【bảng xếp hạng bóng đá giải hạng nhất anh】Anh hùng Quách Văn Phẩm
Với lịch sử, từ cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đến nay, chưa lâu lắm. Nhưng với đời người, thì đã lâu. Bà cụ Quách Thị Ðẩu ngồi trước mặt tôi vui vẻ cho biết về người anh trai của cụ, đồng chí Quách Văn Phẩm, nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa năm 1940 mà chúng ta thương tiếc và kính trọng, là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu khi mới 19 tuổi.
Với lịch sử, từ cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đến nay, chưa lâu lắm. Nhưng với đời người, thì đã lâu. Bà cụ Quách Thị Ðẩu ngồi trước mặt tôi vui vẻ cho biết về người anh trai của cụ, đồng chí Quách Văn Phẩm, nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa năm 1940 mà chúng ta thương tiếc và kính trọng, là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu khi mới 19 tuổi.
- Thưa má, má còn nhớ Quách Văn Phẩm hồi nhỏ như thế nào không? - Tôi hỏi bà cụ.
- Sao không nhớ! Anh Bảy tôi thương chị em trong nhà, thương chúng tôi lắm. Ðối với hai người em gái áp út, tôi và em gái út tôi, anh tôi càng thương nhiều, chăm sóc, chỉ dẫn chúng tôi làm lụng và công tác. Nhờ vậy, chị em tôi đều tham gia cách mạng và như anh Bảy tôi, theo cách mạng trọn đời mình, dù cho hy sinh hay nghèo khó…
Hiện nay, Anh hùng LLVTND Quách Văn Phẩm được người cháu ruột là Quách Thị Huệ thờ phụng tại ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Ảnh: HOÀNG VŨ |
- Không có tấm hình nào của ảnh - bà cụ nói tiếp - nhưng anh Bảy tôi giống người chị thứ Tư của chúng tôi. Hai chị em đẹp lạ lùng. Ði ra đường ai cũng khen, nhưng chị tôi là con gái, đẹp dịu dàng. Còn anh Bảy tôi con trai mới lớn, thong dong khoẻ khoắn con người, cường tráng, ảnh lại giỏi võ nghệ nên coi dũng tướng lắm. Mấy chị hàng xóm, mấy chị công tác chung thích ngắm nhìn và khen ngợi ảnh. Khi ảnh bước lên diễn đàn nói chuyện về Liên Xô - Trung Quốc, tuyên truyền “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, người nghe vỗ tay hoan nghênh rầm rộ thật lâu. Ảnh mang kính đen nguỵ trang và đội kết, mang giầy, giọng nói hùng hồn, kết tội đế quốc thực dân và bọn tay sai. Ảnh kêu gọi nam, nữ thanh niên hãy vào hàng ngũ chiến đấu, học quốc ngữ và học võ nghệ, tạo lấy khí giới cầm tay, nung nấu bầu máu nóng…
Cứ như vậy, qua trí nhớ của bà cụ Quách Thị Ðẩu, hình ảnh và quê hương, gia đình người cộng sản trẻ hiện rõ dần lên, đưa chúng ta trở về những năm 1940 và trước đó.
- Anh Bảy tôi siêng học lắm. Tôi không nhớ ảnh học thầy nào nhưng khi tôi vừa lớn lên, đi công tác liên lạc cho Tỉnh uỷ thì chính ảnh dạy tôi viết chính tả và làm toán. Ảnh dạy tôi cách xã giao, cách tuyên truyền quần chúng và dạy chúng tôi học võ nghệ tuỳ thân. Ảnh bảo: “Con gái muốn không bị ức hiếp phải có cách tự vệ mình và cứu giúp người khác, phải học võ và phải tập bơi lội”. Anh tôi đọc sách ở những nơi kín đáo, đọc rồi cuốn vào mo cau chôn giấu trong lá mục hoặc gốc cây. Còn học võ, ảnh học một thầy với anh Ba Thời, anh Năm Nghĩa. Thầy Sáu Quân bên Công Nghiệp qua ở nhà bác Tám Mạnh dạy nhiều học trò. Những buổi tập luyện, các anh ra sau đục mả, bảo tôi canh chừng, có ai đến thì làm bộ đuổi gà. Hội nghị cũng vậy, chỗ đục mả khuất trong cây lá, khó nhìn thấy. Có bọn lính kín, mật thám lùng sục, ta bước trên bụp dừa xuống mé lá là xong.
