi triển khai trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, phối hợp tích cực với Bộ Y tế, các cơ sở KCB xây dựng phần mềm thanh toán chi phí KCB liên thông nhằm cắt giảm thời gian, chi phí trong thanh toán giải quyết chế độ ốm đau thai sản và thanh toán chi phí KCB BHYT. Bên cạnh đó, việc áp dụng phần mềm quản lý thu SMS thống nhất tự động tính toán số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho doanh nghiệp, giúp giảm được thời gian phải tính toán số tiền phải đóng cho doanh nghiệp.
Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT
Theo ông Lê Anh Sơn, BHXH đã thực hiện lắp đặt mạng diện rộng (WAN) và mạng Internet ở tất cả 63 tỉnh thành và hơn 700 huyện. Nhờ vậy, kết nối giữa BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và BHXH huyện đã được cải thiện. Việc xây dựng đường truyền kết nối các cấp của BHXH Việt Nam cũng được chú trọng thực hiện trong giai đoạn qua với phương án thuê bao các kênh truyền (bao gồm kênh truyền Internet và VPN/MPLS).
Năm 2015, BHXH Việt Nam đã điều chỉnh bổ sung, mở rộng băng thông nhằm đáp ứng tốt việc sử dụng phần mềm lõi BHXH, khai thác các hệ thống tập trung của ngành và việc chuyển/nhận hồ sơ điện tử BHXH của các dịch vụ công trực tuyến BHXH trên mạng Internet. Phương án Thuê đường truyền kết nối cấp tỉnh- huyện đã được thực hiện xuyên suốt, đảm bảo toàn bộ các tỉnh đều có kết nối mạng LAN/WAN thông suốt.
Ông Lê Anh Sơn cũng cho biết, trong giai đoạn 2012-2015, BHXH Việt Nam cũng đã tiến hành nâng cấp, trang bị máy chủ, hệ thống máy trạm và các thiết bị mạng tại BHXH các tỉnh, huyện, nâng cao chất lượng kết nối giữa các cơ quan BHXH các cấp và phục vụ các hệ thống ứng dụng CNTT ngành. Đầu tư mua sắm, trang bị máy tính để bàn, máy chủ cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, số máy tính được trang bị từ dự toán kinh phí của Quyết định 152/QĐ-TTg là 7.198 máy tính, số máy chủ là 188 máy. Việc trang bị máy chủ đã giúp cho việc triển khai và vận hành thông suốt các ứng dụng nghiệp vụ BHXH tại các địa phương trong thời gian qua.
Từ nay đến hết năm 2015, BHXH Việt Nam đang lập kế hoạch mở rộng trung tâm dữ liệu ngành và xây dựng thêm trung tâm dữ liệu vùng tại Tp. Hồ Chí Minh để phục vụ triển khai phần mềm nghiệp vụ lõi trên phạm vi toàn quốc và thực hiện tập trung hóa xử lý các hệ thống ứng dụng CNTT khác của ngành.
Thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, BHXH Việt Nam đã chủ động xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống CNTT đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành BHXH đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Đồng thời, giúp thông tin BHXH có thể được tiếp cận dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc để cải thiện và phục vụ hệ thống an sinh xã hội toàn dân. (Ông Lê Anh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm CNTT - NHXHVN) |
Mai Lâm
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hôm nay, Quốc hội bế mạc phiên họp bất thường lần thứ 2
- ·Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, 2 năm sau bị ông ngoại chiếm mất ngai vàng?
- ·Vị vua tàn bạo, được mệnh danh 'quỷ vương' trong sử Việt là ai?
- ·Sinh viên không đi học vẫn được tốt nghiệp
- ·Tư vấn về quyền thừa kế tài sản
- ·'Súc tích' hay 'xúc tích', từ nào mới đúng?
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
- ·Thu phí ATM: Lùa gà vào chuồng rồi thịt?
- ·Hoàng tử nào trong sử Việt đầu hàng giặc ngoại xâm, tham vọng chiếm ngôi vua?
- ·Văn hóa xếp hàng: Trông người lại nghĩ đến ta
- ·Vụ suất cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Thanh tra toàn diện trường Ánh Dương
- ·Nhiều trường đại học giãn học phí, hỗ trợ sinh viên vùng lũ
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·'Tống tình' bằng ái ân xưa cũ
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Dề dà' hay 'rề rà'?
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Dùng dằng' hay 'dùng giằng'?
- ·Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104
- ·Vợ so sánh 'chuyện ấy' với người tình
- ·Cuộc sống khắc nghiệt của thần đồng từng kiếm tiền tỷ ở tuổi 11