【kèo chấp 2.75】Tìm hướng đi cho trái cây ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa trái cây của cả nước. Những năm gần đây,ướngđichotricyĐkèo chấp 2.75 nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm canh nên chất lượng các loại trái cây không ngừng tăng lên. Song, để có những đột phá trong sản xuất và xuất khẩu trái cây cần khắc phục những tồn tại, hạn chế từ khâu chọn giống cho đến tiêu thụ.
Mở rộng thị trường sẽ tạo điều kiện cho trái cây đồng bằng vươn xa.
Còn đó những nỗi lo
Theo thống kê, ĐBSCL có khoảng 288.000ha cây ăn trái các loại, sản lượng mỗi năm gần 4 triệu tấn, chiếm 60% lượng trái cây của cả nước phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Được xác định là ngành có lợi thế cạnh tranh, thị trường thuận lợi, có thể phát triển nên nhiều địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất. Sản lượng trái cây tăng đáng kể, nhưng chất lượng còn thấp, giá cả đầu ra vẫn bấp bênh.
Thực tế, hạn chế lớn của ĐBSCL là vẫn chưa có vùng chuyên canh sản xuất mà chỉ dừng ở mức nhỏ lẻ, tự phát. Riêng vấn đề liên kết, dù các địa phương vẫn có hình thức liên kết 4 nhà nhưng rất yếu, vì chưa có nhà nào làm “nhạc trưởng”. Ngoài ra, tỷ lệ nông dân áp dụng thành công các tiêu chuẩn, như: GlobalGAP, VietGAP trong sản xuất rau quả còn thấp, phân tán dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, số lượng ít, không rải vụ theo thời gian.
Ngoài ra, khâu đóng gói, vận chuyển của doanh nghiệp nhiều nơi còn quá thô sơ, không bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm chế biến chưa nhiều. Đồng thời, do quá trình canh tác nhà vườn lạm dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong khi rau quả chủ yếu tiêu thụ tươi, vì thế tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 25-30%.
Theo PGS, TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, ĐBSCL thiếu sự liên kết nên khó có số lượng lớn trái cây và đồng đều về chất lượng. Chính điều này đã khiến người nông dân luôn chịu thiệt về giá cả. “Tôi đã từng nghe rất nhiều chuyên gia nước ngoài khen xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, khóm Queen (Cầu Đúc) hay chuối cau của mình. Tuy nhiên, do diện tích nhỏ lẻ nên các doanh nghiệp xuất khẩu và thương lái không mặn mà liên kết với nông dân để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chưa thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm chưa đủ mạnh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này rất khó khăn”, PGS, TS Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh.
Hướng đến phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, trái cây ĐBSCL thâm nhập sang các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… với mức tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu lớn và cao cấp ngày càng đòi hỏi khắt khe với đủ loại “hàng rào kỹ thuật”, vấn đề quan trọng để trái cây ĐBSCL phát triển bền vững là phải thực hiện tốt việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa các địa phương thành vùng sản xuất hàng hóa có định hướng, có điều tiết và quản lý tốt. Nhân tố quyết định cho sự thành bại trong công tác tổ chức lại sản xuất chính là Nhà nước.
Ngoài vai trò chủ đạo là Nhà nước, sự đổi thay từ ý thức đến hành động của người nông dân cũng không kém phần quan trọng. Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cho rằng: “Trước hết, chính quyền các địa phương và bà con nông dân phải mạnh dạn tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn, gắn từng cá thể vào chuỗi liên kết để có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật xử lý rải vụ. Tổ chức lại sản xuất sẽ kéo được các doanh nghiệp tham gia liên kết và đó là hướng đi tất yếu để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Và cuối cùng là phải hình thành được các hợp tác xã kiểu mới”.
Chia sẻ kinh nghiệm mang thương hiệu trái cây Việt ra thị trường nước ngoài, “Vua chuối” Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH An Huy Long An, cho rằng: “Theo tôi, để đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, việc làm đầu tiên là phải đầu tư bài bản công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó phải tìm hiểu thật kỹ về thị trường cũng như yêu cầu của đối tác để hoạch định việc sản xuất, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển sao cho phù hợp nhất. Muốn sản phẩm của mình vươn ra thế giới thì từng khâu, từng bước phải theo quy trình chặt chẽ từ khi đơm hoa, kết trái cho đến khi đóng gói chuyển đi”.
Đi đôi với việc tổ chức lại sản xuất, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển, đặc biệt là những vùng kênh rạch; có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất để ký kết với nông dân tiêu thụ trái cây, xây nhà máy chế biến, kho dự trữ. Đặc biệt, phải có chính sách về vốn cho các nhà vườn để họ yên tâm tập trung sản xuất.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đang tập trung cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với trái cây, nhiều địa phương tiến hành công tác quy hoạch vùng trồng cây chuyên canh phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng. Trong đó, đặc biệt chú trọng khâu xây dựng thương hiệu trái cây đặc sản gắn với địa danh địa phương. Tại Đồng Tháp, địa phương đi đầu trong thực hiện Đề án đổi mới, việc đầu tư phát triển bền vững trái cây chủ lực rất được chú trọng. Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết: “Đến nay, tỉnh đã có 10 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và có mặt trên thị trường thế giới. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục khảo sát các loại trái cây khác có thế mạnh của tỉnh để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Với trái cây đã có thương hiệu, chúng tôi đang chỉ đạo bộ phận xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường để tiêu thụ cho bà con nông dân”.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Chanh không hạt Hậu Giang của Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phước và bưởi Năm Roi Phú Hữu đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP với diện tích gần 70ha và đã được Công ty The Fruit Republic (Hà Lan) bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngành đang có kế hoạch xây dựng các doanh nghiệp đầu mối làm sao đủ lượng hàng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tìm thị trường, khách hàng lớn để đưa trái cây đi xa hơn.
Bài, ảnh: THÚY AN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về phát triển kinh tế
- ·Lưu ý người có chức vụ càng cao thì càng cần phải gương mẫu
- ·Cao tốc Bắc
- ·11 đội tham gia Hội thi Tư tưởng Hồ Chí Minh
- ·Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
- ·Tuổi trẻ Long An ra quân Đội hình IT xanh hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023
- ·Thành lập ban chỉ đạo xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng
- ·Triển khai 3 văn bản luật mới
- ·NSUT Kim Tiến dẫn bản tin thời sự đầu tiên của VTV
- ·An Biên tọa đàm, biểu dương gương người tốt, việc tốt học tập và làm theo Bác
- ·Sau dịch COVID
- ·Qua 5 năm, số hộ người cao tuổi có mức thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm tăng 3 lần
- ·Thị xã Long Mỹ: Hoàn thành công tác kiểm tra sớm hơn thời gian quy định
- ·Nhiều hoạt động giúp hội viên phụ nữ tăng thu nhập
- ·Bộ Y tế: Công bố tiêu chuẩn mới nhất đánh giá cấp độ dịch
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cơ chế đặt hàng tăng nguồn thu cho báo chí
- ·Huyện Long Mỹ: Tổ chức gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, người lao động
- ·Huyện Vị Thủy: Quý III/2023 đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm
- ·Mạng xã hội tràn ngập hạnh phúc với chương trình ‘triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc’
- ·Thành phố Ngã Bảy: Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