Nhân thân của người chiến sĩ Nam Kỳ họ Quách, Công văn số 328-c, mật của Văn phòng Sở Cảnh sát tư pháp lưu động Bạc Liêu (thuộc cảnh sát Ðông Dương Nam Kỳ), Thông tri ngày 28/12/1940, đề mục “Phong trào nổi dậy ở Bạc Liêu”, chúng ghi về đồng chí Quách Văn Phẩm như sau:
“… Phẩm được chỉ định tiến hành tấn công Tân Hưng Tây và Năm Căn, tại đây, họ phải gặp những thành viên của Hòn Khoai và Rạch Gốc…”.
“… Sau phiên họp… Phước Tự Huê” (lúc đồng chí Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh uỷ, nhưng địch không khai thác được, nên ghi tên sai, chứng tỏ không có ai khai báo khi sa vào tay giặc!) “thảo hai lá thư cho Phan Ngọc Hiển đang lãnh đạo Ðảng Cộng sản ở Hòn Khoai và Rạch Gốc. Lá thư thứ nhất viết bằng bút chì, có nội dung như sau: “Làm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ tại Hòn Khoai. Từ Bạc Liêu trở lên, việc nổi dậy đã được phát động từ ngày 23, kết quả ở các nơi rất phấn khởi. Tại Vũng Liêm, 20 khẩu súng và vàng đã bị tước. Tại Mỹ Tho, cù lao Năm Thôn và vài nơi khác, cuộc tiến công đang tiếp diễn chưa biết kết quả!”.
“… Tuân thủ tỉ mỉ ngày và giờ mà Ðảng ấn định, giữ bí mật, bắt đầu từ ngày rằm, cuộc tấn công sẽ được phát động trong toàn tỉnh Bạc Liêu. Sau khi chiếm đảo rút về Rạch Gốc, với lá cờ đỏ, trên đó phải có ngôi sao năm cánh và câu ghi như sau: “Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Ðông Dương”.
Lá thư thứ nhì bằng mực cho những chỉ thị bổ sung:
“Quyết định của Tỉnh uỷ Bạc Liêu:
- Kẻ thù lớn sẽ bị giết và bị đốt nhà.
- Kẻ thù nhỏ sẽ bị bắt, giáo dục rồi thả, tịch thu vũ khí và tiền bạc.
- Thành lập gấp các uỷ ban: Tuyên truyền - Tài chính - Tự vệ.
Nếu thành công ở Hòn Khoai, trước khi rút về Rạch Gốc, phải thượng một lá cờ đỏ với dòng chữ: Lâm thời Chính phủ dân chủ cộng hoà Ðông Dương để làm cho kẻ thù nghĩ rằng chúng ta còn giữ đảo”.
“Hai lá thư này, sau đó được trao cho Phẩm để gởi đến Phan Ngọc Hiển ở Hòn Khoai qua trung gian Lê Văn Khuyên, thuộc Chi bộ thành Cà Mau, được phân công liên lạc giữa Hòn Khoai và Rạch Gốc”.
“Phan Ngọc Hiển đã thành lập hai chi bộ, một tại Hòn Khoai và chi bộ kia ở Rạch Gốc…”.
Ðây là thông tri (có tính chất báo cáo nhiều cơ quan liên đới) của Trưởng Ty Cảnh sát lưu động miền Tây, hắn đã ký tên: R.Coltelloni - tên trùm mật thám một vùng, dưới tay hắn có bao nhiêu lính kín, mật báo viên, điềm chỉ viên và bọn làng xã, quận, tổng xum xoe hợp tác tấn công với hắn. Nhưng ta thấy, cho đến ngày 28/12/1940, tức sau khi bắt toàn bộ nghĩa quân Hòn Khoai ở Khai Long đúng một tuần, bắt đồng chí Quách Văn Phẩm đúng 10 ngày… và nói chung, các đồng chí ta đều bị bắt và giặc hoàn thành bước tra tấn dã man chưa từng thấy để chúng lấy cung, tiếp tục truy lùng, đánh phá cơ sở ta, nhất là “Phước Tự Huê” và nhiều người có chức vụ trong Ðảng quan trọng khác chúng chưa bắt được, thế mà bản “thông tri” thật mơ hồ chứng tỏ nghệ thuật khai thác tối dã man của Pháp bằng cực hình lẫn khuyến dụ không có kết quả đối với các chiến sĩ Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Hòn Khoai, và tất nhiên ở cả Nam Kỳ.
