【thứ hạng của cúp nga】Giải ngân chậm và câu chuyện hiệu quả đầu tư công
Tại cuộc họp của Tổ giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ cuối năm 2016,ảingânchậmvàcâuchuyệnhiệuquảđầutưcôthứ hạng của cúp nga Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tỏ ra sốt ruột khi tốc độ giải ngân trái phiếu Chính phủ giải ngân trong 11 tháng đầu năm 2016 chỉ được 22.129 tỉ đồng, đạt 53,3% kế hoạch.
Cũng vào thời điểm đó, ước tính giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước chỉ được 109.094 tỉ đồng, đạt gần 83% kế hoạch, trong đó vốn trong nước đạt 77,8% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 90% kế hoạch.
Với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong tháng cuối năm 2016, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy nhanh hơn và đến hết tháng 12/2016, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước đã giải ngân được 201.991 tỉ đồng, đạt 81,6% kế hoạch năm và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác thì ngay đầu năm 2017, các cơ quan hữu quan đã ngay lập tức phát đi tín hiệu sẽ siết chặt quản lý đầu tư công. Cụ thể, ngày 27/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra báo cáo về kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2016. Báo cáo đề nghị trong năm 2017 các địa phương, bộ ngành đặc biệt lưu ý đến việc quản lý chặt chẽ các khâu đầu tư công, nhất là thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư, không bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư năm 2017 nếu không cân đối đủ vốn cho dự án trong trung hạn.
Dường như có một nghịch lý, khi một mặt các cơ quan chức năng yêu cầu siết chặt đầu tư công, mặt khác lại sốt ruột khi tốc độ giải ngân chậm. Còn các bộ ngành và địa phương thì cố gắng có được chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư nhưng giữa năm và cuối năm lại “chây ỳ” không chịu “tiêu” những đồng vốn dự án đầu tư công.
Bên cạnh những vướng mắc do các quy định của Luật Đầu tư công, mà nhiều ý kiến đã chỉ ra, thì theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số bộ ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đầu tư công, còn tình trạng tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư vào các tháng cuối năm dẫn đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án còn thấp. Bên cạnh đó còn có việc chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án không sát thực tế, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, nhà thầu không đủ năng lực thi công...
“Một số bộ ngành, địa phương chưa khắc phục được tình trạng nội dung chuẩn bị dự án sơ sài, phê duyệt một cách hình thức để được ghi vốn kế hoạch, dẫn đến nhiều trường hợp khi triển khai kế hoạch gần như phải làm lại hồ sơ dự án”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn.
Trước đây, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Đại Lược đã từng phát biểu, phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương - hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn. Các ngành và địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn cho nhiều dự án đều được ghi là “xin vốn từ ngân sách Trung ương”.
Hiện nay, việc phân cấp thực hiện đầu tư công gắn với phân cấp về nguồn tài chính. Có hai nguồn, một là nguồn từ Trung ương, hai là nguồn khai thác tại chỗ ở địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đại đa số các tỉnh, thành phố chưa tự cân đối được ngân sách thì đa số các dự án đầu tư ở địa phương đều phải trông chờ vào nguồn từ trên xuống.
Mặc dù Luật Đầu tư công đã tạo một bước tiến lớn trong việc siết chặt hiệu quả đầu tư công cũng như tiến tới chấm dứt cơ chế xin-cho, nhưng trong thực tế, trong nhiều trường hợp việc xin chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư vẫn chưa thực sự xuất phát từ hiệu quả kinh tế. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy, từ cơ chế xin-cho đến việc triển khai dự án trước khi có quyết định đầu tư. Vì nhiều lý do khác nhau khi dự án không suôn sẻ, hiệu quả kinh tế không thực sự rõ ràng, năng lực của cơ quan thực hiện không xứng tầm dự án có thể bị đình trệ ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân.
Câu chuyện đầu tư công gắn liền với nợ công luôn được Chính phủ và cả xã hội quan tâm. Hy vọng với sự quyết liệt của Chính phủ cả trong chuyện “đồng ý tiêu tiền” lẫn giám sát tiêu sao cho hiệu quả, trong thời gian tới những đồng vốn đầu tư công sẽ đến đúng địa chỉ cần nhất để đem lại lợi ích cao nhất cho toàn xã hội.../.
Theo chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thu hút đầu tư chế biến và bảo quản nông sản
- ·Quý III chi hoàn thuế GTGT không quá 17 nghìn tỷ đồng
- ·Siết chặt hoàn thuế GTGT đối với DN xuất khẩu gạo
- ·Australia giải mật tài liệu về UFO
- ·Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường kinh doanh TPCN không rõ nguồn gốc
- ·Anh bắt đầu triển khai chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
- ·Mỗi người dân Hàn Quốc phải gánh khoản nợ hơn 12.000 USD
- ·Vẻ đẹp kỳ thú bên trong hang Sơn Đoòng
- ·Các nước Châu Á đang 'tăng tốc' trong cuộc đua sản xuất vaccine nội địa
- ·Hà Tĩnh: Bắt giữ 40.000 viên hồng phiến tại cửa khẩu Cầu Treo
- ·BHXH Việt Nam: Thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- ·KBNN Hà Nội: Từ chối thanh toán 4,8 tỷ đồng chưa đúng thủ tục
- ·1200 điểm giao dịch Viettel tiếp nhận hồ sơ "Trái tim cho em"
- ·Thời tiết ngày 8/6: Nắng nóng kéo dài, chỉ số UV nguy hại ở mức cao
- ·Hồ Chí Minh
- ·Long An: Xử phạt gần 200 triệu đồng vi phạm về mặt hàng phân bón
- ·Đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
- ·Bộ Tài chính trân trọng thông báo tin buồn
- ·Thủ tướng yêu cầu đưa giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5
- ·Nhiều công ty tài trợ ý tưởng "bán vé tới sao Hỏa"