【người chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united】Doanh nghiệp Việt có nguy cơ mất trắng 2 container hàng tại châu Phi
Nguy cơ mất trắng nếu đối tác có ý đồ xấu
Công ty Global Retail .,ệpViệtcónguycơmấttrắngcontainerhàngtạichângười chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united Jsc xuất khẩu hai container nước tăng lực nhãn hiệu BUFFALO JUNGLE sang Benin. Tuy nhiên, khi hàng đến cảng COTONOU của Benin, người mua hàng (đây là một trader trung gian tại Các tiểu Vương quốc Ả rập - UAE) không nhận hàng và không thanh toán tiền còn lại nên lô hàng phải nằm ngoại cảng.
Để giải quyết, phía Công ty Global Retail ., Jsc đã chủ động tìm một đối tác khác để bán lỗ lô hàng này. Nhưng khi đối tác mới đã chốt mua thì người mua cũ bỗng dưng xuất hiện, đòi hàng và làm tờ khai hải quan tại Benin. Tuy nhiên, cho đến nay, người mua cũ chưa thể lấy hàng do bill tàu (một dạng chứng từ chứng nhận lô hàng đang quản lý bởi người cầm chứng từ này) đang nằm trong tay Công ty Global Retail ., Jsc.
Lô hàng nước tăng lực của công ty Việt Nam bị kẹt ở châu Phi |
Đây là một dạng gây tranh chấp thương mại cố ý nếu các bên (Mua và Bán) không tuân thủ pháp luật về luật hàng hải, kinh doanh quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả như: Người xuất khẩu (phía Việt Nam) có nguy cơ bị mất hàng nếu người mua tự ý làm thủ tục hải quan và câu kết với hãng tầu, hải quan bản địa để lấy hàng ra mà không cần chứng từ gốc.
Đây cũng sẽ là cản trở lớn khi các công ty vươn ra khỏi lãnh thổ, thực hiện nghiệp vụ bán hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài.
Hiện nay, 2 container hàng nước tăng lực của Global Retail ., Jsc vẫn đang nằm tại cảng COTONOU. Mỗi ngày, doanh nghiệp phải đóng 500 USD phí bến bãi.
Đại diện lãnh đạo Global Retail ., Jsc cho hay, trước đó, công ty cũng tiếp nhận rất nhiều thông tin về việc hàng chục doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường châu Phi (Benin, Togo, Nigeria, Ghana, Maroc, Serria Leone, Gambia, Gabon,... ) bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền, chiếm đoạt hàng,... cũng như những bất cập về hệ thống khai báo hải quan theo luật lệ khó hiểu bản địa.
"Bản thân Global Retail cũng gặp tình huống tương tự vài lần, có lần giải quyết được, có lần bế tắc. Vụ việc lần này là bài học kinh nghiệm cho DN khác. Chúng tôi cũng kêu gọi các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương hay Trung tâm Trọng tại quốc tế,... tham gia bảo vệ DN trong nước", vị này kiến nghị.
Đừng để các DN "đơn thương độc mã"
Thực tế, không phải bất kỳ quốc gia châu Phi nào cũng có đại diện Thương vụ Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, có khi một văn phòng Thương vụ phải kiêm nhiệm 2-3 thậm chí 5 quốc gia lân cận khác, nên không thể làm việc trực tiếp với cơ quan thương mại nước sở tại. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này gây bất lợi cho các DN Việt khi cần tiếng nói hỗ trợ.
Vì thế, doanh nghiệp xác định rằng, nếu thị trường nào không có Thương vụ Việt Nam thì khi gặp rắc rối, họ phải "đơn thương độc mã" đấu tranh đòi quyền lợi.
Ngay cả sự vụ của Global Retail ., Jsc, Thương vụ Việt Nam tại Maroc (đại diện cho cả Benin) đã có công hàm ngoại giao gửi Phòng Thương mại Công nghiệp Benin. Song, dù Thương vụ đã cố gắng làm việc với phía bên đối tác nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi ngày càng tăng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản |
Do đó, Global Retail ., Jsc đã đề nghị VCCI - với tư cách tương đương - đứng ra có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài. Cụ thể VCCI phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Benin xác thựcinvoice (hóa đơn), paciking list (chi tiết đóng hàng) và bill of lading (vận đơn tầu), đồng thời phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Benin đẩy nhanh giải quyết vụ việc. DN cũng mong muốn VCCI cùng đồng hành để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu hậu quả do gặp rủi ro nhiều tháng qua liên quan đến vấn đề quốc tế.