Thứ nhất, về chi tiết thứ 2, chúng ghi đầu sổ với những dòng như sau: “Trong phiên họp này, tên Phước Tự Huê (chúng chú thích: “Dân miền Trung, không lý lịch, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (tại đào), tức đã trốn tại chỗ trước khi chúng bắt”. Bí thư Tỉnh uỷ tuyên bố: “Tôi đã nhận lệnh nổi dậy của Khu uỷ Cần Thơ. Phong trào này phải được phát động trong đêm 23 rạng 24/11”. Bản thông tri viết tiếp: “Sau khi thảo luận, họ đã đi đến quyết định là hoãn thi hành lệnh này, vì số những thành viên và những người cảm tình quá ít, không thể đi đến hành động được. Trái lại, họ quyết định tăng cường việc tuyên truyền, chiêu mộ, hầu có thể thực hiện hiệu quả hơn sau này…”.
“Ngày mùng 6/12, theo lệnh triệu tập của Phước Tự Huê, một phiên họp mới của các Tỉnh uỷ viên đã được tiến hành tại Phong Lạc. Phước Tự Huê cho biết rằng, ông đã nhận một mệnh lệnh của Khu uỷ Cần Thơ là phải phát động phong trào nổi dậy ở tỉnh Bạc Liêu trong đêm 13 rạng 14/12…”.
Cách một đoạn, thông tri giặc tiếp: “Tên Thời phải chỉ huy việc tấn công trung tâm Cà Mau”.
Qua những câu ngớ ngẩn, thiếu chính xác trong thông tri của trùm mật thám, từ chính quốc Pháp sang Ðông Dương lãnh lương thực dân để tảo trừ cộng sản ở khu vực đầm lầy Cà Mau, nhưng cơ khổ thay, người quan trọng nhất: chỉ huy, lãnh đạo cuộc nổi dậy ở đây, chúng hoàn toàn không biết được là ai, bèn gắn cho vai trò Tỉnh uỷ Bạc Liêu một cái tên “Phước Tự Huê”, người miền Trung (tại đào), còn vai trò bí thư thật sự, đồng chí Trần Văn Thời, chúng ghi mơ hồ “Tên Thời phải chỉ huy việc tấn công trung tâm Cà Mau”.
Thứ hai, ngày mùng 6/12, đúng là ta có cuộc họp Tỉnh uỷ ở Lung Lá - Nhà Thể để quyết định ngày 13/12 khởi nghĩa đồng loạt toàn tỉnh. Nhưng Lung Lá - Nhà Thể bấy giờ thuộc xã Thạnh Phú (gọi làng Thạnh Phú) chứ không phải tại Tân Lạc như Coltelloni nói.
Thứ ba, chi tiết: “Hai lá thư… Qua trung gian Lê Văn Khuyên… liên lạc giữa Hòn Khoai và Rạch Gốc” tên trùm mật thám miền Tây viết sai hoàn toàn, mặc dù nội dung hai lá thư có thể chúng mô tả đúng vì chúng lấy được. Theo Khoa học lịch sử của Ðảng bộ Bạc Liêu - Cà Mau được hình thành sau ngày ta toàn thắng (1975), nhiều chiến sĩ cách mạng Nam Kỳ trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa đã ghi chép và bổ sung nhiều lần. Hơn nữa, hồi ký của đồng chí Bông Văn Dĩa cho biết: “Ngày 11/11/1940, đồng chí Quách Văn Phẩm và đồng chí Khuyên trên Cà Mau xuống gặp tôi bàn có thư gấp. Cần đem cho đồng chí Hiển, thư này không chậm trễ!”.
