【kashiwa – kashima】Tháo gỡ “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển của ngành logistics
Trung tâm logistics quy mô lớn dự kiến sẽ được xây dựng tại cảng Cát Lái nhằm tháo gỡ điểm nghẽn cho logistics. Ảnh T. H |
Đó là những thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu” do Tạp chí Hải quan tổ chức chiều 10/8 tại TPHCM.
Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16%/năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD trong năm 2022 - khẳng định vị trí quan trọng của Việt Nam trên bản đồ thương mại quốc tế.
Theo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, mặc dù hệ thống cảng biển, sân bay đã được đầu tư, mở rộng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành logistics, dẫn đến tình trạng quá tải và chậm trễ trong thủ tục xếp dỡ hàng hóa.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, có khoảng 20% số cảng biển tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi đó, hơn 50% số cảng biển phải chịu tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích phục vụ logistics. Khoảng 20% số đường bộ tại Việt Nam được xây dựng hiện đại và đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi đó, hơn 50% số đường bộ phải chịu tình trạng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa.
Khoảng 30% số sân bay tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi đó, hơn 40% số sân bay phải chịu tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích phục vụ logistics. Các cơ sở kho bãi chưa đủ số lượng và chưa được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, gây khó khăn trong việc lưu trữ và quản lý hàng hóa. Hiện nay, chỉ có khoảng 10% số cơ sở kho bãi tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi đó, hơn 50% số cơ sở kho bãi phải chịu tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích phục vụ logistics. Các cơ sở kho bãi tại Việt Nam chưa đạt được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và an toàn phòng cháy chữa cháy, gây khó khăn cho việc lưu trữ và quản lý hàng hóa.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã chỉ ra những điểm yếu làm cản trở sự phát triển của ngành logistics. Cụ thể, những năm qua mặc dù ngành dịch vụ logistics đã có sự tăng trưởng rất tốt nhưng vẫn có những điểm yếu cần phải cải thiện. Thứ nhất, hạ tầng logistics còn nhiều điểm cần khắc phục. Mặc dù Chính phủ đã có đầu tư khá lớn vào hạ tầng với nhiều sân bay mới, bến cảng mới, nhưng nhìn chung hạ tầng cho logistics chưa được đồng bộ. Thứ hai là về năng lực của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 43-45 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic. Nhưng do đa phần là DN vừa và nhỏ nên năng lực cung cấp dịch vụ chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới Việt Nam. Mặc dù hàng hóa Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 200 thị trường, nhưng tầm với của các doanh nghiệp chỉ có thể ra tới các nước láng giềng trong khu vực, còn đi xa hơn như châu Âu, Mỹ là không thể.
Điểm yếu thứ ba là về nhân lực. Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp trung. Thứ tư là về công nghệ. Mặc dù một số DN lớn trong ngành đã tiên phong áp dụng công nghệ mới, nhưng ở mặt bằng chung, việc áp dụng công nghệ trong ngành dịch vụ logistics của Việt Nam là chưa rõ nét.
Chính những yếu tố nói trên đã khiến chi phí logistics tại Việt Nam đang cao hơn nhiều nước trên thế giới (thế giới hiện chỉ khoảng 10,6% còn Việt Nam khoảng 16,8%). Điều này hạn chế sức cạnh tranh và sức hấp dẫn đầu tư của nền kinh tế. Vì vậy, kéo giảm chi phí logistics trở thành một đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế...
Tại tọa đàm, đại diện nhiều doanh nghiệp logistics cho biết thêm, doanh nghiệp thường xuyên bị hãng tàu nước ngoài ép giá ở mức cao nhưng không có giải pháp xử lý. Ngoài ra, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chồng chéo giữa nhiều bộ ngành khiến cho thời gian thông quan bị kéo dài, gây phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Do vậy, để nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, cần thiết phải giảm chi phí này xuống ít nhất là bằng với mức chi phí chung trên toàn cầu. Để có thể làm được điều này, nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng các cơ quan chức năng liên quan cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào xây dựng các sân bay và các cơ sở kho bãi hiện đại để nâng cao khả năng lưu thông và quản lý hàng hóa. Đồng thời, tăng cường đầu tư vào các tuyến đường vận tải, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy để nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bao gồm việc giảm các quy định pháp lý rườm rà, giảm chi phí vận hành và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào ngành.
Ông Phan Thanh Hưng, Công ty CP Dịch vụ Giao nhận vận tải quốc tế: Nhiều yếu tố làm tăng chi phí logistics Doanh nghiệp chúng tôi làm hàng quá cảnh, trong thời gian qua có nhiều chi phí phát sinh đối với hàng quá cảnh, khiến chi phí logistics tăng cao. Chẳng hạn như, phí hạ tầng cảng biển TPHCM, một container hàng quá cảnh doanh nghiệp phải nộp 4,4 triệu đồng; lên Mộc Bài doanh nghiệp phải đóng thêm 2,5 triệu đồng, như vậy, 1 container hàng doanh nghiệp vận chuyển từ TPHCM lên Mộc Bài mất 6,9 triệu đồng cho chi phí hạ tầng. Bên cạnh đó, chi phí cho công tác kiểm tra chuyên ngành, như kiểm dịch… cũng rất tốn kém do doanh nghiệp phải đóng phí lưu container, lưu bãi dài ngày. Chẳng hạn, với mặt hàng sữa lon, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm dịch động vật, doanh nghiệp phải ra Hà Nội xin giấy kiểm dịch và phải chờ trong 1-2 tháng, trong khi thời gian kéo hàng từ cảng Cát Lái đi Mộc Bài chỉ mất vài tiếng đồng hồ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp nhiều khoản phí do các hãng tàu đặt ra khá nhiều… Với những yếu này, khiến chi phí logistics của doanh nghiệp ở mức cao. Trong thời gian qua, hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp đã giảm rất nhiểu. Từ thực tế trên, đề nghị các cơ quan quản lý chuyên ngành cần xem xét cắt giảm các mặt hàng phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vượt ‘bão’ Covid
- ·Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh: cần xác định các khâu đột phá, các ngành kinh tế ưu tiên
- ·Khắc phục hậu quả bão số 3: Khôi phục hệ thống điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết y
- ·Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia đang được các Bộ, ngành triển khai
- ·Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
- ·Hà Nội: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- ·Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026: Đại hội xanh!
- ·Thực hành khám chữa bệnh tối thiểu 12 tháng mới được công nhận là bác sĩ quân y
- ·Đây là những thứ bạn cần vứt bỏ ngay khỏi nhà nếu không muốn sinh bệnh
- ·Kiểm tra công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước
- ·Analytica VietNam 2015: Cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
- ·Hà Nội phát động chương trình tiêu dùng xanh, bền vững
- ·Những loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
- ·Vui xuân không quên đồng ruộng
- ·Hà Nội lập danh sách, quản lý chặt hơn 6.300 người làm việc ở Bắc Giang và Bắc Ninh
- ·Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
- ·ĐBQH Lâm Văn Đoan: Cần có giải pháp để nhóm xã hội yếu thế tiếp cận với BHYT
- ·Thu ngân sách nhà nước tháng 1/2023 vượt hơn 12% dự toán
- ·FE CREDIT nhận 2 giải thưởng quốc tế ‘Công ty tài chính của năm’ và ‘Nhà tuyển dụng của năm’
- ·Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024