Châu Phi là một thị trường xuất khẩu tiềm năng, còn bỏ ngỏ nên DN nhiều quốc gia muốn vươn đến. Tuy nhiên, CEO một doanh nghiệp - chuyên xuất khẩu hàng nông sản sang châu Phi - lưu ý các DN trong nước, khi xuất sang thị trường này, tốt nhất là gặp trực tiếp được đối tác để tìm hiểu cụ thể.
Trong việc tìm kiếm khách hàng, lợi dụng đặc điểm châu Phi khó giao thương do nghèo đói và lạc hậu nên một số nhà môi giới tìm đến người mua và người bán để chắp nối giao thương. Cách làm này tất nhiên có lợi nếu nhà môi giới nghiêm túc, nhưng cũng bất lợi nếu họ cố ý lấy tiền của cả bên bán, bên mua hàng, mà Global Retail ., Jsc là một ví dụ điển hình.
Để phòng ngừa rủi ro, các DN Việt Nam cần có thông tin người mua, như đăng ký kinh doanh, số hộ chiếu (rất quan trọng) thẻ định cư (nếu ở một nước làm việc một nước), hình ảnh người mua hàng. Ngoài ra, khai thác càng nhiều thông tin cá nhân càng tốt để phòng ngừa dùng sau này cho việc khai báo hải quan, công an hay cơ quan quốc tế,...
Về vấn đề thanh toán quốc tế, nên đàm phám có lợi nhất cho bên bán (seller), ví như yêu cầu cọc 50/50, hay mở LC,... Nếu không đàm phán được thì luôn giao hàng CIF và bill tầu luôn để tên công ty xuất khẩu, vì nhiều nước mở tờ khai nhập khẩu cả khi không có bill tầu gốc, đây là điều bất lợi cho các DN Việt.
Nếu cảm thấy rủi ro, ngay lập tức dừng các việc đi hàng, cố liên hệ hãng tầu giữ hàng, liên hệ thương vụ Việt Nam tại thị trường đó, liên hệ nơi quản lý doanh nghiệp để được hỗ trợ, liên hệ cơ quan dí trú để báo cáo về việc cá nhân này, cá nhân kia có hành vị lừa đảo.
Đồng thời, nhờ thương vụ kết hợp quốc gia bản địa cảnh báo xuất cảnh, nhập cảnh hoặc công báo doanh nghiệp lừa đảo với thông số hộ chiếu (không thay đổi được thông số này) để các DN khác dừng giao thương, dừng bán hàng, gây áp lực cho bên mua hàng phải thanh toán chứ không thể tiếp tục đi lừa đảo các DN khác tại Việt Nam hoặc nước khác.
Ngoài ra, để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam khi giao thương ở nước ngoài, không chỉ là việc cảnh giác, tìm hiểu kỹ càng hay nỗ lực đấu tranh khi gặp rủi ro, mà các cơ quan Nhà nước, tổ chức của Việt Nam như VCCI, Bộ Công Thương, các thương vụ, Bộ Công an,... cũng nên có các hoạt động đối ngoại để hỗ trợ, tránh để DN phải "tự bơi".
Bảo An
Cẩn trọng trước lời mời chào của 'chuyên gia' nước ngoài
Gần đây, ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhiều cá nhân tự đứng ra tổ chức hội thảo, sự kiện đã thuê người nước ngoài phát biểu, thuyết trình nhằm làm tăng uy tín, lấy lòng tin lôi kéo người dân tham gia để thu lợi bất chính.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thương bé 2 tuổi chống chọi với cái chết vì u tế bào mầm ác tính
- ·Việt Nam, EU step up defence
- ·NA adopts plan on socio
- ·NA focuses on ethnic minority development
- ·Mẹ mất, hai đứa trẻ ôm nhau khóc đến lả người
- ·Due attention hasn’t been paid to the collective economy: Deputy PM
- ·Việt Nam, US hold defence policy dialogue
- ·Việt Nam introduces priorities during tenure on UN Security Council
- ·Bán thêm mùa nhớ
- ·Eighth session of 14th NA wraps up
- ·Điều kiện được hưởng án treo
- ·VN pledges to further enhance administrative reform
- ·Health minister to leave her post
- ·Court hearing for hydropower plant compensation violations
- ·Bé Tú Uyên được bạn đọc ủng hộ hơn 70 triệu đồng
- ·Int’l workshop discusses peace amid uncertainties
- ·Logo competition on Việt Nam, New Zealand relationship launched
- ·South Korea
- ·Cách tính trợ cấp thất nghiệp cho giáo viên hợp đồng
- ·Deputy PM asks OECD to share experience in fighting corruption