Ta thấy mật thám Pháp tự khoe nghiệp vụ của mình là bậc thầy thiên hạ, thế mà việc thông tri về hai lá thư sai đến mấy chỗ: Một là Quách Văn Phẩm cùng đi đến Rạch Gốc với Khuyên, chứ không phải “qua trung gian Khuyên”, hai là đồng chí trao thư cho ngư phủ cộng sản là đồng chí Bông Văn Dĩa, mới có thể chuyển nổi lá thư “định mệnh” to lớn của xứ sở ra tới hòn đảo cách mạng (Hòn Khoai) được. Nhưng trùm mật thám không biết tí gì vai trò nghĩa quân họ Bông này, bởi vậy Dĩa quan trọng ngần ấy, có mặt suốt ở Hòn Khoai trong 3 ngày khởi nghĩa mà chúng không ghép vào án tử hình, chỉ xử lưu đày Côn Ðảo, còn Khuyên thì phải bắn! Ðiều này chứng minh hùng hồn rằng: các anh hùng nghĩa quân ta, bị tra tấn dã man dường ấy mà không khai báo cho giặc một chi tiết gì ngoài những điều chúng tự lượm lặt hoặc bọn tay sai cung cấp…
Ôi, chiến sĩ cách mạng Nam Kỳ khởi nghĩa ở Hòn Khoai hiên ngang khí phách biết chừng nào! Những lời bịa đặt về sự đầu hàng khai báo vu vơ, nhằm làm lu mờ chân dung các dũng sĩ là điều thâm độc vô liêm sĩ của thực dân Pháp chống cộng.
Trở lại với bà cụ Quách Thị Ðẩu, sinh năm 1921, em gái thứ tám của liệt sĩ anh hùng Nam Kỳ khởi nghĩa Quách Văn Phẩm. Bà cho biết, sau khi mất liên lạc với cánh quân du kích Hòn Khoai do Phan Ngọc Hiển chỉ huy, đồng chí Quách Văn Phẩm thu xếp công tác cho đội du kích Tân Hưng Tây và chi bộ ở đó xong, trên đường về báo cáo với thường trực Tỉnh uỷ ở vùng Lung Lá - Nhà Thể hoặc lẩn quanh đó, đồng chí len lỏi qua bao nhiêu vòng vây của địch và dân binh có vũ trang (do Pháp tổ chức đón bắt cộng sản) định về quê nhà ở Giao Vàm (Phong Lạc) nhờ người nhà bám tin, móc nối. Nhưng vừa tới Rạch Rẫy (gần rạch Ông Muộn) thì bị đám tề phản động đón bắt. Lúc đó khoảng xế chiều ngày 19/12/1940 (khi đoàn quân du kích Hòn Khoai còn trong rừng Ðường Kéo, đang tìm cách tiến về Khai Long để nhờ chị Thoại liên hệ Tỉnh uỷ). Tên điền chủ, tên tề gian ác ở địa phương, theo Tây chống cộng, mặc dù hắn có bà con gần xa với các gia đình cách mạng ở đây. Chúng xúi giục bọn lưu manh trong nhà xách chĩa ba xom xuống sông lục bình, lá dừa nước vì chúng thấy đồng chí Phẩm lẩn tránh ở khúc đó. Chúng xom trúng vai đồng chí nhiều vết và chúng kéo đồng chí lên, chỉ mặt:
- Bắt được mầy rồi, tên cộng sản đẹp trai nhất xứ!
- Nhà chúng tôi gần nhà các anh. Tôi và các anh ở cùng xóm thôn, đâu hề mích lòng nhau. Tôi làm cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng cho anh nữa. Ta thoát ách nô lệ của thực dân Pháp. Sao các anh bắt tôi…
- Bởi mầy là cộng sản, binh kẻ nghèo. Phải bắt mầy nạp cho quan lớn… càn hư mấy mẫu lúa mới bắt được mầy, dễ gì!”.
Chúng ráp trói đồng chí Phẩm đang lạnh buốt tay chân, áo quần rách nát vì mũi chĩa của bọn phản động…
Khi chúng giam các anh trong Khám lớn Bạc Liêu, lúc đó, chúng cũng giam bà Quách Thị Ðẩu ở phòng giam nữ (bà Ðẩu ở tù vì làm liên lạc cho Tỉnh uỷ suốt mấy năm dài…). Bà nhận được tin anh trai nhắn qua cửa khám do những lao công nhà giam chuyển lời giúp. Nội dung: “Phải khôn ngoan không nhận ai là anh em quen biết nhau gì hết!”. Bởi giặc tìm được mối liên quan với những chiến sĩ Hòn Khoai là xử nặng tội nhất, chúng trả thù cho tên xếp đảo Olivié chết tại hiện trường và tất cả bọn chúng thề trả thù cho cái chết ấy.
