【xep hang bong da tbn】Doanh nghiệp lên kế hoạch tận dụng ưu đãi từ CPTPP
Phải chấp nhận cuộc chơi
Hiệp định CPTPP sẽ đem lại nhiều lợi ích và lợi thế thiết thực cho các thành viên,ệplênkếhoạchtậndụngưuđãitừxep hang bong da tbn tạo thành khối tự do thương mại với khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10,1 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới. Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều khi có thể thúc đẩy XK hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Đặc biệt, với việc cắt giảm thuế quan, Hiệp định CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD.
Đánh giá về lợi ích của CPTPP, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho rằng, chúng ta đang có hơn 600.000 DN, nhưng trong đó 98% là DN nhỏ và vừa. Do đó, CPTPP sẽ tạo cơ hội phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh cùng hàng loạt điều kiện kinh doanh được cắt giảm. Nhờ thế, các DN nhỏ và vừa sẽ có nhiều điều kiện phát triển do chính sách của Việt Nam cũng phải thay đổi để phù hợp với những ưu đãi từ CPTPP, tiêu biểu như các chủ trương phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu “từ sợi” trong CPTPP. DN cũng sẽ được hưởng nguồn vốn vay giá rẻ khi nhu cầu vốn cho phát triển DN tăng lên…
Thực tế là cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết DN đều đã nắm bắt được những thông tin cơ bản về CPTPP và đều hiểu rằng CPTPP sẽ mở ra cơ hội nhưng cũng sẽ mang lại thách thức cho những DN không biết cách thay đổi. Theo chuyên gia thuế Nguyễn Văn Thức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng giảng viên Tập đoàn Kinh tế Hà Nội, công cụ lớn nhất là CPTPP sử dụng để thúc đẩy trao đổi hàng hóa là những ưu đãi miễn giảm thuế mà các nước cam kết dành cho nhau, bằng cách dỡ bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào thuế quan. Vì thế, khi thuế suất giảm, thậm chí xuống 0% thì các DN trong nước còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ.
Bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK nông sản thực phẩm Việt Nam bày tỏ sự đồng tình với nhận định trên và nhận định, Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ bắt buộc các DN phải tự hoàn thiện mình và nâng cao năng lực cạnh tranh. DN phải đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật..., phải có chiến lược phù hợp tùy theo lĩnh vực kinh doanh. Theo bà Hằng, DN phải chấp nhận cuộc chơi theo nền kinh tế thị trường hội nhập rộng mở, “lời ăn lỗ chịu” nên tư duy phải thay đổi để phát triển bền vững.
Tăng tính chủ động
Chính vì hiểu được những nguy cơ mà DN Việt Nam có thể gặp phải khi CPTPP chính thức có hiệu lực, bà Trần Thị Thu Hằng cho biết, ngay từ khi mới có thông tin về Hiệp định cũ (TPP) và khi nối lại đàm phán sang CPTPP, DN đã lên kế hoạch chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trong đó quan trọng nhất là chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động sản xuất. Bà Hằng cho biết, trước đây, trang trại sản xuất nông sản của DN rộng 50ha, với 20 công nhân, nhưng sau khi áp dụng công nghệ canh tác hiện đại, số lượng công nhân giảm xuống chỉ còn 6 người giúp giá thành hạ xuống đáng kể mà chất lượng sản phẩm lại được kiểm soát toàn diện. Bên cạnh đó, DN còn tăng chất lượng chuỗi liên kết, giúp sản phẩm khi đưa ra thị trường được các đối tác và người tiêu dùng ưa chuộng, đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài.
Ngoài ra, theo ông Mạc Quốc Anh, cùng với việc nâng cao năng lực, các DN phải chủ động tiếp cận thông tin, những ưu đãi, những điều nên tránh khi tham gia Hiệp định CPTPP; bên cạnh đó, DN phải chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường, đối tác là các thành viên trong CPTPP. Vì thế, đại diện khối DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho hay, trong thời gian tới, các trung tâm tư vấn pháp luật, trung tâm hỗ trợ DN của Hiệp hội sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để thông tin cho DN; nhưng các DN cũng phải chủ động liên kết, tạo thành chuỗi giá trị liên kết nội khối, để có thể cạnh tranh công bằng trong CPTPP. “Các DN không thể va vào tảng đá mà phải tìm cách đứng trên vai người khổng lồ, bằng cách tận dụng hết các ưu đãi ưu tiên và liên kết hợp tác”, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, với không ít DN, việc tham gia vào CPTPP không phải để trông chờ vào các ưu đãi về giảm thuế suất, bởi các dòng thuế suất hiện nay đã rất thấp, thậm chí về 0%. Do đó, các DN cho rằng, mong muốn lớn nhất là sự thay đổi thể chế thực sự nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, phải lấy lợi ích của DN làm trung tâm. Vì thế, các cơ quan, bộ, ngành cũng đang rốt ráo vào cuộc cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, giúp các DN Việt Nam đủ sức cạnh tranh, không chỉ đứng vững trong thị trường nội địa mà vươn rộng ra thị trường quốc tế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Tiến sĩ từng ba lần từ chối làm quan triều Nguyễn, về quê dạy học là ai?
- ·Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ, chuyển học online sau siêu bão Yagi
- ·25 trường đại học chốt điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2024
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Thủ khoa đầu vào ĐH Kinh tế quốc dân: ‘Bố mẹ sẵn sàng bán nhà để em được đi học’
- ·Bài toán mua bán bò khiến cộng đồng mạng tranh cãi
- ·Thời kỳ nào nước Việt 'đêm ngủ mọi nhà không phải đóng cửa'?
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·TH School: Mang lại hạnh phúc đích thực để học sinh không ngừng vươn xa
- ·Ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2024 là ai?
- ·Bộ GD&ĐT yêu cầu không tổ chức khai giảng ở những nơi mưa lớn do bão Yagi
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Không khí khai giảng rộn ràng tại hệ thống trường học hạnh phúc
- ·TH School: Mang lại hạnh phúc đích thực để học sinh không ngừng vươn xa
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Chua sót' hay 'chua xót'?
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Tiến sĩ từng ba lần từ chối làm quan triều Nguyễn, về quê dạy học là ai?