Bà cụ nhớ mạch lạc như hãy còn trẻ, dù cụ đã hơn 80 tuổi. Cụ kể chuyện đưa rước cán bộ cao cấp của Xứ uỷ, Liên Tỉnh uỷ đến các địa điểm cơ quan Tỉnh uỷ Bạc Liêu thời 1940 và trước đó ở Lung Lá - Nhà Thể, ở Giao Vàm, ở khu Cầu Quay (nhà ông Ba Thợ Hồ) và nhớ sâu sắc một lần bà đưa cán bộ từ Giao Vàm qua Lung Lá - Nhà Thể, rồi đồng chí Trần Văn Sớm lại tiến dẫn cho bà chở thẳng xuống vùng Tắc Ông Do… Mấy chục năm sau giải phóng, bà mới biết người cán bộ đó là đồng chí Tạ Uyên, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, đi chủ trì hội nghị truyền đạt kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa và đề cử Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh mới, do đồng chí Trần Văn Thời làm Bí thư; đồng chí Quách Văn Phẩm, Trần Văn Phán, Uỷ viên Thường vụ. Lịch sử còn ghi, hội nghị đó khai mạc ngày 1/5/1940. Người chủ trì hội nghị là Tạ Uyên, chính bà Quách Thị Ðẩu, em gái của đồng chí Bảy Phẩm, đưa đi. Lúc bấy giờ, khi hỏi đồng chí Hai Sớm, bà trả lời: “Chị chở ông Bí thư đó!”. Nhưng bí thư cấp nào, tên gì, tới sau này bà mới biết…
Khi trở lại với chuyện người anh trai mình, bà cụ ngậm ngùi nói: “Chị Trần Thị The, bạn chiến đấu của anh tôi, hai người thường đi công tác chung, hội nghị chung và chị khen ngợi anh Bảy tôi là người mà chị học tập được nhiều, gắn bó nhau trong công tác ở Thới Bình, ở Cái Rắn, ở Lung Lá - Nhà Thể, nhất là khi hai người cùng ở chung đội tuyên truyền lưu động, hoạt động trên địa bàn rộng. Hai người cùng diễn thuyết và trao đổi kinh nghiệm với nhau… Chị The cùng anh Bảy tôi được thư đồng chí Trần Văn Thời mời về Lung Lá - Nhà Thể để học Nghị quyết Nam Kỳ khởi nghĩa. Sau đó, anh Phẩm xuống Năm Căn, chị The về Thới Bình. Rồi cùng một lúc cả hai đều bị bắt. Họ chỉ thấy lại nhau trong lần xử ở Toà án binh lưu động Sài Gòn ngày 27/2/1941, rồi vĩnh viễn chia lìa nhau, kẻ mất, người còn.
Ðến ngày 12/7/1941, chúng đưa anh Hiển, anh Phẩm cùng 8 người nữa ra sân banh xử bắn. Anh Bảy tôi tươi cười như các đồng đội mình. Anh viết cho gia đình lá thư. Khi bọn làng xã đưa cho má tôi lá thư đó, bà không đọc được. Bà khóc cạn nước mắt. Lúc bấy giờ, người anh thứ Năm của tôi, anh Quách Văn Lực, Tỉnh uỷ viên dự khuyết, nhiệm kỳ 1939 phải chuyển vùng lên Sài Gòn. Nhà cô đơn buồn thảm với sự đau thương mất mát “sinh ly tử biệt” ấy. Nhà cửa thì bị giặc đốt, phải ở chòi. Nhưng không phải bọn Tây không đâu, bọn Việt gian cũng có những thằng gian ác lắm. Chúng đốt nhà tôi. Ðồ đạc cháy, má tôi lôi ra, nó giựt quăng vô cho cháy sạch hết! Thằng Ð làm Hương thân, ác nhân, trước khi chết miệng cứ nhai nhai, nói không ra tiếng, chết cũng lâu lâu rồi. Nhân dân rộng lòng tha thứ cho nó, nhưng nó bị trời phạt bệnh tật… và chết rồi.
“Còn gia đình chúng tôi”. Bà cụ tự hào nói về mình và gia đình: “Cứ một con đường theo Ðảng cho đến cùng. Anh Bảy tôi bị tụi nó đánh dữ tợn lắm. Nó biết ảnh làm nhiệm vụ lãnh đạo khởi nghĩa và biết Xứ uỷ, Liên Tỉnh uỷ đóng đâu, chủ trương Ðảng ta ra sao. Nó bắt ảnh phải khai. Nó kẹp lưỡi ảnh chảy máu, bởi ảnh nói về Cách mạng Xô Viết cho binh lính và tù nhân nghe, ảnh là người diễn thuyết giỏi xứ mình mà. Nó kẹp lưỡi ảnh… Khi bị bắn, anh Hiển phát hô khẩu hiệu, các anh cùng hô vang, tụi nó bắn không kịp. Hô hai, ba câu mới gục xuống chết! Anh tôi chết như vậy, chúng tôi phải noi gương, phải giữ truyền thống gia đình. Nhờ các anh không khai báo nên giặc không biết đường tìm cơ quan lãnh đạo, chúng chỉ xử bắn 10 người vì bọn quan làng khai cho Pháp chỗ các anh dừng chân ở gần Khai Long. Anh Dĩa không ai khai có tham gia chiếm Hòn Khoai nên chúng không bắn. Anh Hiển, anh Phẩm, nói chung các anh ra trường bắn anh hùng lắm. Hút thuốc, nói chuyện và viết thư về nhà nói rằng đã làm tròn phận sự, đền xong nợ nước. Nay chết, gia đình, cha mẹ anh, chị em đừng buồn rầu… Anh Phẩm cũng viết như vậy… Tôi tiếc là không giữ được lá thư quý báu ấy cho đời sau…”.
Bà cụ Quách Thị Ðẩu, vào buổi trưa 1/10/2001, ở ngôi nhà con gái và con rể của bà ở đường Lâm Thạnh Mậu đã trò chuyện với chúng ta: Về khí phách anh hùng, tình cảm gia đình, đồng chí và đôi nét chân dung liệt sĩ Quách Văn Phẩm - tấm gương rực rỡ trong dòng hào quang của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, nằm chung ngôi mộ 10 liệt sĩ nổi tiếng, đã chết cho thắng lợi ở Hòn Khoai - một dấu ấn, một điểm son trong lịch sử cách mạng, mà tên ông được chọn làm tên của xã. Và bằng truyền thống bất khuất ấy, sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, Nhân dân xã Quách Văn Phẩm cùng cả nước, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khởi nghĩa muà thu Tháng Tám năm 1945, giành lấy chính quyền.
Rồi cũng bằng vũ khí cách mạng ấy, lại tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền Nhân dân trong suốt 30 năm trường chiến: đánh bại thực dân đế quốc Pháp, lại đánh bại đế quốc Mỹ và tập đoàn chư hầu của chúng. Những thế lực phản động lớn nhất thế giới, từ những năm 1940 sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, triển khai chiến lược toàn cầu, ngăn chặn “Làn sóng đỏ” của chúng ở tiền duyên phương Ðông, mà chúng chọn Việt Nam làm thí điểm. Một lần nữa, con cháu Trưng Vương, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Huệ và các anh hùng chống Pháp xâm lược: Trương Ðịnh, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân nối tiếp tên tuổi là các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa, hô vang lời núi sông, giục giã ngoài bãi bắn…
Bút ký của Nguyễn Bá
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·TP.HCM đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh logistics
- ·Phát động Cuộc thi ‘Nhà môi giới bất động sản uy tín 2022’
- ·SIMvn chia sẻ bí quyết mua SIM số đẹp rẻ, đẹp, chính chủ
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Cảnh báo mạo danh số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam
- ·Đổi mới chính sách khoa học công nghệ phù hợp với bối cảnh mới để nâng cao năng suất
- ·Tăng cường gắn kết, hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về an sinh xã hội
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Giải pháp làm ‘sống lại’ 4 con sông nội đô Tô Lịch
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán
- ·Xử phạt triệt để các hành vi khai thác IUU
- ·Giá vàng hôm nay 7/1: Đảo chiều tăng sốc
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Mục tiêu 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả
- ·Cảnh báo mạo danh số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam
- ·Viện thẩm mỹ Aries phẫu thuật thẩm mỹ gây tai biến
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Tây Ninh đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao